You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Bồng Trung

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Category handler”.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Bồng Trung là một ngôi làng thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc xã Minh Tân), nằm ở vùng trung lưu, phía tả ngạn bên dòng sông Mã. Bồng Trung là trung tâm buôn bán cho một vùng quê rộng lớn trong tỉnh.

Lịch sử[sửa]

Làng Bồng Trung[1] được hình thành những năm Hồng Thuận thời vua Lê Tương Dực (1509-1510). Khi Hồ Qúy Ly xây thành Tây Đô (sau này là kinh đô của nhà Hồ) đã bắt nhiều người họ Mai ở Nga Sơn Thanh Hóa đi làm phu phen để xây thành. Khi xây thành xong, những người đi phu này đi qua vùng đất Bồng Trung thấy đất đai ở đây màu mỡ, khí hậu thuận lợi nên đã ở lại đây để xây dựng, kiến thiết làng cùng các dòng họ khác đã có từ trước ở đây. Sang nửa cuối thế kỷ XVI thì bà Từ Nghi Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Bảo (con gái Hưng Quốc công Nguyễn Kim) cho xây dựng Nhà thờ Nguyễn Phủ để thờ Nguyễn Kim và các tiên tổ dòng họ Nguyễn ở Gia Miêu phòng khi Gia Miêu Ngoại trang bị phá hủy, và cho người cháu thuộc hậu duệ Thái úy Trịnh Quốc công Nguyễn Đức Trung trông coi phủ đệ, từ đây phát sinh thêm dòng họ Nguyễn Phủ cùng xây dựng, kiến thiết làng[2]. Cái tên Đông Biện của làng đến thời vua Hàm Nghi thì được đổi thành Bồng Trung và lưu giữ đến ngày nay.

Bồng Trung nổi tiếng là đất học của xứ Thanh, vùng đất này xưa kia được cha ông xếp ngang với các vùng đất học nổi tiếng so với các vùng Kinh Bắc, nam sông Hồng, sông Cả.

“Bắc cổ Am, Nam Hành Thiện

Tống Duy Tân trong phẩm phục tiến sĩ tân khoa năm 1875 (ảnh thờ)

Nghệ Đông Thành, thanh Đông Biện”

(Trích Lịch sử Đảng bộ xã Vĩnh Tân, Tr.13)

Sử sách có ghi triều Lê có cụ Đỗ Thiện Chính đậu Hoàng giáp và 8 Hương cống (cử nhân). Triều Nguyễn có cụ Tống Duy Tân đậu tiến sĩ, cụ Đỗ Thiện Kế đậu phó bảng và 31 cử nhân.

Hòa vào những trang sử hào hùng chống ngoại xâm của dân tộc, làng Đông Biện xứ Thanh cũng đã gửi gấm không biết nhiêu những dấu ấn chói lọi tô điểm cho non sông đất nước Việt Nam.

Ngày 13 tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi thất thủ ở Huế, Người hạ chiếu Cần Vương. Hưởng ứng chiếu Cần Vương chống Pháp của nhà vua, khắp mọi nơi trong cả nước phong trào Cần Vương chống Pháp nổi lên rầm rộ. Đặc biệt tại Bồng Trung tức Đông Biện, cụ nghè Tống Duy Tân cùng các con và ông tri phủ Lý Nhân Nguyễn Sự Chí là cháu ruột cụ Nguyễn Tu cùng đồng tâm nổi dậy chống háp. Thời gian này ông Tôn Thất Thuyết và tả quân Trần Xuân Soạn đã về Bồng Trung (Đông Biện), Thanh Hóa để trực tiếp chỉ đạo phong trào. Lúc này cụ nghè Tống Duy Tân trở thành lãnh tụ của nghĩa quân Thanh Hóa.

Trong buổi tế cờ long trọng, tiến sĩ Tống Duy Tân cùng con trai là cử nhân Tống Nhữ Mai, với các ông Cao Điền (tướng cũ của Trần Xuân Soạn), Nguyễn Sự Chí, Trần Văn Khôi, Lãnh Đợi, Lãnh Tráng... ông Tôn Thất Thuyết công bố sắc phong tiến sĩ Tống Duy Tân làm tổng thống quân vụ, phụ trách toàn bộ phong trào Cần Vương chống Pháp ở Bắc Kỳ. Phía Bắc phong trào liên hệ với Đốc NgữHòa Bình, Sơn Tây. Phía Nam liên hệ với phong trào Phan Đình Phùng. Tại Thanh Hóa có nhiệm vụ tập hợp các nghĩa quân như Cầm Bá Thước, Tôn Thất Hàn, Nguyễn Quý Yêm, Hà Văn Mao... Phong trào được gắn bó trên mảnh đất Đông Biện nên đã lấy tên của một ngọn núi của địa phương Đông Biện-Bồng Trung (núi Báo) là núi Hùng Lĩnh để đặt tên cho cuộc khởi nghĩa là "Cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh".

