Xin một lần yêu nhau
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Xin một lần yêu nhau là tuồng cải lương kinh điển của Việt Nam, được phỏng tác theo tiểu thuyết "Trà hoa nữ" của đại văn hào Pháp Alaxandre Dumas "con", được xem là một trong những vở tuồng hay nhất. Soạn giả Nguyên Thảo là tác giả của vở tuồng này. Nhờ Xin một lần yêu nhau, tên tuổi của đôi đào – kép chánh là Minh Phụng – Lệ Thủy đã vụt sáng trở thành hai ngôi sao sáng chói của sân khấu cải lương[1][2][3][4][5].
Tóm tắt[sửa]
10 năm trước, hai gia đình họ Âu và Hồ kết thân với nhau và có lời đính ước cho hai đứa trẻ Âu Thiên Vũ và Hồ Như Thủy sau này sẽ nên vợ chồng. Thời gian trôi qua, nhà họ Hồ giờ đã là quan Tri phủ Kiến An, khi họ Âu đem sính lễ tới cầu hôn thì bị nhà họ Hồ bội ước và đuổi về. Tuy vậy, Âu Thiên Vũ và Hồ Như Thủy vẫn giữ vẹn tình xưa và đau khổ vì sự chia rẽ của hai gia đình.
Công tử Chiêu Nhật Nam từ Tứ Xuyên tới Kiến An hỏi vợ, người đó không ai khác là Hồ Như Thủy. Cùng lúc đó, Âu Thiên Vũ đánh vào phủ quan để cướp lại người yêu dấu nhưng bị bắt vì sự phản bội của thuộc hạ.
Để giữ lấy mạng sống của Âu Thiên Vũ, Hồ Như Thủy buộc phải xuống tay biến anh thành người tàn phế và chấp nhận lấy Chiêu Nhật Nam.
Ngày Hồ Như Thủy lên kiệu hoa theo chồng về xứ lạ, khi đi ngang qua một ngôi chùa cũ, nàng vô tình gặp lại Âu Thiên Vũ mà không nhận ra anh – giờ chẳng khác nào người ăn mày. Kiệu hoa bị cướp, Âu Thiên Vũ xả thân xông vào cứu và bị trọng thương. Trong hơi thở thoi thóp, Âu Thiên Vũ chỉ xin nghe lại lần cuối bài hát kỷ niệm của anh và Hồ Như Thủy.
Phân vai đầu tiên[sửa]
- Minh Phụng (vai Âu Thiên Vũ)
- Lệ Thủy (vai Hồ Như Thủy)
- Minh Vương (vai Dư Hải Long)
- Phượng Liên (vai Hạ Cơ)
- Dũng Thanh Lâm (vai Chiêu Nhật Nam)
- Diệp Lang (vai Hồ Diên Trúc)
- Văn Khỏe
Nội dung[sửa]
- Vọng cổ:
ATV: Bà ơi, tôi đứng đây để làm một kẻ bàng quan tiễn đưa cô dâu theo chồng về xứ lạ. Suốt đời, tôi chưa một lần hạnh phúc nên ao ước được nhìn xem một đám cưới qua... đường.
[4]: Rồi kiệu cưới đi qua, tôi cúi mặt ngẩn ngơ buồn. Tôi thầm trách cho đời mình sao khốn khổ, cho đến giờ này mà vẫn mãi chịu cô đơn. Ngày lại ngày, tôi sống kiếp lang thang như chờ đợi ở tương lai một cái gì vô vọng. Chờ đợi xuân mà xuân không bao giờ đến, thế nên trời mãi khép đông cho sầu chất nặng sầu.
NÓI DẶM:
HNT: Lời ông nói thật tình làm tôi khó hiểu, tôi muốn biết ông là ai!
ATV: Dạ thưa bà! Tôi chỉ là kẻ ăn mày khốn khổ, đang cần bạc vàng cơm áo để đổi sống với người ta.
[5, dứt hò] HNT: Ông ơi, những điều ông vừa nói ra tôi nghe như có một chút gì mỉa mai chua xót. Tôi muốn biết rằng ông quen hay lạ, sao làm kẻ tiễn đưa tôi cất bước theo chồng? Điều đó khiến cho tôi thêm ray rứt trong lòng. Tôi có nhiều nỗi khổ tâm không nói được, tôi lấy chồng nhưng không có hạnh phúc đâu ông. Vậy thì ông cũng đừng đến tiễn đưa tôi vì như thế chỉ làm cho tôi thêm nhớ đến người yêu cũ. Thà rằng cứ để cho tôi giẫm bừa lên kỷ niệm cho người được quên tôi, cho tôi cố quên người.
- Vọng cổ:
HNT: Trời ơi! Những âm thanh quen thuộc như đưa tôi ngược dòng thời gian trở về vùng kỷ niệm! Bài hát ngày xưa còn vang vọng đến bây... giờ.
[4]: Mình gặp gỡ ông đây trong giây phút không ngờ. Ông đã làm cho tôi ngỡ ngàng chua xót, khi vô tình hát lại bài hát ngày xưa. Từ bây giờ cho đến vạn ngày sau, nếu ông có gặp lại người ăn mày tên Âu Thiên Vũ. Xin ông hãy bảo rằng người con gái thời xưa đã nghe trọn bài tống biệt ngày xuất giá theo chồng!
NÓI DẶM:
ATV: Không biết Âu Thiên Vũ có còn sống sót sau những ngày dài đau khổ. Nhưng nếu hắn chết đi rồi, có nghe được những lời này chắc cũng ngậm cười nơi chín suối!
[6] HNT: Ông ơi, nếu người ấy chết đi chắc đã chết trong nghẹn ngào tức tưởi, vì không nghe được những lời tôi mới nói với ông. Khi một người con gái sang sông thì bổn phận là phải quên tình cũ. Nhưng đối với con người bạc phước đó có quên chăng là ngày tôi vĩnh biệt cuộc đời.
ATV: Xin cám ơn tiểu thơ đã giúp cho tôi tròn ước nguyện, giờ xin tiễn đưa nàng vui bước vu quy.
HNT: Tôi giúp ông đóng vai trò ông mơ ước, ông đã giúp tôi trút cạn lòng mình.
Đánh giá[sửa]
- Tuồng cải lương này có tình tiết thật bi thương với câu chuyện của kẻ giàu sang địa vị và kẻ nghèo thất thời lỡ vận, vì thế mà đành nát ruột chia xa với câu "môn đăng hộ đối". Tình yêu trong vở này kết thúc trong bi kịch: Hồ Như Thủy thì lên kiệu cưới theo chồng, còn Âu Thiên Vũ thì vẫn là tên hành khất nghèo xơ xác.
- Cũng cần phải đánh giá cao sự nhập tâm của Minh Phụng và Lệ Thủy, đã tạo ấn tượng rất mạnh đối với khán giả.[6]
- Xin một lần yêu nhau được đánh giá là một trong những vở cải lương tiêu biểu của sân khấu cải lương Việt Nam.[1]
Xem thêm[sửa]
Tham khảo[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
This article "Xin một lần yêu nhau" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Xin một lần yêu nhau. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.
This page exists already on Wikipedia. |