You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Tiêu Dao - Bảo Cự

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.


Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”. Ông Bảo Cự (sinh ngày 01/8/1945, quê quán tại Xuân Trà, Hương Trà, tỉnh Bình Trị Thiên) là một nhà văn và nhà bất đồng chính kiến người Việt Nam. Ông từng tham gia phong trào sinh viên phản chiến miền Nam trước 1975, là Uỷ viên thường trực Hội văn nghệ Lâm Đồng. Ông bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1989 cùng với nhà thơ Bùi Minh Quốc vì phản bác và chống đối do "sự lãnh đạo của Đảng đã khác biệt quá xa với lý tưởng và hoài vọng của mình".[1][2] Ông cùng với Mai Thái Lĩnh, Bùi Minh QuốcHà Sĩ Phu là bốn thành viên đầu tiên của Nhóm Thân hữu Đà Lạt.

Tiểu sử[sửa]

Cha ông là Vĩnh Đề. Mẹ là Bùi Thị Hữu. Anh ông là Bảo Phi, trước 1975 đi lính bộ binh chế độ Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc chuẩn uý. Vợ ông là Phạm Thị Bạch Yến, giáo viên trường PTCS Phan Chu Trinh, phường 9, Đà Lạt. Ông có hai con là Bảo Phạm Tiêu Dao và Bảo Phạm Trường Sơn. Bảo Cự có anh vợ là Phạm Ngọc Lân, chủ bút báo Thông Luận ở Pháp.

- 1963 - 1967: học khoa ngữ văn, Đại học Sư Phạm Huế[3], tham gia phong trào sinh viên, học sinh chống Mỹ và tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Năm 1966 ông bị địch bắt giam[4] tại Trung tâm thẩm vấn Huế.Trong thời gian này tích cực tham các phong trào đấu tranh của sinh viên và quần chúng đòi độc lập, dân chủ và hòa bình, chống các chính phủ độc tài và sự can thiệp quá sâu của người Mỹ ở Miền Nam. Đã từng giữ các chức vụ Chủ tịch Ban Đại Diện Sinh viên Đại học Sư Phạm, Phó chủ tịch ngoại vụ, Phụ trách Đài Phát Thanh Tranh Đấu, Đoàn trưởng Đoàn 3 Sinh viên Quyết Tử thuộc Hội đồng Sinh viên Liên Khoa Tranh Thủ Cách mạng Đại học Huế. Năm cuối ở Đại học bị bắt giữ và giam 5 tháng tại Trại Tạm giam của Trung tâm Thẩm vấn Thành phố Huế.

- 1968 - 1970: dạy học ở Thị xã Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc. Trong thời gian này có đi tập huấn 3 tháng tại quân trường Lam Sơn.

- 1971 - 1975: dạy học ở Bảo Lộc - Lâm Đồng, tham gia viết báo, viết văn trong phong trào chống Mỹ Thiệu. Trong thời gian ở Bảo Lộc, tham gia hoạt động cho Mặt Trận Giải Phóng và gia nhập Đảng Nhân Dân Cách mạng Miền Nam (tức Đảng Cộng sản ở Miền Nam). Năm 1974 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

- 1976 - 1986: cán bộ Phòng giáo dục huyện Bảo Lộc, phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Bảo Lộc.

- 1987 - 1989: Uỷ viên thường trực Hội văn nghệ Lâm Đồng. Đồng thời là Phó Tổng biên tập tạp chí Lang Bian của Hội. Lang Bian là một tạp chí có xu hướng cấp tiến rõ rệt trong thời điểm này, cùng với báo Văn Nghệ của Hội Nhà Văn Việt Nam và tạp chí Sông Hương ở Huế. Mới ra được 3 số, tạp chí Lang Bian bị đình bản. 

- 1990: bị cách chức ở nhà làm vườn và viết văn.

- Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 9/3/1974, khai trừ 10/6/1989.

Quan điểm[sửa]

Tháng 01/1988 được bầu làm Uỷ viên thường trực Hội văn nghệ Lâm Đồng, Tiêu Dao - Bảo Cự đã cùng với Bùi Minh Quốc lãnh đạo Hội hoạt động theo những quan điểm tư tưởng trái ngược với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về Văn hoá, văn nghệ. Cuối năm 1988, Bảo Cự cùng với Bùi Minh Quốc (khi đó là Chủ tịch Hội Văn nghệ Lâm Đồng) và một số người khác tổ chức chuyến đi “xuyên Việt” vận động lấy chữ ký vào bản kiến nghị với Trung ương có nội dung “đòi tự do dân chủ”. Tại các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên, thông qua các Hội Văn nghệ địa phương, đoàn này đã gặp gỡ văn nghệ sĩ, trí thức và công chúng để trao đổi quan điểm, vận động ký các kiến nghị và tuyên bố, trong đó có một tuyên bố với 118 người ký đòi tự do dân chủ và yêu cầu cách chức Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương và Bộ trưởng Bộ Văn Hóa Thông tin.

