You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Giao lưu và tiếp biến văn hóa tại Việt Nam

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.


Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Bản mẫu:Văn hóa theo khu vực Xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử, văn hóa Việt Nam đã có những cuộc tiếp xúc và giao lưu với các nền văn hóa phương Đông và phương Tây bằng những con đường và hình thức khác nhau. Cùng với sự hình thành các yếu tố văn hóa bản địa, giao lưu và tiếp biến với văn hóa Đông - Tây đã trở thành động lực to lớn cho sự biến đổi, phát triển và làm nên những sắc thái riêng của nền văn hóa Việt Nam.[1]

Lịch sử[sửa]

Với văn hóa Đông Nam Á[sửa]

Quá trình tiếp xúc và giao lưu với văn hóa Đông Nam Á của người Việt cổ, theo GS. Hà Văn Tấn,[2] diễn ra qua hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất, trước nền văn hóa Đông Sơn, và giai đoạn thứ hai là từ văn hóa Đông Sơn (thiên niên kỷ thứ I TCN) trở đi đến thế kỷ cuối của thiên niên kỷ thứ I TCN.[1]

Giai đoạn thứ nhất, việc tiếp xúc và giao lưu văn hóa chủ yếu diễn ra giữa các bộ lạc hay nhóm bộ lạc trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khi đó văn hóa Việt Nam vẫn mang các đặc trưng Đông Nam Á cả về vật chất và tinh thần. Dựa vào cứ liệu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học hiện đại đã xác định được vùng Đông Nam Á có một cơ tầng văn hóa riêng biệt phi Hoa, phi Ấn. Khu vực Đông Nam Á thời tiền sử đã sáng tạo nên các nền văn hóa có những nét tương đồng như:

  • Đông Nam Á là một phức thể văn hóa lúa nước với ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng, văn hóa biển, trong đó yếu tố đồng bằng ra đời sau, chiếm diện tích không lớn nhưng đóng vai trò chủ đạo. Khu vực Đông Nam Á trong lịch sử đã từng được mệnh danh là cái nôi của cây lúa nước và là một trong 5 trung tâm cây trồng lớn nhất trên thế giới. Do đó, Đông Nam Á mang những đặc trưng của vùng văn hóa, văn minh nông nghiệp lúa nước. Cùng với sản xuất lúa nước, trâu bò được thuần hóa và được dùng làm sức kéo, đặc biệt là loài trâu. Công cụ dùng trong sản xuất, sinh hoạt, chiến đấu, dụng cụ nghi lễ chủ yếu được chế tác bằng đồngsắt, v.v…
  • Hoạt động kinh tế chính của Đông Nam Á là sản xuất nông nghiệp. Cư dân thành thạo nghề trồng lúa nước và nghề đi biển.
  • Trong cơ cấu gia đình truyền thống Đông Nam Á, người phụ nữ có vai trò quyết định trong hoạt động gia đình. Đây cũng là một đặc trưng tạo nên dấu ấn riêng của văn hóa Đông Nam Á so với các quốc gia trong khu vực văn hóa phương Đông và phương Tây.
  • Về mặt văn hóa tinh thần, ngay từ thuở sơ khai cư dân Đông Nam Á đã hình thành cho mình một diện mạo văn hóa tinh thần khá phong phú và phát triển ở trình độ cao. Nó thể hiện ở sự phát triển của tư duy nhận thức về xã hội và thế giới, quan niệm về tính chất lương phân, lưỡng hợp của thế giới, v.v… Tín ngưỡng khu vực Đông Nam Á buổi đầu là bái vật giáo với việc thờ các vị thần như: thần đất, thần mưa, thần lúa, thờ mặt trời, thờ cây, thờ đá, thờ cá sấu, đặc biệt là tín ngưỡng phồn thựcthờ cúng tổ tiên.[1]

