You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Đinh Công Huy

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Đinh Công Huy NHỮNG VỊ "DŨNG TƯỚNG" HỌ ĐINH NƠI ĐẤT MƯỜNG, HÒA BÌNH ông Huy đã làm quan Án sát tỉnh Hòa Bình.

Tiểu sử[sửa]

Ông Đinh Công Huy sinh năm 1898 tại Mường Cời danh giá, vùng đất mà ngày nay là xóm Cời, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Vì có bố là quan Tổng đốc tỉnh Hòa Bình thời thuộc Pháp, nên năm 1928, ông Huy đã làm quan Án sát tỉnh Hòa Bình. Sau vì tính khí cương trực, không thể chấp nhận được sự hống hách của viên phó sứ người Pháp, ông Huy đã thẳng tay đánh vào mặt hắn, rồi từ treo mũ áo bỏ về quê sống ẩn dật ở Mường Cời. Năm 1933, trước sự độc địa của giặc Pháp, ông Huy cùng hai em là Đinh Công Niết, Đinh Công Nhiếp (bấy giờ đang làm Tri phủ châu Lương Sơn) và các người thân tín tìm đường sang Trung Quốc mua súng về "dựng cờ" đánh đuổi giặc Pháp. Sau này, trong phần khai lý lịch, ông Huy đã kể rất rõ: Vì tiền ít không đủ mua nhiều súng, ông và người thân tín bèn đổi phương án, vượt biên tìm mua hai chiếc máy in về nhà, in được 16 vạn đồng bạc Đông Dương giả, giao cho tuần phủ tâm phúc tên là Dong đi Long Châu, Trung Quốc mua súng. Mới mua được 10 khẩu súng pạc hoọc mang về nước, thì có kẻ làm phản báo cho giặc Pháp đưa lính về vây nhà ông Huy ở Mường Cời. Thực dân Pháp tịch thu máy móc, súng và tài sản; kết án ông Huy 10 năm tù cấm cố, giam ở Hỏa Lò, Hà Nội. Sau đó bị chuyển giam lên Bắc Mê (Hà Giang), Nghĩa Lộ (Yên Bái) rồi về Sa Pa (Lào Cai). Ở trong tù, ông được gặp các nhà cộng sản như Trần Huy Liệu, Hà Kế Tấn, Đào Gia Lựu, Vương Thừa Vũ, Bùi Lâm..., và được giác ngộ lý tưởng cách mạng. Năm 1942 ra tù, về Lương Sơn, ông Huy lại vận động dân chúng trong vùng Lương Sơn phản đối chính sách nhổ lúa, trồng đay và những hành động tàn nhẫn trong cai trị của phát xít Nhật. Vì thế, ông lại bị bắt vào tù ở căng Bá Vân (Thái Nguyên), rồi tiếp tục bị đày lên tận Nghĩa Lộ, Yên Bái. Giam cùng với hơn 300 chính trị phạm, được giác ngộ thêm, ông Huy cùng nhiều nhà cách mạng lão thành của ta bóp cổ tên phó sứ và tên đồn trưởng, giết lính canh, vượt ngục trong cơn bão đạn truy bắt. Đi bộ, xuống sông, trôi theo sông Hồng, ngược sông Đà, cắt qua vùng Chẹ, về lại Lương Sơn, hành trình vượt ngục của ông Huy kéo dài 19 ngày lăn lộn. Sau này, tham gia giành chính quyền, lập nhiều chiến công, ông Huy được Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư khen, ông còn làm tới chức Phó Chủ tịch UB Kháng chiến hành chính tỉnh Hòa Bình. Đến ngày 5.11.1958 vì bệnh tật làm tê liệt cả đôi chân, ông Huy đã xin tổ chức cho nghỉ. Sớm thấy được sự giác ngộ sáng láng trong vị quan lang người Mường từng sống trong nhung lụa, quyền thế (ông Huy từng lái xe Jeep rong chơi khắp Hà Nội, từng du ngoạn vào kinh đô Huế xem mặt vua), các chiến sĩ cách mạng đã hết lòng động viên ông Huy và gia đình dùng uy tín của mình phục vụ sự nghiệp cách mạng. Ngày 7.7.1947, Hồ Chủ tịch đã gửi thư cho ông Huy, nội dung như sau: "... Kính gửi cụ Đinh Công Huy. Vì công việc kháng chiến, đã hơn nửa năm tôi không gặp cụ. Tôi chắc cụ và quý quyến được mạnh khỏe luôn luôn. Nay nhân dịp ông Trần Đăng Ninh, Phái viên Bộ Quốc phòng về kinh lý Hòa Bình, tôi gửi thơ này hỏi thăm cụ và quý quyến. Và tôi gửi tặng cụ một bức ảnh làm kỷ niệm thân ái. Tôi mong cụ ra sức cổ động thân sĩ, kêu gọi đồng bào Hòa Bình hăng hái tham gia kháng chiến, giúp đỡ bộ đội, tăng gia sản xuất, phát triển bình dân học vụ. Đến ngày kháng chiến cứu quốc thắng lợi, thống nhất và độc lập thành công, chúng ta sẽ gặp nhau vui vẻ. Tôi gửi cụ, quý quyến, và tất cả đồng bào vùng đó, đặc biệt là các cụ phụ lão và các cháu thiếu nhi lời chào. Thân ái và quyết thắng. Hồ Chí Minh".

Tham khảo[sửa]

Nguồn: Thư viện Hòa Bình.


This article "Đinh Công Huy" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Đinh Công Huy. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]