You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Danh sách tiếng lóng trong tiếng Việt của thế hệ Z

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Một đoạn mẫu bình luận sử dụng từ lóng của GenZ trên Facebook.
Một đoạn mẫu bình luận sử dụng từ lóng của GenZ trên Facebook.

Tiếng lóng trong tiếng Việt của thế hệ Z hay được gọi ngắn là ngôn ngữ gen Z,[1][2] những người sinh ra trong giai đoạn những năm 1990 đến cuối những năm 2000 (hoặc đầu những năm 2010) đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ những năm 2010 khi thế hệ này bắt đầu trưởng thành và tiếp xúc với công nghệ từ sớm. Các cụm từ tiếng lóng này càng được trở nên phổ biến thông qua các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, Instagram... bằng việc kết hợp nhiều ký tự, ngôn ngữ, biểu tượng hay pha tạp với các loại ngôn ngữ khác nhau mà không theo bất kỳ quy tắc. Tiếng lóng trong tiếng Việt của thế hệ Z cũng thường trở thành chủ đề tranh cãi trong việc lạm dụng từ ngữ này trong các văn bản hành chính, giao tiếp hay thậm chí là các kỳ thi của thế hệ trẻ. Tiếng lóng cũng được biến tấu các từ ngữ người lớn nhằm để tránh qua các chính sách kiểm duyệt của các nền tảng mạng xã hội.

Lịch sử[sửa]

Một ví dụ trong cách chuyển đổi từ lóng của GenZ.
Một ví dụ trong cách chuyển đổi từ lóng của GenZ.

Tiếng lóng trong tiếng Việt đã xuất hiện từ lâu và trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ Việt Nam năm 1986 cũng định nghĩa về tiếng lóng là "cách nói một ngôn ngữ riêng trong một tầng lớp hoặc một nhóm người nào đó, nhằm chỉ để cho trong nội bộ hiểu được với nhau mà thôi".[3] Tiếng lóng của thế hệ Z được cho là khá khác biệt so với tiếng lóng của các thế hệ trước đó.[4] Việc giao tiếp dễ dàng với Internet càng làm cho tiếng lóng trở nên phổ biến ở mức độ rộng rãi và nhanh hơn trước rất nhiều.[5] Thế hệ Z cũng được cho là có tư duy đột phá hơn các thế hệ trước đó, sẵn sàng đón đầu xu thế và sinh ra đã có sự hiện diện bên cạnh của Internet.[6] Theo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, "thanh niên Việt Nam hiện nay thích sử dụng tiếng lóng, coi nó như một thứ mốt [...]" và báo động tình trạng lạm dụng tiếng lóng trong giới trẻ ở Việt Nam.[7] Tiếng lóng của thế hệ Z được hình thành mà không theo bất kỳ quy luật nào từ việc kết hợp lộn xộn giữa các biểu tượng, viết tắt, con số, dấu câu hay pha tạp giữa tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt...[8] Thậm chí trong Luật Báo chí 2016, việc "góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" đã được đưa vào và xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng của báo chí và nhà báo.[9]

Danh sách[sửa]

Thuật ngữ lóng Định nghĩa Nguồn gốc Ví dụ Biến thể Nguồn
1 Jack 5 triệu Sau khi ca sĩ Jack bị dính vào bê bối chu cấp 5 triệu đồng mỗi tháng cho con gái, cộng đồng mạng Việt Nam đã truyền tai việc "1 Jack = 5 triệu". "Cho mình 1 Jack đi chơi lễ đi". 1 Villa = 400 triệu

