You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Đền làng Trà Lũ Đông

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Category handler”.

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found. Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Đền làng Trà Lũ Đông là cơ sở tín ngưỡng thờ thành hoàng làng Trà Lũ Đông, xã Xuân Phương. Đền có thờ các vị thủy tổ và liệt sĩ xã Xuân Phương.

Đền làng Trà Lũ Đông
Đền làng Trà Lũ Đông

Vị trí và địa danh[sửa]

Địa danh hiện tại: Xóm 2, xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Map

Địa danh cũ (trước năm 1945): xóm Thái Bằng, làng Trà Lũ Đông, tổng Trà Lũ, huyện Giao Thủy, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định.[1]

Lịch sử làng Trà Lũ Đông[sửa]

Lịch sử làng Trà Lũ Đông, xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định đã có hơn 550 năm xây dựng và phát triển.

Từ triều vua Lê Thánh Tông (1422-1497), niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) thực hiện chỉ dụ quai đê lấn biển, dân cư từ các vùng Hà Nội, Hưng Yên… di cư đến khu vực hạ lưu sông Hồng, sông Trà khai phá lập nên làng Trà Lũ ngày nay.[2]

Câu đối tại Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Nhà thờ họ Phan Tộc – dòng họ lớn nhất Trà Lũ Đông ghi:

"Hồng Đức niên gian bồi đức thụ

Trà Giang lạc thổ triệu nhân cơ"

Dịch nghĩa:

“Năm Hồng Đức vun trồng phúc đức

Đất sông Trà đẹp tốt dựng cơ đồ”

Như vậy có thể dự đoán thời điểm lập làng Trà Lũ vào khoảng năm Hồng Đức thứ nhất (1470) trở về trước.

Làng Trà Lũ trước đây có ba thôn: thôn Trung ở giữa, thôn Bắc ở phía bắc, thôn Đông ở phía đông. Buổi ban đầu Trà Lũ là vùng bãi đất bồi ven biển sinh lầy, lau sậy um tùm, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, địa điểm quần cư là những bãi gò cao như Gò Màn, Thái Bằng, Cựu Cốt...[3]

Khi hệ thống đê điều dần hoàn chỉnh, trải qua quá trình lao động cải tạo ruộng đồng mới phát triển nông nghiệp. Cuốn Địa bạ Trà Lũ soạn ngày 22 tháng 3 năm Minh Mệnh thứ 10 (1829), lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I, trong tập địa bạ trấn Sơn Nam Hạ, kí hiệu F41, gồm 32 trang chữ hán, đã mô tả đây là vùng đất bãi bồi màu mỡ phì nhiêu, rất thuận lợi cho việc trồng lúa nước.[4]

Sách Trà Lũ xã chí do cử nhân Lê Văn Nhưng soạn in năm Duy Tân – Bính Thìn (1916), lưu tại Viện nghiên cứu hán nôm, ký hiệu: VHv.2454 có ghi:

Năm Thành Thái thứ thứ nhất (1889) do việc tăng đinh, bổ sưu mà các thôn xin lập chỉ bài riêng. Họ đạo Công giáo của ba thôn hợp thành thôn mới Trà Đoài.[5]

Năm Duy Tân thứ chín (1915), bốn thôn của làng Trà Lũ tách thành bốn xã: Trà Trung (Trà Lũ Trung nay thuộc xã Xuân Trung), Trà Bắc (Trà Lũ Bắc nay thuộc xã Xuân Bắc), Trà Đông (Trà Lũ Đông nay thuộc xã Xuân Phương) và Trà Đoài (Trà Lũ Đoài nay chia tách các họ đạo về ba xã trên).[5]

Năm 1948, Trà Trung, Trà Bắc, Trà Đông, Trà Đoài và Phú Nhai hợp nhất lại thành xã Trà Phú. Năm 1950, Trà Phú tách thành Xuân Bắc và Trà Phú.

Năm 1952, Trà Phú đổi thành Xuân Phương. Năm 1956, Xuân Phương lại tách thành Xuân Phương và Xuân Trung.[6]

Sự tích Thành hoàng[sửa]

Thư mục thần tích thần sắc năm 1996 của Viện thông tin khoa học xã hội thuộc Viện hàn lân Khoa học xã hội Việt Nam có ghi

“Số 8162

Trà Lũ Đông (làng), tổng Trà Lũ, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định – Nam Định, 1938 - 7 tr.