Từ đấy phong trào được hoạt động tại Nông Cống, Thọ Xuân, Yên Định... Chủ lực quân được tổ chức gọn nhẹ, cơ động nhanh, phối hợp lại nhịp nhàng, do đó đã gây nhiều thiệt hại nặng nề cho quân Pháp.

Làng có nhiều dòng họ lớn, trong đó có dòng họ Nguyễn Phủ (chi nhất hậu duệ Thái bảo Hoằng Quốc công Nguyễn Công Duẩn, di cư từ Gia Miêu về làng từ thế kỷ XVI), nhà thờ dòng họ Nguyễn Phủ là nơi thờ tự bà Nguyễn Thị Ngọc Bảo (con gái Nguyễn Kim) và các bài vị của Chúa Trịnh (do thời Nguyễn sợ bị phá hủy). Hằng năm tại đây thường tổ chức Lễ giỗ của Chúa Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng và bà Ngọc Bảo cùng với Phủ Chúa Trịnh và con cháu dòng họ Trịnh thường đến dâng hương tại Nhà thờ Nguyễn Phủ vào những ngày đó. (Nhà thờ Nguyễn Phủ được coi là nơi hàn gắn mối quan hệ họ Nguyễn - Trịnh sau những năm phân tranh - theo đánh giá của họ Nguyễn ở Gia Miêu) (Trích từ gia phả Nguyễn Phủ và thực tế tại Bồng Trung).

Tình hình kinh tế - xã hội[sửa]

Công sở xã Minh Tân

Ngoài hoạt động nông nghiệp phát triển từ xa xưa do điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi thì hoạt động giao lưu buôn bán ở làng phát triển từ rất sớm do thuận lợi về giao thông thủy bộ nối liền với các trung tâm kinh tế, chính trị của huyện và tỉnh, đặc biệt phát triển vào thế kỷ XVII - XVIII. Thời đó còn gọi là “phố Bồng” nổi tiếng với chợ Bồng. Tại chợ Bồng có buôn bán nhiều gạo, bông,.... Có câu ca dao:

“ Mưa từ trong Nghệ mưa ra

Mưa khắp thiên hạ mưa qua Báo Bồng

Gạo chợ Bồng ai đong cho xiết

Con gái Đông Biện ai biết cho thông”

(Trích Làng Bồng Trung 1930 - 2011, Tr.132)

Qua nhiều thế kỉ hoạt động kinh doanh buôn bán, chợ Bồng đã trở thành thành phần kinh tế quan trọng của làng. “Chợ đã có tác động sâu sắc vào nhiều mặt đời sống của làng, biến Bồng Trung có kết cấu độc đáo làng với chợ là một” (Trích Làng Bồng Trung 1930 - 2011, Tr.132). Hiện tại, chợ Bồng không còn được như xưa, hoạt động giao lưu buôn bán không còn nhộn nhịp do nhiều trung tâm kinh tế mới, đặc biệt là chợ Cung của làng Bồng Hạ (thuộc xã Minh Tân - là xã công nghiệp của huyện Vĩnh Lộc), chợ Hôm - Vĩnh Thịnh hay chợ Vĩnh Hùng nên đã phá vỡ trung tâm giao thương của làng.

Di tích lịch sử được công nhận: Đình làng Bồng Trung, Nhà thờ họ Nguyễn Phủ[3], mộ và đền thờ Tống Duy Tân (di tích lịch sử cấp quốc gia - mộ cụ Tống Duy Tân được đặt trong khuôn viên Trường THPT Tống Duy Tân),....

Lễ hội: hằng năm cứ từ 23 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng thì tại đình làng lại tổ chức các trò chơi dân gian như đánh cờ,...

Cơ sở giáo dục đặt tại làng: Trường Mầm non Vĩnh Tân, Trường Tiểu học Vĩnh Tân, Trường THCS Vĩnh Tân và đặc biệt Trường THPT Tống Duy Tân (nơi học tập cấp 3 của học sinh 5 xã miền xuôi gồm: Minh Tân (Vĩnh Minh và Vĩnh Tân trước đây), Vĩnh Hùng, Vĩnh Thịnh và Vĩnh An.

Sau ngày 01/12/2019, hai xã Vĩnh Minh và Vĩnh Tân sáp nhập hình thành xã Minh Tân thì các Trung tâm hành chính đều chuyển về địa phận làng Bồng Trung: Công sở xã Minh Tân, Công an xã Minh Tân và Trung tâm Thể dục, Thể thao xã Minh Tân cũng đặt tại làng.

Xem thêm[sửa]

Chú thích[sửa]

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.

Liên kết ngoài[sửa]

TẠP CHÍ HÁN NÔM SỐ 1(34) NĂM 1998


This article "Bồng Trung" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Bồng Trung. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]