1 Chubin = 2 Jack

[10]
Ăn nói xà lơ Ám chỉ một người nào đó nói sai, không đúng với "xà lơ" đọc đúng là cụm từ "sai lơ", một từ ngữ địa phương. Cụm từ xuất hiện sau khi một người livestream bán hàng nói con của mình rằng "Sao con nói vậy!? Ăn nói xà lơ". "Sao con nói vậy? Ăn nói xà lơ" Ăn nói sà lơ [11]
Bủh Xuất phát từ cụm từ "burh", một từ lóng tiếng Anh của cụm từ "bro" hoặc "brother", được hiểu là "người anh em". Du nhập vào Việt Nam, nhưng do bị lỗi trong việc gõ ký tự Telex trên bàn phím, "burh" đã trở thành "bủh" do chữ "r" trong kiểu gõ Telex là thêm dấu hỏi vào ký tự đằng trước. "Đúng là bủh".
  • Dảk – ("Dark", hình thức đùa cợt trên nỗi đau hoặc đơn giản chỉ là thể hiện sự hài hước)
[12]
Cà hẩy Hành động đẩy hông hướng về phía trước với vũ đạo lắc lư hay còn được hiểu là "vừa cà, vừa hẩy". Theo báo Thanh Niên, cụm từ "cà hẩy" xuất phát từ việc rapper Hieuthuhai sử dụng vũ đạo này khi biểu diễn trên sân khấu. "Anh đó cà hẩy đẹp quá" [13]
Cà nhính Được hiểu nôm na cụm từ dùng để biểu thị sự thích thú, hào hứng của giới trẻ. Bắt nguồn từ một đoạn livestream của ca sĩ Miko Lan Trinh và bạn trai của cô khi cùng ăn lẩu. Nữ ca sĩ đã liên tục nói "cà nhính, cà nhính" khi cầm dĩa thức ăn với biểu cảm thích thú. "Cà nhính, cà nhính, cà nhính" [14]
Cẩu lương Ám chỉ những hành động thân mật, ngọt ngào của các cặp đôi ở nơi công cộng hoặc là trước những người độc thân. Theo VTC News, cụm từ này được xuất phát từ việc ẩn dụ hình ảnh chú chó phải ngồi im nhìn chủ ăn cơm, tương tự như việc người độc thân phải thấy người đã có chủ có những hành động thân mật. "Tụi nó đang đi phát cẩu lương kìa" Cơm chó [15]
Chằm Zn Trầm cảm, "zn" được hiểu là ký tự hóa học của nguyên tố "kẽm". Cụm từ được hiểu là "chằm kẽm", nôm na với "trầm cảm". Xuất hiện lần đầu trên Fanpage Hội những người lười Việt Nam với nội dung "Con chằm Zn, con chằm Zn lắm mẹ à" được chế lại lời ca khúc Con Nhớ Nhà Lắm của nữ rapper Lil'S và Ry2c. "Con chằm Zn quá mẹ à!" [16]
CMNR Viết tắt của cụm từ "Chuẩn mẹ nó rồi" hoặc 4 từ sau của "Chuẩn cơm mẹ nấu rồi". Ban đầu cụm từ đầy đủ là "CCMNR" nhưng sau đó đã được tối giản thành "CMNR" xuất phát từ một chương trình do nghệ sĩ Xuân Bắc dẫn khi anh nói cụm từ "Chuẩn cơm mẹ nấu rồi". "CMNR" [17][18]
Elm Cách điệu từ đại từ nhân xưng "em". Từ "elm" trở nên nổi tiếng khi hiện tượng mạng Salim đăng tải các đoạn video ngắn về việc chồng cô gọi mình là "elm". Cụm từ cũng đã đoạt giải Cụm từ lóng của năm của WeChoice Awards 2023. "Elm đi đâu đấy elm?" [19][20]
Ét ô ét Cách đọc tiếng Việt cho cụm từ tiếng Anh "SOS", với hàm ý "cứu với". Bắt nguồn từ TikToker Bà Toạn Vlogs khi được cộng đồng mạng hỏi rằng "Cô bị ép đúng không? Hãy ra tín hiệu đi", bà đã nhìn vào camera và liên tục nói "ét ô ét" một cách không cảm xúc. "Ra tín hiệu ét ô ét đi". [21]
Fame Là một từ trong tiếng Anh, được hiểu là "danh tiếng", thường được sử dụng nhằm ám chỉ hành vi lợi dụng danh tiếng người khác để thu lợi cho cá nhân. Không rõ. "Con nhỏ đó đang đi ké fame thằng kia". Bú fame

