You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Huỳnh Dũng Nhân

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.


Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”. Huỳnh Dũng Nhân là một nhà báo người Việt Nam chuyên về thể loại Phóng sự.

Tiểu sử[sửa]

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân sinh ra tại thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Ba mẹ ông đều là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. Quê ba ông ở Bến Tre, mẹ ông ở Rạch Giá. Ba ông là nhà báo Huỳnh Hùng Lý và mẹ là bà Lê Thị Lý cùng công tác ở báo Báo Nhân dân sau khi tập kết ra Hà Nội.

Tuổi thơ của ông gắn liền với khu tập thể báo Nhân Dân ở ngõ Lý Thường Kiệt. Từng có 2 lần cùng Trại trẻ sơ tán báo Nhân Dân đi sơ tán trong các đợt Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc.

Sau năm 1975, đất nước thống nhất, ông trở về Sài Gòn cùng gia đình. Trở thành sinh viên Khoa Ngữ Văn của trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. Sau đó tiếp tục ra Hà Nội, học tại Khoa Báo chí của trường Tuyên huấn Trung ương Hà Nội (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền).[1]

Sự nghiệp[sửa]

Sau khi tốt nghiệp Khoa Báo chí trường Tuyên huấn Trung ương Hà Nội, Huỳnh Dũng Nhân đầu quân về Báo Tuổi trẻ. Báo Tuổi trẻ được coi là bệ phóng trong sự nghiệp báo chí của ông, nhưng Báo Lao động mới là cơ quan ông làm việc lâu nhất và là nơi giúp ông thăng hoa với những loạt phóng sự mang lại thương hiệu.

Phóng sự đầu tiên gây tiếng vang là phóng sự "Hai giờ dưới lòng đất" khi ông đi thực tế ở mỏ than Mông Dương (Quảng Ninh). Từ đó, phóng sự xã hội trở thành "thương hiệu" của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, được nhiều người biết đến và đón đọc như các phóng sự: Con đường bia bọt, Tôi đi bán tôi… cùng loạt phóng sự sau hai lần đi xuyên Việt.

Thành công trong lĩnh vực báo chí, Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân được đề bạt giữ nhiều chức vụ:

- Uỷ viên Ban chấp hành - Phó ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam

- Phó chủ tịch Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh

- Tổng Biên tập Tạp chí Nghề Báo

- Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khoá 6 (1999-2004)[2]

- Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam

- Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn TP HCM

- Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh khoá VI (2010-2015).

- Giảng viên thỉnh giảng môn Phóng sự của Khoa Báo chí - Truyền thông Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP. HCM

Ngoài ra, ông còn viết văn, làm thơ và đã xuất bản những tác phẩm gây ấn tượng.

Gần đây nhất vào tháng 3/2022, ông đã cùng Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức thành công triển lãm "Nhà báo vẽ" gồm khoảng 200 bức chân dung ông tự tay vẽ các bạn báo, bạn văn và những bức tranh cổ động chống dịch Covid-19.

Tác phẩm đã xuất bản[sửa]

Phóng sự[sửa]

- Ba hồi chuông - Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM

- Ăn Tết trong rừng chó sói - Nhà xuất bản Lao Động

- Ký sự Xuyên Việt - Nhà xuất bản Công an Nhân dân

- Tôi đi bán tôi - Nhà xuất bản Văn Nghệ TP.HCM

- Những người đi trong gió - Nhà xuất bản Trẻ

- Kính thưa ôsin - Nhà xuất bản Thông tấn (Phóng sự Kính thưa Ôsin đã được dựng thành kịch diễn tại sân khấu 5B Võ Văn Tần và bộ phim 70 tập cùng tên trên HTV2)

Ông là một trong những người đầu tiên chui xuống hầm lò Mông Dương sâu cả trăm mét và được coi như mở đầu cho “trường phái” phóng sự nhập cuộc sau này. Đây cũng là phóng sự dấn thân đầu tiên mang phong cách Huỳnh Dũng Nhân: đời thường, gần gũi nhưng nhân văn, có giá trị thông tin. Được bạn đọc gọi là “ con sói phóng sự “ và “ vua phóng sự thời kỳ đổi mới “

- Từ hầm lò Mông Dương đến nóc nhà thế giới Tây Tạng (in chung với Đỗ Doãn Hoàng) - Nhà xuất bản Tổng hợp

- Giọt lệ trên trời - NXB Thông tấn, NXB Tổng hợp TP.HCM (Tái bản)

- Sao băng - NXB Văn Nghệ TP.HCM

Truyện thiếu nhi[sửa]

- Nối dây cho diều - in chung - Nhà xuất bản Kim Đồng

- Những vòng sóng - in chung - Nhà xuất bản Kim Đồng

- Kỷ niệm ngày sinh - in chung - Nhà xuất bản Kim Đồng

- Kể về một tài năng - Nhà xuất bản Kim Đồng

- Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn - Nhà xuất bản Kim Đồng

- Lãng mạn cùng cá sấu - Nhà xuất bản Kim Đồng

Tản văn[sửa]

