You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Lê Minh Quốc

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Category handler”.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.Lê Minh Quốc (sinh ngày 1 tháng 8 năm 1959, thành phố Đà Nẵng) là một nhà thơ, nhà báo Việt Nam và được biết đến như một trong những tác giả tiêu biểu với nhiều thể loại văn học và báo chí sau năm 1975. Ông từng phụ trách lãnh vực văn hóa văn nghệ của báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh, và hiện nay thường xuyên viết cho nhiều báo khác như chuyên mục Lắt léo chữ nghĩa (Báo Tuổi trẻ cười), chuyên mục Sổ tay nhà văn (Báo An ninh thế giới), với nhiều bút danh như Huyền Sương, Lê Văn Nghệ v.v.[1]

Tiểu sử[sửa]

Lê Minh Quốc sinh ngày 1 tháng 8 năm 1959 tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Thuở nhỏ ông theo học tại các trường tiểu học Tây Hồ và THCS Phan Châu Trinh. Từ tháng 7 năm 1977, ông đi bộ đội và trở thành quân tình nguyện hoạt động tại chiến trường Campuchia. Ra quân năm 1983, ông là sinh viên khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (niên khóa 1983-1987). Từ năm 1988, ông là phóng viên báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, ông là chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2020-2025.[2]

Quan điểm sáng tác[sửa]

"Thi sĩ? Đó là kẻ có sứ mạng tìm kiếm, khai thác những giấc mơ đã đến trong cuộc đời của chính mình. Giấc mơ ấy chính là tâm trạng, tâm thế, tâm linh đang phiêu bồng, trôi dạt đâu đó ở phía chân mây cuối trời trong thời đại hắn đang sống. Sau đó, hắn thể hiện bằng những con chữ được sắp xếp ngẫu hứng và ý thức. Trên hành trình đơn độc này, không có ai thành công và cũng chẳng ai thất bại. Bởi lẽ mỗi bài thơ viết ra đã mang dấu ấn của sự thất bại não nề của những giấc mơ không bao giờ đạt đến".[3]

Sự nghiệp văn học[sửa]

Năm 13 tuổi ông có thơ in báo đầu tiên trên tờ Thiếu Nhi do nhà văn Nhật Tiến chủ bút, báo Tuổi Hoa ký với bút danh Thiên Bất Hủ. Tác phẩm đầu tiên của ông là tập thơ Trong cõi chiêm bao (NXB Trẻ, 1989). Sau đó, ông tiếp tục cho in nhiều tác phẩm khác với nhiều thể loại từ thơ, tiểu thuyết đến biên khảo lịch sử, văn hóa,[4] và được dư luận đánh giá là tác giả đương đại có nhiều tác phẩm đã xuất bản.[5]

Thơ[sửa]

  • Trong cõi chiêm bao (NXB Văn Nghệ TP.HCM, 1989)
  • Ngày mai còn lại một mình tôi (NXB Trẻ, 1990)
  • Thơ tình Lê Minh Quốc (NXB Trẻ, 1995)
  • Tôi vẽ mặt tôi (NXB Văn hóa Thông tin, 1994)
  • Nếu không còn cổ tích (NXB Đồng Nai, 1997)
  • Đất bên ngoài Tổ quốc (in chung với Đoàn Tuấn, NXB Văn Học, 1998)
  • Yêu em, Đà Nẵng (NXB Trẻ, 1999)
  • Tôi chạy theo thơ (NXB Trẻ, 2003)
  • Lê Minh Quốc - Thơ với tuổi thơ (NXB Kim Đồng, 2005)
  • Hành trình của con kiến (Trường ca - NXB Trẻ, 2006)
  • Thơ tình của Quốc (NXB Trẻ, 2010)
  • Yêu một người là nuôi dưởng đức tin (NXB Hội Nhà văn, 2017)
  • Chào thế giới bây giờ con đã đến (NXB Văn hóa Văn nghệ, 2019)
  • Ấn ngọc phương Nam (Trường ca - NXB Văn hóa Văn nghệ, 2020)

Bút ký[sửa]