Ké fame Hám fame

[22]
Flex Hành động khoe khoang hoặc phô trương những thứ vượt trội của bản thân theo hàm ý tích cực, truyền cảm hứng. Bắt đầu trở nên phổ biến khi một hội nhóm Flex đến hơi thở cuối cùng trên Facebook được ra đời với vài triệu thành viên. "Để tôi flex cho cả nhà xem nhé!" [23]
G9 Được hiểu là "chúc ngủ ngon". Xuất phát của cụm từ này là "good night" trong tiếng Anh và được ngắn gọn hóa thành "G9" với "G" là viết tắt chữ cái đầu của từ "good" và "9" được đọc là "nine" trong tiếng Anh, đồng âm với từ "night". "Tạm biệt nha, g9". [24]
Gét gô Được hiểu là "đi thôi" hoặc "làm theo", theo các đọc lái từ cụm từ tiếng Anh là "Let's go". Cụm từ bắt nguồn từ việc một TikToker có tên Tới Trời Thần khi phát âm sai cụm từ "Let's go" thành "Gét gô" khi thực hiện thử thách 6 ngày 6 đêm dưới bãi sình. "30 ngày nữa đi Đà Lạt. Gét gô" Get gô [25]
Hút độc rắn Ám chỉ hành vi quan hệ tình dục bằng miệng. Không rõ. "Muốn hút độc rắn". [26][27]
Khum "Khum" là từ được đọc lái so với từ "không" theo phong cách dễ thương, gần gũi hơn. Được phát triển và sử dụng mạnh mẽ sau khi một Fanpage có tên Đài Tiếng Nói GenZ sử dụng nhiều lần trong các bài đăng của mình. "Khum muốn đâu"

"Khum thích nha"

[28]
Kiwi kiwi Mang ý nghĩa "quá ngon", tương tự như cách dùng từ "mlem mlem". Bắt nguồn từ một đoạn video ngắn trên TikTok, khi một người uống trà vị kiwi và cảm thấy ngon nên cứ lặp đi lặp lại "kiwi kiwi" rất nhiều lần. "Món này thật kiwi kiwi". [29]
Luật hoa quả Ám chỉ "luật nhân quả" khi đọc trại từ "nhân" thành từ "hoa" cho đồng bộ với tên của các loại trái cây, hoa quả. Cụm từ bắt nguồn từ video ngắn kể về những người muốn làm "giang hồ" nhưng lại sợ bị người khác đánh, nên khi nói thẳng cụm từ "luật nhân quả" thì người này đã nói thành "luật hoa quả". "Luật hoa quả không chừa một ai".
  • "Quả táo" – Quả báo
  • "Quả táo nhãn lồng" – Quả báo nhãn tiền
[30]
Lịch sử đi bạn ơi Cách nói nhẹ nhàng cho cụm từ "Lịch sự đi bạn ơi". Cụm từ xuất phát từ mạng xã hội khi một người dùng bình luận cụm từ "lịch sự đi bạn ơi" thành "lịch sử đi bạn ơi". "Lịch sử đi bạn ơi"
  • "Bớt địa lý đi bạn ơi" – Bớt đạo lý đi bạn ơi.
  • "Bớt thể dục lại" – Bớt thể hiện lại.
  • "Ngữ văn lên coi" – Văn minh lên coi.
  • "Toán học mà nói" – Thẳng thắn mà nói.
[31]
Lemỏn Chảnh, xuất phát từ cụm từ tiếng Anh là "lemon" được dịch ra là "quả chanh", và cách điệu thêm dấu hỏi trong tiếng Việt để biến thành "chảnh". Không rõ. "Con nhỏ này lemỏn quá" Le mỏn [32]
Mai đẹt ti ni Định mệnh đời tôi, đọc theo cách đọc cụm từ "my destiny" của người Thái Lan. Trở nên phổ biến sau khi bộ phim Ngược dòng thời gian để yêu anh được phát hành rộng rãi ở Việt Nam. "Đẹt ti ni của anh ơi" Đẹt ti ni [33]
Mãi mận, mãi keo Được hiểu là "mãi mặn mà" và "mãi keo lỳ", ám chỉ sự gắn kết bền chặt, không thể tách rời. Không rõ. "Mãi mận, mãi keo nhé bạn tôi ơi" Mãi mận