Giai đoạn thứ hai, vào thời kỳ Đông Sơn. Giữa các nền văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnhvăn hóa Đồng Nai không chỉ có sự trao đổi, tiếp xúc lẫn nhau, mà các nền văn hóa này đã có trao đổi tiếp xúc khá mạnh mẽ với văn hóa Đông Nam Á. Bằng chứng là, người ta tìm thấy khá nhiều trống đồng Đông Sơn ở Thái Lan, Mã Lai, In-đô-nê-xi-a và miền nam Trung Quốc (thuộc khu vực văn hóa Đông Nam Á). Nhiều trống đồng có hoa văn, hình người, hình chim tìm thấy ở Tấn Ninh (Nam Trung Quốc) mang phong cách Đông Sơn. Rất nhiều rìu đồng đuôi én tìm thấy ở Indonesia được sản xuất theo phong cách Đông Sơn (cụ thể là kiểu rìu Làng Vạc – Nghệ An). Các đồ đồng này hoặc bằng con đường buôn bán mà có mặt ở các nước trong khu vực, hoặc được chế tạo tại chỗ theo phong cách Đông Sơn mà họ chịu ảnh hưởng.[1]

Nằm trong khu vực Đông Nam Á, văn hóa Việt Nam ngay từ thời kỳ tiền sử và sơ sử đã mang những sắc thái của văn hóa Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của lịch sử, giao lưu với văn hóa Trung HoaẤn Độ thì những ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng đã khiến cho văn hóa cổ Đông Nam Á bị giải thể về mặt cấu trúc. Các yếu tố, các mảnh vụn của chúng trở thành cơ tầng sâu văn hóa Đông Nam Á trong các nền văn hóa của mỗi quốc gia trong khu vực và được bảo lưu như những yếu tố, giá trị chung tạo nên những nét tương đồng văn hóa.

Vào thời kỳ sơ sử, người Việt đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa bản địa đặc trưng riêng biệt: văn hóa Đông Sơn – văn minh sông Hồng. Trước khi tiếp xúc và giao lưu với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam đã tự hình thành một nền văn hóa bản địa vừa có những nét tương đồng với Đông Nam Á vừa có cá tính, bản sắc riêng. Điều này được thể hiện ở một số điểm sau:

  • Địa bàn cư trú của người Việt đã tương đối ổn định, theo mô hình làng.
  • Phương thức sản xuất chính là nông nghiệp, trồng trọt, kết hợp với chăn nuôi và đánh bắt thủy hải sản. Trong sản xuất nông nghiệp, nổi bật là nền văn minh lúa nước, dùng sức kéo là trâu bò.
  • Trình độ luyện kim đồng, sắt, chế tác các dụng cụ lao động, vật dụng, đồ trang sức… bằng đồng, sắt đạt đến trình độ điêu luyện và có cá tính văn hóa Việt.
  • Đã có tiếng nói tương đối ổn định, đó là hệ ngôn ngữ Việt-Mường.
  • Đã có một hệ thống huyền thoại trở thành “mẫu gốc”, thành tâm thức cộng đồng trong đời sống tinh thần người Việt. Hệ thống huyền thoại này phản ánh 5 lĩnh vực trụ cột lớn của đời sống cộng đồng dân tộc được quan tâm như: nguồn gốc giống nòi, làm ăn xây dựng đất nước, đánh giặc giữ nước, đời sống tâm linh và tình yêu lứa đôi của con người. Tất cả, hoặc từng phần những nội dung đó được thể hiện trong những huyền thoại như: Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Chử Đồng Tử và Tiên Dung

Trải qua một nghìn năm Bắc thuộc, văn hóa Đông Sơn bị giải thể về mặt cấu trúc nhưng văn hóa Việt vẫn phát triển. Trong đó các yếu tố của văn hóa Đông Sơn vẫn được lưu giữ trong các xóm làng Việt Nam.[1]

Với văn hóa Trung Hoa[sửa]

Giao lưu và tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa là sự giao lưu, tiếp biến liên tục qua nhiều thời kỳ của lịch sử. Trung Hoa là một trong những trung tâm văn hóa lớn ở phương Đông, có nền văn hóa lâu đời và phát triển rực rỡ. Văn hóa Trung Hoa là nền văn hóa nông nghiệp xuất phát từ nông nghiệp trồng khô (trồng kê và lúa mạch) trên đất hoàng thổ của vùng trung du Hoàng Hà. Do nằm trên ngã ba đường của các luồng giao lưu kinh tế - văn hóa Đông-Tây, Nam-Bắc trong đại lục châu Á và miền bình nguyên Âu-Á, nền văn hóa này vừa mang những đặc điểm văn hóa du mục của các cư dân phương Bắc và Tây Bắc, vừa thâu hóa nhiều tinh hoa của văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước của các cư dân phương Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa Trung Hoa gắn liền với lịch sử mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chinh phạt về mặt quân sự và truyền bá văn hóa của tổ tiên người Trung Hoa từ phía Tây lưu vực sông Hoàng Hà theo hướng từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Cùng với sự bành trướng về phương Nam của các triều đại phong kiến Trung Hoa đã diễn ra quá trình thâu hóa văn hóa phương Nam, Hán hóa các nền văn hóa phương Nam. Vị trí địa lý và những diễn biến của lịch sử đã tạo điều kiện gặp gỡ và tiếp xúc thường xuyên giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa. Ngày nay, ta không thể phủ nhận ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với văn hóa Việt Nam là rất lớn.[1]