1 nhân thần: Hinh Long

Q40 18/VII, 34" [1]

Bản kê khai Thần tích - thần sắc năm 1938 của Lý trưởng Phan Xuân Lai đệ trình lên quan trên có ghi: “Thần tên gọi Đương cảnh thành hoàng Hinh Long đại vương, tên húy là Hang Rồng đại vương”. Cũng theo bản kê khai này “Ngày sinh thời không biết, còn ngày hóa thời theo tục cổ, cứ mỗi năm đến ngày 21 tháng 10 là ngày Đại lệ tức là ngày giỗ”[1]

Căn cứ vào 9 đạo sắc phong gốc:

Các sắc phong còn lưu tại di tích cho biết sắc sớm nhất phong tặng năm Cảnh Hưng nguyên niên - 1740 và sắc muộn nhất ban cấp năm Khải Định thứ chín -1925. Thành hoàng là nhân thần, đứng đầu hàng trăm dân đinh (tổng bách phu), kiêm quản việc quân và việc dân (kiêm trấn).

Trong việc dân là người mẫn cán thao lược (thần hiến cán lược), biết nêu gương tốt từ trên, khéo thức tỉnh người chậm tiến (dương dương tại thượng, trạc trạc quyết linh).

Tỏ rõ người sáng suốt, nhìn xa trông rộng (chiêu minh, quảng đại), là người hiền lương tài giỏi giúp dân (hựu dân thế xuất lương tài), nêu gương tốt từ trên, khéo thức tỉnh ngươì chậm tiến (dương dương tại thượng, trạc trạc quyết linh), đem sức mạnh như rồng, gấu hổ ra giúp nước (phụ dực phan long, hùng hổ); đức lớn, công nhiều (vĩ đức, phong công); được rèn đúc từ tinh hoa sông núi (sơn xuyên anh dục hà hải tú chung).

Các triều đại căn cứ vào công trạng và sự linh ứng đều phong Thượng đẳng thần (mức phong cao nhất), cùng rất nhiều mỹ tự cao quý, giao cho chính quyền và nhân dân sở tại phụng thờ, cầu mong thần phù hộ cho đất nước.

Triều Lê Trung Hưng (1740-1989) và triều Tây Sơn (1788-1802) sắc phong “Đương cảnh thành hoàng Hinh Long đại vương thượng đẳng thần”

Triều Nguyễn, sắc phong: “Bản cảnh thành hoàng Dực bảo trung hưng Linh phù bản thổ chi thần” gia phong “Đôn ngưng tôn thần”.

Theo sách Liệt tự nghi văn 列 祀 儀 文 của Cử nhân Lê Văn Nhưng 黎 文 仍, soạn năm Duy Tân - Bính Thìn (1916). Lưu tại Thư viện quốc gia Việt Nam: Mã hiệu số hóa: nlvnpf-0824 ; Mã kho R.327, tại trang 16 có ghi như sau:

Thôn Đông nguyên thờ phụng Thần hiệu Đương Cảnh Thành Hoàng Hinh Long Đại Vương,

Tặng mỹ tự

“Thông Minh Quảng Đại Kiêm Trấn Uy Linh Cương Nghị Vũ Dũng” (các triều đại trước phong tặng từ 1740 trở về trước)

“Thần Du Cán Lược Vĩ Đức Phong Công Hộ Dân Hiển Ứng Đản Thông Địch Triết Diễn Khánh” (Ba đạo sắc thời Cảnh Hưng phong tặng 1740 - 1784).

“Thần Uy Diệu Cảm Khang Dân” (Phong tặng năm Chiêu Thống năm đầu 1786).

“Khải Tường Tá Thánh Chương Vũ” (Năm Quang Trung thứ năm 1792).

“Uyên Tiềm Hồng Vĩ Anh Trí” (Phong tặng năm đầu thời Cảnh Thịnh 1793).

“Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Tôn Thần” (Thành Thái 1889 - 1907).

Theo truyền thuyết dân gian:

Thành hoàng là người bản địa, làm nghề đánh cá (buổi đầu lập ấp Trà Lũ sông khe dày đặc, làng gần biển Đông). Thần có công chiêu dân dựng làng, chống thiên tai, giặc cướp, khi mất mộ táng tại xứ Cựu Cốt - Hàm Rồng.

Nhân dân nhớ ơn, tôn làm Thành hoàng, lập đền thờ cũng tại xứ ấy. Thành hoàng đã che chở, nhiều lần hiển linh, hộ quốc tí dân, được các triều đại liên tục ban cấp sắc phong Thượng đẳng thần, gia tăng mỹ tự phẩm trật.