Chuyến đi này được đánh giá như một “cuộc biểu tình chạy của văn nghệ sĩ, trí thức tập dượt chống chế độ”. Đến Huế, dù bị Tỉnh Ủy Lâm Đồng điện gọi Bùi Minh Quốc và Bảo Cự quay về để kiểm điểm nhưng Bùi Minh Quốc và Bảo Cự không chấp hành, tiếp tục đi ra Hà Nội, vào tận Ban Bí thư và một số Ban, Bộ ở Trung ương để đấu tranh và giao các kiến nghị, tuyên bố của các văn nghệ sĩ, trí thức và công chúng. Sau chuyến đi này, Bùi Minh Quốc và Bảo Cự bị kiểm điểm trong Hội và trong Đảng, cuối cùng cả hai đều bị cách chức và khai trừ ra khỏi Đảng. Riêng Bảo Cự đến năm 1992 tự ý nghỉ việc, ra khỏi cơ quan nhà nước, về nhà cuốc đất làm vườn.

– Từ 1993, Tiêu Dao Bảo Cự bắt đầu viết các bài chính luận phân tích tình hình đất nước và phê phán nhà cầm quyền, hầu hết đều công bố ở hải ngoại. Bài viết và trả lời phỏng vấn của TDBC xuất hiện trên các báo, tạp chí như Thông Luận, Diễn đàn (Pháp), Người Việt, Hợp Lưu, Ngày Nay, Thế Kỷ 21 (Mỹ), Thiện Chí, Tự Do, Tao Đàn (Đông Âu); các đài phát thanh VOA, BBC,RFA, RFI, VNCR, Australia, Chân trời Mới.Trong một “Buổi Thuyết Trình Của Tiêu Dao Bảo Cự và sinh viên Đại Học UC Berkeley”, Bảo Cự cho rằng “ông đã giúp cộng sản đánh đổ một chế độ tốt đẹp hơn cái chế độ cộng sản mà ông đã hy sinh cả tuổi trẻ để phục vụ”. Đây là lý do khiến ông trở thành mục tiêu săn đón, đăng bài, phỏng vấn của các tổ chức chống Đảng, phục quốc VNCH ở hải ngoại.

- Ngoài các bài chính luận Tiêu Dao Bảo Cự có hai tác phẩm được xuất bản tại Mỹ: Nửa Đời Nhìn Lại (tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ 1994, Nhà xuất bản Văn nghệ tái bản năm 1997), Hành Trình Cuối Đông (Bút ký, Nhà xuất bản Văn nghệ 1998).

- Sau mấy năm bị theo dõi, bao vây, cô lập và công an gọi lên thẩm vấn triền miên nhưng không thay đổi quan điểm và thái độ, chính thức bị quản chế 2 năm (1997-1999) theo nghị định 31/CP về quản chế hành chính.

- Sau một thời gian im lặng tuy vẫn tiếp tục sáng tác, Tiêu Dao Bảo Cự xuất hiện trở lại với tập truyện “ Trên cả hận thù” (do tạp chí Văn Học ở Mỹ xuất bản cuối năm 2004) và từ tháng 8/2005 với hàng lọat bài trên DCVOnline và Talawas.

-Tiêu Dao Bảo Cự có công lớn trong việc cùng với các bạn ông là Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Mai Thái Lĩnh, Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn, Trần Minh Thảo, và một số bạn khác đã tạo ra một hiện tượng mà nhiều người thường gọi là “Nhóm Đà Lạt”, “Nhóm thân hữu Đà Lạt”, hay nhóm “Hiền sĩ cao nguyên”, làm cho Đà Lạt trở thành một điểm nóng chính trị”, cùng với Sài Gòn và Hà Nội trong một thời gian dài.

Ông có tham gia viết bài cho "Tập san Tổ quốc".[5]

Tác phẩm[sửa]

Hầu hết các tác phẩm của ông đều in bên ngoài Việt Nam như bút ký "Hành trình cuối đông" (Văn Nghệ), "Nửa đời nhìn lại" (hồi ký - Thế kỷ 21), "Trên cả hận thù" (tập truyện - Thời Văn) và cuốn ký "Hành trình mùa xuân" được công bố một phần trên tờ Người Việt, và công bố toàn phần trên trang mạng Đàn Chim Việt.[6]

Sách đã xuất bản của Tiêu Dao Bảo Cự:

  • Tiếng chim báo bão, Tiếng Quê Hương, Virginia, 2009 (chính luận và bút ký).
  • Mảnh trời xanh trên thung lũng, Văn Mới, California, 2007 (tác phẩm viết, hồi ký, tiểu thuyết tự truyện)[7]
  • Trên cả hận thù, Tạp chí Văn Học, California, 2004.
  • Hành trình cuối đông, Văn Nghệ, California, 1998.
  • Nửa đời nhìn lại, Thế Kỷ 21, California, 1994.
  • Hành trình cuối đông
  • Tôi bày tỏ

Tham khảo[sửa]

  1. Phỏng vấn Tiêu Dao Bảo Cự – Tôi chẳng cần bất cứ một sự lãnh đạo nào
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  5. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  6. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  7. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.


This article "Tiêu Dao - Bảo Cự" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Tiêu Dao - Bảo Cự. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]