Quá trình giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa diễn ra với hai tính chất: giao lưu cưỡng bức và giao lưu tự nguyện.

  • Giao lưu cưỡng bức diễn ra ở hai giai đoạn lịch sử điển hình: từ thế kỷ I đến thế kỷ X và từ 1407 đến 1427. Suốt thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên, các đế chế phương Bắc ra sức thực hiện các chính sách đồng hóa về phương diện văn hóa nhằm biến lãnh thổ Việt Nam trở thành một quận, huyện của Trung Hoa. Từ 1407 đến 1427 là giai đoạn nhà Minh xâm lược Đại Việt. Trong số các thế lực từ phương Bắc, Đại Minh là thế lực tàn bạo nhất đối với văn hóa Đại Việt. Minh Thành Tổ ban lệnh cho viên tướng Trương Phụ chỉ huy binh lính vào xâm lược Đại Việt: “Binh lính vào nước Nam, trừ sách vở và bản in đạo Phật, đạo Lão thì không thiêu hủy, ngoài ra hết thảy mọi sách vở khác, văn tự cho đến ca lý dân gian hay sách dạy trẻ nhỏ… một mảnh, một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước, phàm những bia do người Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá hủy tất cả, một chứ chớ để còn.
  • Giao lưu tiếp biến văn hóa một cách tự nguyện là dạng thức thứ hai của quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa. Trước thời kỳ Bắc thuộc đã từng diễn ra giao lưu tự nhiên giữa tộc người Hán với cư dân Bách Việt. Nghiên cứu lịch sử văn minh Trung Hoa người ta thấy có nhiều yếu tố văn hóa phương Nam đã được người Hán tiếp nhận từ thời cổ đại, những yếu tố này nhập sâu vào văn hóa Hán, được hệ thống hóa, nâng cao “chữ nghĩa hóa” rồi truyền bá trở lại phương Nam dưới dáng vẻ mới. Có thể nói, đó là sự giao lưu tiếp xúc hai chiều học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Hiện nay đã phát hiện được trống đồng và nhiều đồ đồng Đông Sơn trên đất Trung Hoa, đồng thời cũng phát hiện nhiều vật phẩm mang dấu ấn Trung Hoa trong các di chỉ khảo cổ học ở Việt Nam. Trong nền văn hóa Đông Sơn, người ta đã nhận thấy khá nhiều di vật của văn hóa phương Bắc nằm cạnh những hiện vật của văn hóa Đông Sơn. Chẳng hạn những đồng tiền thời Tần-Hán, tiền Ngũ thù đời Hán, các dụng cụ sinh hoạt của quý tộc Hán như gương đồng, ấm đồng, v.v… Có thể những sản phẩm ấy là kết quả của sự trao đổi, thông thương giữa hai nước. Ở thời kỳ độc lập tự chủ, nhà nước quân chủ Đại Việt được mô phỏng theo mô hình nhà nước phong kiến Trung Hoa. Nhà Lý, nhà Trần về tổ chức chính trị xã hội lấy cơ chế Nho giáo làm gốc tuy vẫn chịu ảnh hưởng rất đậm của Phật giáo. Đến nhà Lê đã hoàn toàn tự nguyện và chịu ảnh hưởng của Nho giáo sâu sắc.

Cũng cần nhận thức rõ rằng ngay cả trong giao lưu cưỡng bức, người Việt luôn có ý thức chống lại sự đồng hóa về phương diện văn hóa, chuyển thể bị động thành thế chủ động bằng cách bản địa hóa văn hóa Hán để tự làm giàu cho bản thân mình mà không bị đồng hóa.