(Vị trí đền cũ cách chùa Trà Đông khoảng 100m về phía bắc, nay đã san bằng, đất chuyển đổi cho xã Xuân Bắc).

Đặc điểm di tích[sửa]

Để ghi nhớ công đức Thành hoàng dân làng xây dựng đền tại thôn Thái Bằng, cách chùa Trà Đông khoảng 100m, gồm 5 gian nhà tiền tế và 3 gian hậu cung, kết cấu cột xà gỗ lim, cửa bức bàn có trạm tứ linh, lợp ngói nam.

Sau biến cố khởi nghĩa nông dân Phan Bá Vành (1821-1827), làng Trà Lũ là căn cứ chính nên bị triệt hạ, dân cư phiêu tán. Thực hiện Sắc chỉ (chỉ thị) của vua Duy Tân, ban hành ngày 11 tháng 8 năm Duy Tân thứ 3 (1909) giao cho làng Trà Lũ Đông tiếp tục thờ phụng Thành hoàng như trước.

Theo bản kê khai Thần tích - thần sắc năm 1938, có ghi

“Thời thờ ngày bằng thần bài, có đủ mũ áo đai hia…

Thời thờ ngài thờ ở đền, nơi đền thờ ấy ngoài có chùa thờ Phật và nhiều cây đa, cây đề cổ thụ, có cây thân cây chu vi to đến ba bốn người cuồng, nơi ấy làng vẫn sửa sang và làm đình ở đấy. Nơi ấy, cấm không ai được sát sinh và làm nhà ở nơi ấy, quanh năm chỉ để thờ cúng, ngoài ra không được dụng việc gì khác nữa.”[1]

Bản sao Hương ước làng Trà Lũ Đông, tổng Trà Lũ, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định năm 1940[7], có đóng dấu xác nhận của Lý trưởng. Phần thứ nhất: Quản trị trong làng, khoản bẩy – Quân cấp Công điền có ghi như sau:

“Điều thứ 27: Làng lại có một ngôi đình, ngôi miếu, ngôi chùa và các tiết lễ trong năm làng để ruộng như sau để chi chế các tiết:

Tết nguyên đán

Khai xuân

Xuân Đinh mậu

Kỵ Thánh Mẫu

Đoan Ngọ

Hạ Điền

Trung thu

Kỵ Thánh Trần

Thu Đinh mậu

Tiên Thường, Thường Tân

Đại lệ

Giỗ cụ Cai, Cụ Chưởng

Tiết chạp

Sóc, vọng trong một năm

Kỳ Phúc

Trừ tịch

Hương đăng ở chùa

Hậu điền

Nhạc điền

Hiệu điền

5 sào

1 sào

2 sào

2 sào

1 sào

1 sào

1 sào

3 sào

2 sào

2 sào

2 sào

2 sào

2 sào

3 sào

1 sào

1 sào

(trống)

5 sào

3 sào

5 sào

Làng lại có tục ba năm một lần rước Thần, Tổ ra Đình Kỳ Phúc phí tổn ước 100.00”

Sự kiện lịch sử[sửa]

Theo tài liệu của ông Đinh Gia Khánh (Đinh Thiện Lận) – nguyên Thứ trưởng bộ Thủy lợi, nguyên Bí thư chi bộ xã Trà Phú (1946-1947). Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, đền làng là địa điểm thành lập Chi bộ đảng đầu tiên xã Trà Phú, tập hợp lực lượng du kích kháng chiến, chống càn. Nơi tập kết hậu cần, cứu thương khi quân du kích và bộ đội địa phương đánh bốt Vạn Lộc – xã Xuân Phong.

Tháng 01/1952, Hội nghị củng cố Đảng bộ Xuân Trường họp tại đền làng Trà Đông. Chỉ đạo hội nghị có ông Đỗ Mười – Bí thư khu ủy kiêm Chính ủy khu Tả ngạn sông Hồng. Hội nghị đã đề ra Kế hoạch kháng chiến cho huyện Xuân Trường và xã Trà Phú.

Đến đêm ba mươi tết Nhâm Thìn (1952), du kích làng đã kéo cờ tại hai điểm là cây bàng miếu Hậu thổ - xóm Vạn Thọ và khu Tây Khang - xóm Đông Phú Nam.

Bản kê khai của đền làng năm 2005, có xác nhận của ông Phạm Quang Bình – nguyên Bí thư chi bộ sau này là Đảng bộ xã Xuân Phương (1958-1968), Chủ tịch ủy ban hành chính xã Xuân Phương (1955):

“Từ tháng 6 năm 1946 đến tháng 12 năm 1948, trụ sở công bố Lệnh toàn quốc kháng chiến của xã Trà Phú, cơ sở hội họp của Đảng.