Mãi keo

[34][35]
Mlem mlem Có thể hiểu như "măm măm", thể hiện một thứ gì đó ngon lành, hấp dẫn. Năm 2015, trên Imgur hay Reddit đã lan truyền video ngắn một chú mèo uống nước và phát ra âm thanh tương tự "mlem mlem". Cụm từ này cũng có thể ám chỉ con người, thay vì thức ăn như người đó xinh đẹp, hấp dẫn hoặc "ngon". "Con nhỏ đó mlem mlem quá"

"Chỗ này bán đồ ăn mlem mlem ghê"

[36]
Namkiki Được hiểu là "Nam Kỳ", một từ phân biệt vùng miền ở Việt Nam. Cụm từ được tạo nên ám chỉ "nam kỳ" – một thuật ngữ mà Pháp sử dụng khi đô hộ Việt Nam và chia quốc gia này làm 3 miền lần lượt là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Năm Kỳ để dễ bề cai trị. "Chỉ có thể là namkiki". [37]
Nà ní Bắt nguồn từ "何" trong tiếng Nhật, được hiểu là "cái gì". Xuất phát từ cụm từ "nani" trong tiếng Nhật, được dịch sang tiếng Việt hiểu là "Cái gì?". "Nà ní" Na ni [38]
Sử dụng kết hợp với từ "mấy" thành "mấy ní" hoặc để riêng "ní", nhằm ám chỉ sự thân thiết. "Ní" có xuất phát từ trong tiếng Hoa, khi người dân ở đồng bằng sông Cửu Long đọc trại cụm từ "nị, ngộ" mà thành. "Chiều qua nhà tui chưa nha mấy ní". [39]
Parky Được hiểu là "Bắc Kỳ", một từ phân biệt vùng miền ở Việt Nam. Cụm từ này được tạo nên từ "bắc kỳ" – một thuật ngữ mà Pháp sử dụng khi đô hộ Việt Nam và chia quốc gia này làm 3 miền lần lượt là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Năm Kỳ để dễ bề cai trị. "Đúng là parky" [37]
Phở bò Chỉ sử dụng phổ biến trên TikTok với nghĩa ám chỉ nền tảng Facebook. Nhằm lách các chính sách hạn chế từ ngữ của nền tảng mạng xã hội khác của TikTok, mà thế hệ Z đã gọi "phở bò" như một cách nói lách ám chỉ Facebook, khi nền tảng này ở Việt Nam được viết tắt thành "F" và "B". "Lướt phở bò đi".

"Liên hệ mình bên phở bò nha".

[40]
Rén Ám chỉ hành động sợ sệt, không dám làm một điều gì đó. Bắt nguồn từ một nữ sinh nói chuyện với giọng điệu thách thức 4 học sinh khác theo kiểu, "rén rồi thì nói đi cưng". "Mày rén rồi chứ gì?"

"Rén rồi thì nói đi cưng".

