Vụ thông tin về asen trong nước mắm tại Việt Nam
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Vụ thông tin về nước mắm chứa asen vượt ngưỡng tại Việt Nam là vụ Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã tiến hành thông tin không đầy đủ, dẫn tới hoang mang cho người tiêu dùng và gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngành nước mắm khi cho rằng phần lớn các mẫu nước mắm do hội đem kiểm nghiệm đều có chứa chất asen vượt ngưỡng.
Diễn biến[sửa]
Ngày 18 tháng 10 năm 2016, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng, gọi tắt là Vinastas đã công bố trên website của hội nội dung "Chỉ có 25 trong tổng số 150 mẫu nước mắm được lấy thử nghiệm (tương ứng 16,67%) đạt theo TCVN 5107:2003, 104 (69%) mẫu nước mắm không đạt chỉ tiêu về asen (thạch tín), một loại á kim cực độc."[1]
Tối 22 tháng 10, Bộ Y tế công bố kết quả kiểm nghiệm 247 mẫu nước mắm ngẫu nhiên của 82 cơ sở sản xuất cho thấy không phát hiện mẫu nước mắm nào có nồng độ asen vô cơ vượt ngưỡng giới hạn tối đa cho phép.[2]
Ngày 24 tháng 10, Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành việc chấp hành quy định của pháp luật của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam. Thành phần đoàn gồm đại diện Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Công an, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật.[3]
Nguyên nhân[sửa]
Theo "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm” được ban hành theo Thông tư số 02/2011/TT/BYT ngày 13-01-2011 của Bộ Y tế (Việt Nam) bằng văn bản với mã số QCVN 8-2:2011/BYT thì "giới hạn lượng ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận tạm thời tính theo mg/kg thể trọng đối với 6 thứ kim loại nặng, trong đó có Arsen (As) được tính theo Arsen vô cơ, từ đó quy định giới hạn ô nhiễm 6 thứ kim loại nặng trong thực phẩm, trong đó giới hạn arsen trong nước chấm là 1mg/l."
Theo ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Việt Nam thì Bản Quy chuẩn QCVN 8-2:2011/BYT chỉ có quy định giới hạn về Arsen vô cơ, không có quy định về Arsen hữu cơ hay “Arsen tổng” như Vinastas tự đặt ra. Arsen vô cơ mới chính là thạch tín độc hại, còn Arsen hữu cơ là chất tồn tại tự nhiên trong hải sản hay các nguyên liệu làm nước chấm, không độc hại gì đối với cơ thể con người, vì vậy mà không quy định giới hạn.[4]
Xử lý của chính quyền[sửa]
Ngày 26 tháng 10 năm 2016, Bộ Nội vụ xem xét đình chỉ hoạt động của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.[5]
Ngày 23 tháng 10 năm 2016, Báo Thanh Niên đã đăng bài viết "Xin cáo lỗi và gỡ bỏ bài viết về nước mắm". Theo đó, ban biên tập báo này đã gỡ bỏ 5 bài viết đã được đăng tải trên Báo Thanh Niên Online (Gồm các bài: Nước + hóa chất = nước mắm công nghiệp, ngày 10.10.2016; Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới? Đi tìm nước mắm sạch, ngày 11.10.2016; Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín, ngày 12.10.2016; Tiêu chuẩn nào cho nước mắm Việt? ngày 13.10.2016; Lỗ hổng trong quy định về phụ gia thực phẩm, ngày 17.10.2016). Đồng thời, Ban Biên tập Báo Thanh Niên xin nhận lãnh trách nhiệm về những sai sót vừa qua, mong được bạn đọc niệm tình tha thứ[6]
Ngày 27 tháng 10 năm 2016, bộ trưởng Thông tin Truyền thông Việt Nam quyết định đình bản tạm thời báo điện tử Tầm Nhìn vì 'vi phạm mặc dù đã được nhắc nhở' trong thời gian ba tháng có hiệu lực kể từ ngày 27/10/2016. Tờ báo VietnamNet trực thuộc Bộ Thông tin Truyền thông cho biết báo Tầm nhìn "đang bị xem xét xử lý do sai phạm trong thông tin về nước mắm thời gian gần đây".[7]
Phản biện của Vinastas[sửa]