- Giọt lệ trên trời - Nhà xuất bản Thông tấn, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM (Tái bản)

- Sao băng - Nhà xuất bản Văn Nghệ TP.HCM

Giáo trình[sửa]

- Phóng sự, từ giảng đường đến trang viết - Nhà xuất bản Thông tấn

- Để viết phóng sự thành công - Nhà xuất bản Thông tấn

- Để viết phóng sự thành công - Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM (Tái bản)

Thơ[sửa]

- Dã  quỳ tím - Nhà xuất bản Trẻ - 2011

- Tự tình với Facebook- Nhà xuất bản Tổng hợp 2017

- Ký ức chao nghiêng - Nhà xuất bản VHVN TPHCM 2018

- Bỗng lại hờn lại nhớ - Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ 2020

- Riêng một góc nhìn - Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM 2021

- Một chút riêng tư - Nhà xuất bản Hội nhà văn 2022

- Ngoảnh lại thương yêu - Nhà xuất bản Hội Nhà Văn

- Một chút riêng tư - Nhà xuất bản Hội Nhà Văn

Hồi ký[sửa]

- Hồi ký Nguyễn Trọng Trúc - Bóng bàn một đời tôi đam mê - Huỳnh Dũng Nhân chấp bút.

- Chúng tôi- Một thời mũ rơm mũ cối - Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh 2020

- Hồi ký: 40 năm đi, yêu và viết [3]

Truyện Ngắn

- Truyện ngắn: Ký ức tình (bút danh Kỳ Lâm)

Triển lãm[sửa]

- Nhà báo vẽ - Kết hợp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam

- 100 chân dung nhà báo nữ - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

- 100 chân dung giảng viên và cựu học viên- Học  viện báo chí tuyên truyền

Tặng thưởng[sửa]

-Tặng thưởng văn học TPHCM 2020

- Ông còn được chú ý với ba chương trình hành động:

  1. Cách ly dịch không cách ly bút : viết và vẽ trong mùa dịch
  2. Xin một tuổi. Dành một năm đi thăm các tỉnh thành nơi từng sinh sống và làm việc, thăm lại bạn bè và nhân vật mình đã viết bài
  3. Vẽ 1000 chân dung văn nghệ sĩ trong một năm bị bệnh tai biến phải nằm nhà.

Slogan[sửa]

Thời gian một chiều, đi mãi rồi hết. Đi, yêu và viết. Không có gì ngoài cả cuộc đời

Nhận định[sửa]

Nhà thơ, nhà báo [4]

"Tài năng viết phóng sự của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân phát tiết đúng vào giai đoạn hưng thịnh của Báo Lao động. Hay nói chính xác hơn, đúng vào giai đoạn phát triển vượt trội của báo in ở thập niên cuối cùng thế kỷ 20, những phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân trở thành một hiện tượng khiến bạn đọc say mê.

Thành công của Huỳnh Dũng Nhân không phải xuất phát từ tư cách nhân chứng những sự kiện nóng bỏng mà nhờ cách nhìn và cách viết. Huỳnh Dũng Nhân biết cách nhìn những điều bình thường để có đề tài, và Huỳnh Dũng Nhân biết cách viết những chi tiết nhỏ sao cho xúc động.

Với độ lùi thời gian, nhiều phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân đọc lại vẫn thấy thú vị vì anh kết hợp được chất báo chí với chất văn chương. Yếu tố thẩm mỹ của chữ nghĩa giúp phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân có sức sống tương đối lâu bền khi những sự kiện đã trôi tuột vào quá khứ!"

Tham Khảo[sửa]

1. Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Nếu có kiếp sau, vẫn chọn nghề báo / Đại Đoàn Kết

2. Cây phóng sự Huỳnh Dũng Nhân nhớ về một thời “mũ rơm mũ cối“/ Thanh Niên

3. Huỳnh Dũng Nhân: Là Nhà báo, thì bạn hãy viết đi! / Vietnam+

4. Ký ức về "Một thời mũ rơm, mũ cối" của "ông vua" phóng sự Huỳnh Dũng Nhân / Công An Nhân Dân

5. Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân với "Chúng tôi - Một thời mũ rơm, mũ cối"/ Sài Gòn Giải Phóng

6. Dựng lại “Một thời mũ rơm mũ cối” / Nhân Dân

7. Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân và “40 năm đi, yêu và viết” / Lao Động

8. Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân kể chuyện “40 năm đi, yêu và viết” / Nhân Dân

9. Hôm nay (7/6), "Quán thanh xuân" mở cửa trở lại / VTV

10. "Đi, yêu và viết" của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Một món quà quý với người làm báo / Công Luận

11. Phóng sự: Huỳnh Dũng Nhân-Nhà báo quê xứ Dừa / Đài Phát thanh - Truyền hình Bến Tre

Chú thích[sửa]


This article "Huỳnh Dũng Nhân" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Huỳnh Dũng Nhân. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]