  • Du lịch của người câm (NXB Trẻ, 2005)
  • Một ngày ở Mỹ (NXB Trẻ, 2008)
  • Gái đẹp trong tôi (NXB Văn hóa Văn nghệ, 2010)
  • Tôi và đàn bà (NXB Hội Nhà văn - 2013)
  • Khi tổ ấm nhảy Lambada (NXB Văn hóa văn nghệ, 2014)
  • Ngày trong nếp ngày (NXB Hội Nhà văn, 2015)
  • Ngày viết mỗi ngày (NXB Hội Nhà văn, 2016)
  • Ngày sống đời thơ (NXB văn Học, 2017)
  • Ngày đi trên chữ (NXB Hội Nhà văn, 2017)
  • Tình ta đang nhảy Rock (NXB Hội Nhà văn, 2017)
  • Trong tàn phai có nụ hồng thơm lên (NXB Hội Nhà văn, 2017)
  • Mẹ đã đi chợ về (NXB Trẻ, 2018)
  • Ngày qua bóng ngày (NXB TH TP.HCM, 2018)
  • Thật tuyệt tình ta thôi trúc trắc (NXB Văn hóa văn nghệ, 2018)

Truyện dài[sửa]

  • Sân trường kỷ niệm (NXB Trẻ, 1990)
  • Mùa thu đứng trước cổng trường (NXB Trẻ, 1990)
  • Thời của mỗi người (NXB Trẻ, 1991)
  • Về nơi nào để nhớ (NXB Văn Nghệ TP.HCM, 1991)
  • Hoa cúc không phải màu vàng (NXB Trẻ, 1992)
  • Xin lỗi, ông là ai? (NXB Trẻ, (1993)
  • Mùa thu đến muộn (chung với Đoàn Tuấn- NXB Kim Đồng, 2000)
  • Đời thế mà vui (NXB Văn hóa Văn nghệ, 2014)

Tiểu thuyết[sửa]

  • Nguyễn Thái Học (NXB Văn Học, 1995)
  • Tướng quân Hoàng Hoa Thám (NXB Văn Học, 1996)
  • Nguyễn An Ninh - Dấu ấn để lại (NXB Văn Học, 1997)
  • Chiến tướng Tôn Thất Thuyết (NXB Kim Đồng - 2003)
  • Bạch Thái Bưởi - khẳng định doanh tài đất Việt  (NXB Trẻ, 2007)

Biên khảo[sửa]

  • Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam (NXB Trẻ, 1996)
  • Hỏi đáp 300 năm Sài Gòn - TP.HCM (NXB Trẻ, 1998)
  • Phát hiện về bổn thơ Nam kỳ đầu thế kỷ XX (chung với Nguyễn Hữu Hiệp  - NXB Trẻ, 1998)
  • Kể chuyện danh nhân Việt Nam - 20 tập với 10 chủ đề khác nhau (NXB Trẻ 1999)
  • Hành trình chữ viết (NXB Trẻ, 2000)
  • Hỏi đáp Báo chí Việt Nam (NXB Trẻ, 2001)
  • Hỏi đáp Giáo dục Việt Nam (NXB Trẻ, 2001)
  • Hỏi đáp Non nước xứ Quảng (NXB Trẻ, 2002)
  • Doanh nghiệp Việt Nam xưa & nay (NXB Trẻ, 2004)
  • Sơn Nam - Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê (NXB Kim Đồng, 2011)
  • Người Quảng Nam (NXB Trẻ - 2012)
  • Nguyễn Nhật Ánh - Hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ (NXB Kim Đồng, 2012)
  • Chuyện tình các danh nhân Việt Nam (NXB TP.HCM, 2016)
  • Người Bến Tre (NXB Trẻ, 2020)

Giải thưởng[sửa]

  • Giải Nhất thơ kỷ niệm 10 năm Thành lập Lực lượng Thanh niên Xung phong (1985)
  • Giải B thi viết về Tòa án nhân dân tối cao (2016)[6]
  • Được bình chọn là 1 trong 60 nhân vật tiêu biểu của khoa Ngữ văn, Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM (2017)[7]
  • Giải B Giải thưởng sách Quốc gia năm 2019 với tập thơ Chào thế giới bây giờ con đã đến (2020)[8]

Nhận định và đánh giá[sửa]