[41]
Sẽ gầy Hành vi quan hệ tình dục cùng giới. Xuất phát từ "sex gay" trong tiếng Anh, nhưng cụm từ "sex" được biến đổi thành "sẽ" do lỗi gõ Telex, còn "gay" được thêm dấu thành "gầy". "Phim sẽ gầy" [27][26]
Slay Được sử dụng để ngưỡng mộ, khen mộ ai đó làm tốt hoặc "rất đỉnh". Dược dịch từ cụm từ "slay" trong tiếng Anh theo nghĩa "hạ gục", "làm say đắm" theo hướng tích cực. "Trông bạn slay thế" [42]
Trà xanh Tương tự "tiểu tam" hay "người thứ ba", chen chân vào mối tình của người khác. Bắt nguồn từ "biểu lục trà" trong bộ phim Mối quan hệ kiểu Trung Quốc vào năm 2016 và có một nhân vật nữ dùng nhiều thủ đoạn để quyễn rũ nam chính và được anh gọi là "biểu lục trà". Tuy nhiên, khi du nhập vào Việt Nam, cụm từ này được thay đổi thành "trà xanh" ám chỉ "kẻ thứ ba". "Có vẻ như người đó là trà xanh". [43]
Trôn Cách Việt hóa của giới trẻ cho cụm từ "troll" trong tiếng Anh. Cụm từ được lan truyền sau khi các TikToker Việt Nam hành động đùa giỡn một ai đó, sau đó thì bảo "trôn Việt Nam, trôn Việt Nam". "Trôn thôi, trôn Việt Nam, trôn Việt Nam" Trôn + địa danh ở nơi nào đó [44]
Ultr Viết ngắn của cụm từ "U là trời", mang nghĩa tương tự "Ơi là trời" – một câu cảm thán. Không rõ. "U là trời! Người gì mà đẹp dữ vậy". [45]
Wibu Được hiểu là những người hâm mộ anime, manga, văn hóa Nhật Bản một cách cuồng nhiệt hoặc thể hiện bản thân mình am hiểu văn hóa Nhật Bản. Wibu là cách gọi cụm từ "Weeaboo" mà tiền thân của nó là "Wapanese", được kết hợp từ "white" hoặc "wannabe" với "Japanese". Khi xuất hiện tại Việt Nam, "Weeaboo" đã trở thành "Wibu". "Thằng đó là Wibu chắc". [46]
Xì trây Đọc trại từ tiếng Anh cụm từ "straight", ám chỉ những người dị tính và kỳ thị cộng đồng LGBT. Xuất phải từ cụm từ "straight" trong tiếng Anh, được các thế hệ Z trong cộng đồng LGBT ám chỉ những người dị tính có hành vi kỳ thị họ. "Xì trây thượng đẳng có ổn không?". [47]
Xịt keo Ám chỉ một trạng thái ngạc nhiên, đứng hình,... và không nói nên lời. Xuất phát từ biểu cảm của á hậu Mai Ngô khi cô có những biểu cảm dành cho thí sinh trong chương trình Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam. "Bị xịt keo cứng ngắt" [48]
Xu cà na Xui xẻo, "xu" được đọc theo cách hiểu là "xui" và được bổ sung cụm từ "cà na" được hiểu là một quả chua và hơi chát, mang hàm ý tiêu cực. Cụm từ được trở nên nổi tiếng và phổ biến khi hiện tượng mạng Võ Minh Hiếu sử dụng trong các phiên livestream của mình. "Mới sáng sớm đã thấy xu cà na" [49][50]
Yang lake Kết hợp giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Từ "yang", đọc lái là "giang" và "lake" trong tiếng Anh dịch ra là "hồ". Cụm từ được hiểu là "giang hồ". Tuy nhiên, nó ám chỉ cho người "giả làm giang hồ". Cụm từ xuất phát từ khoảng đầu năm 2020, từ lối chơi chữ của thế hệ Z với hàm ý miệt thị một cách hài hước. "Phiêu bạt yang lake"

"Người trong yang lake"

[51]

Ảnh hưởng[sửa]

Văn hóa[sửa]