Cả hai dạng thức của giao lưu, tiếp biến văn hóa cưỡng bức và tự nguyện giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa đều là nhân tố cho sự vận động của văn hóa Việt Nam trong tiến trình lịch sử. Người Việt luôn có ý thức vượt lên, thâu hóa những giá trị văn hóa Trung Hoa để làm giàu cho văn hóa dân tộc và đã đạt được những thành tự đáng kể trong việc giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa.[1]

Về văn hóa vật thể, người Việt đã tiếp nhận một số kỹ thuật trong sản xuất như: kỹ thuật rèn đúc sắt gang để làm ra công cụ sản xuất và sinh hoạt, kỹ thuật dùng phân để tăng độ màu mỡ cho đất, dân gian gọi là “phân Bắc”, kỹ thuật xây cất nơi ở bằng gạch ngói. Người Việt cũng học được kinh nghiệm dùng đá đắp đê ngăn sóng biển, biết cải tiến kỹ thuật làm đồ gốm (gốm tráng men)…

Về văn hóa phi vật thể, Việt Nam tiếp nhận ngôn ngữ của người Trung Hoa (cả từ vựng và chữ viết), tiếp thu hệ tư tưởng Trung Hoa cổ đại (Nho gia, Đạo gia) trên tinh thần hỗn dung, hòa hợp với tín ngưỡng bản địa và các hệ tư tưởng khác, mô phỏng hệ thống giáo dục theo tinh thần Nho giáo, tiếp nhận một số phong tục Lễ Tết, lễ hội, v.v…

Với văn hóa Ấn Độ[sửa]

Ấn Độ là một trung tâm văn hóa văn minh lớn của khu vực phương Đông và thế giới. Văn minh Ấn Độ lan tỏa khắp khu vực Đông Nam Á và trên nhiều bình diện có ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt Nam bằng nhiều hình thức.

Việc giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ chủ yếu diễn ra bằng con đường hòa bình. Các thương gia, các nhà sư Ấn Độ đến Việt Nam với mục đích thương mại, truyền bá văn hóa, tôn giáo. Vì vậy, giao lưu tiếp biến với văn hóa Ấn Độ mang những dấu ấn, đặc điểm khác với sự giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung Hoa. Trong lịch sử, cư dân của các vùng văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam đã tiếp nhận văn hóa Ấn Độ và tạo dựng cho mình những sắc thái văn hóa riêng.[1]

Giao lưu với văn hóa Ấn Độ ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, không gian văn hóa khác nhau thì nội dung giao lưu cũng khác nhau. Ở thiên niên kỷ đầu Công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay có ba nền văn hóa: văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ, văn hóa Chăm Pavăn hóa Óc Eo. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến ba vùng văn hóa này có khác nhau. Văn hóa Óc Eo chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ khá toàn diện. Trên nền tảng cơ tầng văn hóa bản địa, các đạo sĩ Bà la môn đến từ Ấn Độ đã tổ chức, xây dựng một quốc gia mô phỏng mô hình của Ấn Độ ở tất cả các mặt: tổ chức chính trị, thiết chế xã hội, đô thị, giao thông cùng với việc truyền bá các thành tố văn hóa tinh thần như chữ viết, tôn giáo, v.v…

Văn hóa Ấn Độ đã góp phần quan trọng vào quá trình hình thành vương quốc Chăm Pa và một nền văn hóa Chăm Pa đầy bản sắc. Người Chăm đã tiếp nhận mô hình văn hóa Ấn Độ từ việc tổ chức nhà nước cho đến việc tạo dựng và phát triển các thành tố văn hóa. Họ đã rất linh hoạt trong việc tiếp biến văn hóa Ấn Độ để tạo dựng nên nền văn hóa Chăm Pa với những sắc thái văn hóa đan xen giữa Ấn Độ, Đông Nam Á và văn hóa bản địa Chăm. Điều này thể hiện trên các lĩnh vực của các thành tố văn hóa, đặc biệt là chữ viết, tôn giáo, kiến trúc và nghệ thuật.[1]

Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ lại diễn ra trong đặc điểm hoàn cảnh lịch sử riêng. Trước khi tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ, văn hóa của người Việt đã định hình và phát triển. Dưới thời Bắc thuộc, người Việt tiếp nhận văn hóa Ấn Độ vừa trực tiếp qua các thương gia, nhà sư từ Ấn Độ sang lại vừa gián tiếp qua con đường Trung Hoa. Những thế kỷ đầu Công nguyên, người Việt tiếp nhận văn hóa Ấn Độ trong hoàn cảnh đặc biệt: nước mất và phải đối mặt với văn hóa Hán. Bởi vậy, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ không chỉ diễn ra trong tầng lớp dân chúng mà còn có sức phát triển lớn. Vùng châu thổ Bắc Bộ trở thành địa bàn trung chuyển văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là tôn giáo. Giao Châu trở thành trung tâm Phật giáo lớn ở Đông Nam Á. Người Việt tiếp nhận Phật giáo một cách dung dị bởi đạo Phật ở một số nội dung giáo lý phù hợp với tín ngưỡng bản địa Việt Nam.

Người Việt đã tiếp nhận văn hóa Ấn Độ và đặc biệt là đạo Phật trên tinh thần cơ bản là hỗn dung tôn giáo. Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với tín ngưỡng bản địa và đã chung sống với chúng. Từ tín ngưỡng thờ các hiện tượng tự nhiên, thờ nữ thần nông nghiệp, tín ngưỡng phồn thực của văn hóa bản địa, người Việt đã thâu thái các yếu tố của đạo Phật và tạo nên dòng Phật giáo dân gian thờ Tứ pháp

Phật giáo Ấn Độ đến Giao Châu không chỉ là hiện tượng tôn giáo mà còn là một hiện tượng văn hóa. Cùng với đạo Phật, một tổng thể văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên như: ngôn ngữ, âm nhạc, vũ đạo, nghệ thuật… Ngoài ra cũng đã hình thành ở Việt Nam những công trình văn hóa, nghệ thuật có giá trị như hệ thống chùa, tháp…[1]

Với văn hóa phương Tây[sửa]

Giao lưu và tiếp biến với văn hóa phương Tây đặc biệt ở nửa sau của thế kỷ XIX đã tạo bước chuyển có tính chất bước ngoặt trong sự phát triển của văn hóa Việt Nam.[1]

Việc giao lưu với văn hóa phương Tây đã từng diễn ra rất sớm trong lịch sử của quốc gia này. Khi nghiên cứu văn hóa khảo cổ, người ta tìm thấy trong văn hóa Óc Eo có nhiều di vật của các cư dân La Mã cổ đại, chứng tỏ họ đã những quan hệ thương mại quốc tế rộng rãi. Thế kỷ XVI, các linh mục phương Tây đã vào truyền giáo ở vùng Hải Hậu (nay thuộc tỉnh Nam Định) và vua Lê-chúa Trịnh ở Đàng Ngoài cũng như các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, sau đó là nhà Tây Sơn đều có quan hệ với phương Tây. Tuy nhiên, việc giao lưu văn hóa toàn diện thực sự diễn ra là khi Pháp xâm lược Việt Nam.

Về phía người Pháp, sau khi đã lập được ách đô hộ ở Việt Nam, họ rất có ý thức dùng văn hóa như một công cụ để cai trị. Tuy nhiên, họ đã gặp phải sự chống trả quyết liệt của người Việt Nam trên cả phương diện chính trị và văn hóa, có thể kể đến các nhà Nho ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX như Nguyễn Đình Chiểu, Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực… Trong hoàn cảnh mất nước, người Việt có ý thức chống lại văn hóa mà quân Pháp định áp đặt cho họ: thái độ không tiếp nhận chữ Quốc ngữ thuở ban đầu, ý thức không học tiếng Tây, không dùng hàng Tây… Tuy nhiên, bằng thái độ mềm dẻo, cởi mở, dần dần họ đã tiếp nhận những giá trị văn hóa mới để phát triển văn hóa dân tộc mình.