Từ tháng 10 năm 1950 đến tháng 7 năm 1954, cơ sở bí mật cất dấu cán bộ huyện Xuân Trường, Hội nghị kháng chiến xã Trà Phú.”

Năm 1965, tháo dỡ đền làng (cùng với đình làng, văn chỉ và võ chỉ).

Vật liệu gạch, gỗ chuyển đi xây dựng 3 phòng học tại trung tâm xã và làm cầu Cống đi xã Thọ Nghiệp. Phần nền đền, bàn giao cho xã Xuân Bắc, san bằng làm ruộng lúa. Đồ tế khí tạm di dời vào khuân viên chùa Trà Đông (Tiên Quang tự).

Năm 1999, chính quyền địa phương hướng dẫn, nhân dân làng Trà Lũ Đông tái lập ban khánh tiết và di dời ngôi đền về vị trí như hiện nay. Hiện tại, đền có 5 gian nhà tiền tế và chuôi vồ cuốn vòm, nóc hiên đắp nổi đôi rồng chầu cuốn thư, bờ nóc đắp kìm chầu, mái lợp ngói nam. Hậu lâu cao chín mét xây theo kiểu chồng diêm, đầu đao hai mái, nhấn ba chữ hán gắn sành men hoa lam Thượng Đẳng Thần, cùng hoạt tiết tứ linh, mây áng, lá lật… tạo quang cảnh uy nghi và thanh thoát.

Trong đền thờ đức Thành hoàng với nhiều đồ tế khí là các di vật do tiền nhân để lại như bài vị, sắc phong, khám lớn, mũ thần, kiệu bành, long đình, nhang án, bát biểu…

Ngôi đền có thờ Hồ Chí Minh, cùng Liệt vị chân linh liệt sỹ xã Xuân Phương.

Đền phối thờ 10 vị thủy tổ các dòng họ đầu tiên lập làng: Phan, Lê, Hoàng, Phạm, Đỗ, Bùi, Khổng, Đinh, Vũ, Trần.

Sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng[sửa]

Sách Trà Lũ xã chí do Cử nhân Lê Văn Nhưng viết năm Bính Thìn, niên hiệu Duy Tân (1916) chép rằng:

“Hàng năm cứ đến tháng hai hoặc tháng ba là tế thần, đấy gọi là lễ Kỳ Phước. Nguyên xưa hàng năm các thôn đều rước lò hương đến họp tế một làng. Gần đây định lại, cứ ba năm hợp chung tế một lần vào ngày tốt, tháng xuân, các năm Tý–Ngọ-Mão-Dậu.

Thôn Đông dựng nhà tế trước đình, lập trường đánh vật, trường đấu cờ, dọc theo sông thì dựng cột thắp đèn, làm cổng chào, treo cờ, rước kiệu thần và bài vị của các tổ họ đến đình, hôm sau mời hai thôn Trung, Bắc rước kiệu thần của họ đến họp tế.

Phần hội có các trò vui, hát chèo, đấu võ, vật, bơi trải, cầu ngô, chèo đò,…

Đến năm Thành Thái – Giáp Ngọ (1894) ba thôn bàn định tế Hội đồng một tuần. Văn tế thì đồng xã viết, lễ tế có trâu hoặc bò do thôn sở tại xuất biện. Thụ tộ thì chủ nhường khách, ba thôn thay nhau đắp đổi làm chủ khách, thật là một việc tốt đẹp.”[5]

Bản kê khai Thần tích - thần sắc của làng năm 1938, có ghi:

Các ngày tế lễ thờ Ngài trong một năm, theo mấy sự tích, cứ mỗi năm đến ngày 21 tháng 10 là ngày Đại lệ tức là ngày giỗ Ngài…

Theo thời tiết, thường trong một năm, thời ngày mồng một mồng hai mồng ba là tiết tế Khai xuân. Trung tuần tháng hai là ngày Tiểu Kỳ Phúc. Cứ ba năm một lần đến tháng ba là Đại Kỳ Phúc. Tháng năm thời tế Đoạn dương. Tháng sáu lễ Hạ điền. Tháng tám lễ Thường tân.

Những ngày tiết lễ ấy cũng có tiết dụng xôi, gà, lợn, có tiết dụng hoa quả.

Các người trong dân làng nhỡ khi ốm đau, dịch lệ hay có sự cưới xin, ai muốn cầu phúc, thời đến nơi đền thờ Ngài mà kỳ đảo.