  • Những trang viết của anh có ba điểm tựa chắc chắn: thứ nhất, vốn sống dồi dào của những năm chiến đấu cũng như của những chuyến đi liên miên bất tận trong những năm làm báo; thứ hai, sức đọc rất khoẻ - đọc tác phẩm của cha ông cũng như những sách mới ra lò, sách của Việt Nam cũng như sách của thế giới; thứ ba, anh là người quảng giao, quan hệ rộng và sâu sắc, chân tình với những người trong giới cũng như các đối tượng trong các lĩnh vực xã hội khác. Ba nguồn mạch đó khiến ngòi bút Lê Minh Quốc luôn dồi dào sức sống, đề tài hầu như không bao giờ vơi cạn (PGS-TS Trần Hữu Tá - Ngày sống đời thơ của Lê Minh Quốc).[9]
  • Đọc cuốn sách Ngày đi trên chữ, thấy Lê Minh Quốc có sức đọc dồi dào và sức liên tưởng phong phú, mạnh mẽ. Đang nói chuyện này anh bắt sang chuyện kia, đang nói chuyện nay anh nhắc lại chuyện xưa. Nhưng rồi cuối cùng bao giờ anh cũng quay về với chuyện chữ nghĩa, như thể nước chảy lòng vòng bốn phương tám hướng rốt cuộc cũng quay về... chỗ trũng. Chỗ này anh tỏ vẻ áy náy vì nãy giờ do ham chuyện anh đã trót đi quá xa: “Mà thôi. Hãy quay về với chuyện văn chương chữ nghĩa, vốn rành rẽ hơn những chuyện vừa nêu trên”. Chỗ khác anh nói như thở than: “Cái ồn ào của hôm nay, có thể chỉ là tro lạnh của ngày mai. Vẫn biết là thế, nhưng “đã mang lấy nghiệp vào thân”, người cầm bút vẫn cứ lầm lũi bước đi, trên từng trang viết”. Rồi anh tách mình ra, tự quan sát công việc (hay là nỗi đam mê) của mình: “Trong những ngày này, như thói quen, y vẫn nhặt nhạnh chữ nghĩa làm vui”. Cách nói thoạt nghe như tự chế giễu mình, nhưng trong thẳm sâu anh đang hài lòng với thiên chức của một người cầm bút đó thôi” (Nhà văn Nguyễn Nhật Anh - Lê Minh Quốc - người ham chuyện).[10]
  • Chọn thể loại trường ca để viết về lịch sử của mảnh đất và con người Sài Gòn, nơi từng để lại những dấu ấn khó quên, tác giả Lê Minh Quốc đã làm sáng rõ thi pháp thể loại có tầm cỡ nội dung hoành tráng, vận dụng tính tích hợp thể loại, sử dụng một số thủ pháp của văn xuôi hiện đại phù hợp với cái tôi trữ tình đang trôi chảy trong dòng chảy đậm chất sử thi. Trường ca “Sài Gòn – Ấn ngọc phương Nam” có bố cục linh hoạt với 6 chương, phần vĩ thanh được viết như một tác phẩm thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ trong mạch cảm xúc toàn tác phẩm làm nên tình điệu tác phẩm với cảm nhận của người đọc về cái đẹp, chất hùng ca, tinh thần bi tráng… (TS. Hoàng Thị Thu Thủy - Chất sử thi trữ tình trong “Sài Gòn - Ấn ngọc phương Nam).[11]
  • Mỗi nghệ sĩ đều có một quê hương văn hóa làm bệ phóng, nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo cho mình. Đối với nhà thơ Lê Minh Quốc, quê hương văn học chính là Đà Nẵng, cũng là nơi sinh thành nên anh, để từ đó anh bước đi, vượt qua bao thăng trầm, cả trên chiến trường ác liệt, đam mê và cật lực như gã lực điền dựng nên cánh đồng chữ nghĩa phong phú riêng mình. (Nhà thơ Phan Hoàng - Lê Minh Quốc và tình yêu Đà Nẵng lạ lùng).[12]

Chú thích[sửa]

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  5. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  6. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  7. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  8. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  9. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  10. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  11. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  12. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.

Liên kết ngoài[sửa]


This article "Lê Minh Quốc" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Lê Minh Quốc. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]