Trong lịch sử mấy nghìn năm, các cuộc giao lưu và tiếp biến với các nền văn hóa trong khu vực chỉ làm thay đổi về phương diện yếu tố của văn hóa Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, quá trình tiếp xúc toàn diện với văn hóa phương Tây giai đoạn 1858-1954 đã khiến người Việt cấu trúc lại nền văn hóa của mình, đi vào guồng quay của văn minh công nghiệp phương Tây. Diện mạo văn hóa Việt Nam thay đổi trên các phương diện: Thứ nhất là chữ Quốc ngữ, từ chỗ là loại chữ viết dùng trong nội bộ một tôn giáo nay được dùng như chữ viết của một nền văn hóa. Thứ hai là sự xuất hiện của các phương tiện văn hóa như nhà in, máy in ở Việt Nam… Thứ ba là sự xuất hiện của báo chí, nhà xuất bản. Thứ tư là sự xuất hiện của một loạt các thể loại, loại hình văn nghệ mới như tiểu thuyết, thơ mới, điện ảnh, kịch nói, hội họa[1]

Đối với cuộc hội nhập lần thứ nhất, sự tiếp biến với văn hóa Ấn Độ và văn hóa Hán đã làm giàu cho văn hóa Việt Nam, tạo cơ sở cho sự phát triển trong kỷ nguyên Đại Việt. Cuộc hội nhập lần thứ hai, việc tiếp biến với văn hóa phương Tây đã góp phần hiện đại hóa văn hóa Việt Nam trên mọi phương diện.

Đương đại[sửa]

Hiện nay, Việt Nam đang bước vào cuộc hội nhập lần thứ ba, hướng tới mục tiêu xây dựng một nền văn hóa "tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công và đặc biệt là sau cột mốc 1975, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam được thống nhất và quy về một mối, việc giao lưu tiếp biến văn hóa có sự thay đổi về chất so với các thời kỳ lịch sử trước đó. Trong công cuộc Đổi Mới hiện nay, vấn đề giao lưu kinh tế và văn hóa là vô cùng quan trọng và mang tính chất sống còn đối với quốc gia. Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện mở rộng giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm việc giới thiệu rộng rãi các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam với nước ngoài, đồng thời cũng lựa chọn đưa vào quốc gia này những giá trị văn hóa của thế giới, mở rộng hoạt động văn hóa quốc tế dưới nhiều hình thức hợp tác, trao đổi, học tập lẫn nhau. Nó tạo nên sự chuyển biến văn hóa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực khoa họccông nghệ, giáo dụcđào tạo, v.v...[1]

Giai đoạn hiện nay nổi lên nhiều trào lưu học thuật và các tiểu văn hóa mới, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới. Các tiểu văn hóa tự phát triển cho mình những chuẩn mực và hệ giá trị riêng về các chủ đề văn hóa, lịch sử và chính trị. Trong đó dưới sự hỗ trợ đắc lực của mạng Internet toàn cầu, các tiểu văn hóa giới trẻ với những phong cách, hành vi, phát ngôn và sở thích riêng biệt cũng góp phần quan trọng trong việc cấu tạo nên một nền văn hóa Việt Nam hiện đại trong kỷ nguyên tin học và sự bùng nổ công nghệ thông tin. Những tiểu văn hóa hay những trào lưu và biến đổi văn hóa nổi bật hiện nay tại Việt Nam có thể kể đến như:

STT Tên gọi Hình thức Thời gian Các lĩnh vực
1 Thần tượng V-pop Tự nguyện 1997-nay Công nghiệp âm nhạc, nhạc trẻ
2 Văn hóa cổ phong Tự nguyện 2009-nay Cổ phong, văn hóa cổ, trang phục, kiến trúc
3 Thảm họa V-pop[3] Tự nguyện Nửa đầu thập niên 2010 V-pop, nhạc trẻ
4 Giang hồ mạng[4] Tự nguyện Nửa cuối thập niên 2010 Dân giang hồ, giới giang hồ, người nổi tiếng trên mạng
5 Đi bão Tự nguyện 1995 - nay Đua xe đường phố, bữa tiệc đường phố
6 Đu idol[5][6][7] Tự nguyện Những năm 2000 - nay Văn hóa người hâm mộ, buổi hòa nhạc K-pop
7 Nhạc Hoa Lời Việt, Trung Quốc hóa V-pop Tự nguyện 2013 - nay V-pop, nhạc trẻ

Tham khảo[sửa]

  1. 1,00 1,01 1,02 1,03 1,04 1,05 1,06 1,07 1,08 1,09 1,10 1,11 1,12 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Xem bài Giao lưu văn hóa ở người Việt cổ của GS. Hà Văn Tấn, in trong Văn hóa học đại cươngCơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 1996.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  5. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
  6. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  7. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.


This article "Giao lưu và tiếp biến văn hóa tại Việt Nam" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Giao lưu và tiếp biến văn hóa tại Việt Nam. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]