…Những đồ lễ ấy thời làng chúng tôi đã có Chức dịch phải mua sắm, còn tiền thời lấy tiền cho thuê ruộng Từ điền để chi tiêu…

Trước một chủ-nhật, những người mà được làng cử vào tế lễ, thời thuần là những thanh cát cả. Kiêng không được ăn thịt chó mèo và phải tắm gội cho sạch sẽ.

Cứ ba năm một lần Đại Kỳ Phúc (tức là hội), thời làng chúng tôi có tục rước Đức Thần Thành hoàng và tám vị Đức thủy tổ ra Đình tế lễ Kỳ Phúc, hát xướng, chèo, vật… rất là long trọng

Tục tế lễ làng chúng tôi các người dự tế phải dùng phẩm phục vào tế như áo, xiêm, mũ, hia.

Vị thờ Thành hoàng làng chúng tôi trừ các ngày Sự lệ trong một năm không kể, còn cứ mỗi tháng ngày mồng một và ngày rằm là ngày tuần.”[1]

Bản sao hương ước làng Trà Lũ Đông, tổng Trà Lũ, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định năm 1940, có đóng dấu xác nhận của Lý trưởng. Phần thứ hai: Lễ nghi, Khoản 22. Việc tế lễ có ghi như sau:

“Điều thứ 123: Làng có một ngôi đền thờ đức Thành hoàng làng, một ngôi chùa thờ Phật, một ngôi đền thờ Đức thánh Mẫu, một Văn chỉ thờ Đức Khổng tử, một Võ chỉ thờ Đức Khương Thái Công và một ngôi Đình.

Điều thứ 124: Miếu, đền, văn chỉ, võ chỉ, đình đều có người thủ từ, chùa có sư trông nom.

Điều thứ 125: Những nơi miếu, đền, văn chỉ, võ chỉ, đình chùa lệ làng vẫn để ruộng gọi là Thần từ điền, giao cho Huynh thứ cày cấy, đến các thời tiết lấy tiền làm lễ tế tự, làng lại để ruộng cho nhạc sinh và thủ từ 3 sào và tứ hiệu 5 sào để trông nom các nơi ấy.

Điều thứ 126: Đến như các tiết sóc vọng ở các nơi đền miếu thì Huynh thứ có chân khao vọng đều phải ra lễ cả.

Điều thứ 127: Các kỳ tế lễ kê ra sau

1. Tiết Nguyên Đán

2. Tiết Khai xuân

3. Tiết Kỳ Phúc

4. Tiết Xuân Đinh Mậu tế văn chỉ

5. Tiết Kỵ thánh Mẫu

6. Tiết Đoan Ngọ

7.Tiết Hạ Điền

8. Tiết Trung Thu

9. Tiết Tiên Thường, Thường Tân

10. Tiết Kỵ Thánh Trần

11. Tiết Thu Đinh Mậu tế võ chỉ

12. Tiết Đại Lệ (Giỗ Thành hoàng)

13. Tiết chạp

14. Tiết Trừ tịch

Ngày mồng một tháng giêng

Ngày mồng hai tháng giêng

                         Tháng hai

                         Tháng hai

Ngày mồng ba tháng ba

Ngày mồng năm tháng năm

                         Tháng sáu

Ngày mười năm tháng tám

                         Tháng tám

Ngày hai mươi tháng tám

                         Tháng tám

Ngày hai mốt tháng mười

Ngày mười năm tháng mười hai

Ngày ba mươi tháng mười hai

Điều thứ 128: Ngoài các tiết trên còn có những ngày này:

Ngày 21 tháng 10 là ngày giỗ đức tiên công ở đình, ngày .... tháng 11 giỗ đức tiên công Hậu thần tế ở từ đường.

Tục làng cứ ba năm một lần, năm Tý – Ngọ -Mão – Đậu, rước Đức Thần và tám vị thủy Tổ đến Đình lễ Kỳ Phúc 2,3 ngày. Khi có kỳ đại hạn hoặc thủy lạo, làng kỳ-tình, làng ….vũ ở miếu thờ đức Thành hoàng.”[7]

Xem thêm[sửa]

Đền làng Trà Lũ xưa

Tham khảo[sửa]

This article "Đền làng Trà Lũ Đông" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Đền làng Trà Lũ Đông. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.

  1. 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  5. 5,0 5,1 5,2 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  6. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  7. 7,0 7,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.


Read or create/edit this page in another language[sửa]