Đăng tải trên báo Tuổi trẻ thủ đô, tờ này cho rằng việc sử dụng tiếng lóng thường xuyên và quá nhiều làm cho bản thân quên đi ý nghĩa ban đầu của từ ngữ đó. Thậm chí, trở thành thói quen và đưa các ngôn ngữ đó vào văn bản hành chính, nói chuyện với người lớn, cấp trên... khiến người khác cảm thấy không được tôn trọng.[52] Thậm chí, Tạp chí điện tử Thương hiệu & Pháp luật còn cho rằng, thế hệ trước có thể xem thế hệ Z sử dụng từ ngữ lạ như một "sự suy đồi văn hóa".[6] Báo Thanh Niên cho rằng, tiếng lóng ra đời nhằm cho thế hệ trẻ khẳng định cái tôi và vị thế của bản thân trong xã hội.[8] Nhiều ý kiến cho rằng việc lạm dụng sẽ dần biến loại tiếng "lai căng" trở thành ngôn ngữ chính thức của tiếng Việt như thói quen vô thức của các thế hệ trẻ. Nhiều tờ báo Việt Nam cũng đã cảnh cáo cho rằng các bộ phim dành cho tuổi mới lớn cũng đang "cổ súy" cho giới trẻ khi sử dụng tiếng lóng vào các chương trình truyền hình.[8] Tuy nhiên, nhiều từ ngữ như "cà khịa" cũng được phát hiện sử dụng phổ biến trên nhiều tờ báo ở Việt Nam.[lower-alpha 1] Thông qua các mạng xã hội và đặc biệt là TikTok, "ngôn ngữ của gen Z" cũng dần dần bắt đầu xuất hiện môi trường văn phòng.[1] Vào năm 2019, khi đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng nhiều tờ báo ở Việt Nam đã sử dụng từ "bão" hoặc "đi bão" để ám chỉ hành động ra đường cổ vũ. Tuy nhiên, tạp chí Người Làm Báo cho rằng việc này có thể sẽ khuyến khích, cổ vũ gây "mất trật tự công cộng, thậm chí cổ xúy cho phong trào đua xe trái phép" hay làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.[9]

Nhiều từ ngữ người lớn cũng được cho là đã sử dụng tiếng lóng nhằm để vượt qua chính sách của các nền tảng mạng xã hội như "sẽ gầy" (ám chỉ quan hệ tình dục đồng giới), "hút độc rắn" (ám chỉ quan hệ tình dục bằng miệng), "dầu gió" (ám chỉ loại thuốc kích dục), "xúc bình xăng con" (ám chỉ thủ dâm ở nam giới)...[27][26] Tờ Thể thao & Văn hóa, cũng đã lên bài cảnh báo phụ huynh trước những từ lóng được xem là dung tục và không phù hợp trên mạng xã hội. Tờ báo này cũng cho rằng các từ ngữ tiếng lóng người lớn còn có cả "một hệ sinh thái".[26]

Giáo dục[sửa]

Ở chương trình phổ thông, nhiều giáo viên cho rằng học sinh đã bị lạm dụng vào tiếng lóng và thậm chí còn đưa nó vào những bài kiểm tra hay ngay cả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông với những cụm từ "ah" (à), "ko" (không), "of" (của), "j" (gì)...[8] Tuy nhiên, ở tờ báo Quảng Trị, nhiều giáo viên lại cho rằng không ghi nhận trường hợp nào học sinh lạm dụng từ lóng trong thi cử.[2]

Trong một bài nghiên cứu của Khoa Du lịch & Ngoại ngữ Trường Đại học Sao Đỏ, đơn vị này cho rằng để học tốt một ngôn ngữ nào đó thì "không thể bỏ qua tiếng lóng" và loại tiếng này "đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc học một ngôn ngữ nào đó".[55]

Chú thích[sửa]

Ghi chú[sửa]

  1. Từ "cà khịa" được sử dụng phổ biến ở tiêu đề của nhiều bài báo.[53][54]

Tham khảo[sửa]

  1. 1,0 1,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. 2,0 2,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  5. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  6. 6,0 6,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  7. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  8. 8,0 8,1 8,2 8,3 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  9. 9,0 9,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  10. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  11. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  12. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  13. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  14. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  15. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  16. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  17. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  18. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  19. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  20. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  21. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  22. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  23. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  24. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  25. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  26. 26,0 26,1 26,2 26,3 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  27. 27,0 27,1 27,2 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  28. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  29. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  30. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  31. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  32. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  33. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  34. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  35. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  36. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  37. 37,0 37,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  38. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  39. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  40. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  41. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  42. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  43. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  44. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  45. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  46. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  47. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  48. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  49. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  50. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  51. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  52. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  53. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  54. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  55. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Navbar' not found.


This article "Danh sách tiếng lóng trong tiếng Việt của thế hệ Z" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Danh sách tiếng lóng trong tiếng Việt của thế hệ Z. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]