Ngày 21 tháng 10 năm 2016, Vinastas có thông tin phản hồi. Theo Vinastas, chương trình khảo sát nước mắm đã được đơn vị này đưa vào kế hoạch của năm 2015 và 2016 với các bước cụ thể. "Về kết quả thử nghiệm asen trong nước mắm, hội này cho rằng thông tin về nước mắm có asen và hàm lượng asen càng cao đối với nước mắm có độ đạm càng cao đã được các báo đăng tải nhiều trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, trong thời gian đó cũng không có bất cứ ý kiến nào giải thích rõ về thực chất của việc nước mắm có chứa asen và bản chất của asen trong nước mắm độc hại như thế nào. Để làm rõ vấn đề này Vinastas quyết định thử nghiệm hàm lượng arsen có trong các mẫu nước mắm khảo sát." Và "... kết quả thử nghiệm sơ bộ này có thể đưa ra nhận xét là trong các mẫu nước mắm mà VINASTAS mua trên thị trường để khảo sát có tới gần 67% số mẫu có chứa asen tổng cao hơn mức quy định của Bộ Y tế, song chưa phát hiện thấy có asen vô cơ là chất gây độc hại cho người tiêu dùng. Vì vậy, nếu bình tĩnh đọc kỹ thông tin do Vinastas đưa ra thì chưa có vấn đề gì phải lo lắng như các thông tin báo chí phản ánh trong thời gian qua"[8].
Trên website của Vinastas thì thông báo về vụ việc này rằng "Đây là cơ hội đưa vấn đề này để các cơ quan quản lý, nhà khoa học có ý kiến trả lời, phân tích chính thức về tính độc hại của asen trong nước mắm, giúp người tiêu dùng hiểu hơn về bản chất sản phẩm và quyết định việc sử dụng nước mắm cho gia đinh mình." Và "Báo cáo của Vinastas chỉ nêu thực trạng chung về mức độ ô nhiễm asen tồn trong nước mắm mà không nêu tên của bất kỳ một loại nước mắm nào, hoặc đưa ra một chỉ định cụ thể của công nghệ chế biến hay xuất xứ địa lý của cơ sở sản xuất nước mắm nào"[9]
Khởi kiện yêu cầu đền bù thiệt hại[sửa]
Ngày 24 tháng 10 năm 2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Lương thực Thực phẩm thành phố đã phối hợp với Hiệp hội nước mắm Phú Quốc, Hiệp hội nước mắm Phan Thiết, Hiệp hội nước mắm Nha Trang, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thông báo chung về vấn đề nước mắm nhiễm asen bị công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo nội dung cuộc họp và các thông báo chung thì việc "thông tin về nước mắm chứa asen đã khiến các doanh nghiệp nước mắm lâm vào cảnh điêu đứng, các mặt hàng khi đưa đến chợ, siêu thị đều bị tạm dừng, ngừng bán để chờ thông tin chung về chất lượng nước mắm. Đặc biệt, tại các chợ truyền thống ở vùng sâu vùng xa thông tin chính thống chưa đến một bộ phận người dân đã tẩy chay nước mắm truyền thống, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Nguy hiểm hơn, thông tin nước mắm Việt Nam chứa asen đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mặt hàng nước mắm truyền thống của Việt Nam trên toàn thế giới" và "Hội nghề truyền thống sẽ thống kê, tổng kết các thiệt hại, từ đó kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành liên quan làm rõ động cơ, mức độ vi phạm của các tổ chức, cá nhân đã đưa thông tin sai sự thật. Trên cơ sở đó, Hội ngành nghề truyền thống sẽ chuẩn bị những thủ tục khởi kiện để đòi lại sự trong sạch của nước mắm truyền thống và yêu cầu các tổ chức, cá nhân sai phạm bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bị ảnh hưởng." [10]
Tham khảo[sửa]
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Thanh Niên cáo lỗi và gỡ bỏ bài viết về 'nước mắm'
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Thông tin nhiễu về nước mắm nhiễm asen: VINASTAS nói làm đúng luật!
- ↑ Hội Bảo vệ Người tiêu dùng gỡ bài 'nước mắm chứa asen'
- ↑ Vụ nước mắm bị “vu oan” chứa asen: Chuẩn bị khởi kiện
Liên kết ngoài[sửa]
This article "Vụ thông tin về asen trong nước mắm tại Việt Nam" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Vụ thông tin về asen trong nước mắm tại Việt Nam. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.