You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Hoàng Quang Thuận

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.

Hoàng Quang Thuận (sinh 1953) là tác giả của 3 tập thơ "Hoa Lư thi tập", "Ngọa Vân Yên Tử" và "Thi vân Yên Tử" mà ông tự coi là "thơ thần Phật". Ông đã tự gửi 2 tập thơ ứng cử giải Nobel văn học [1], và cuốn độc bản Hoa Lư thi tập đã được xác lập kỷ lục thế giới năm 2016.[2] Tác phẩm này cũng đang được đề nghị UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.

Sơ lược cuộc đời[sửa]

Hoàng Quang Thuận sinh năm 1953, quê Quảng Bình, là tiến sĩ, Viện trưởng Viện công nghệ viễn thông - thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam[3], hiện sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài tiến sĩ của ông về máy châm cứu điện từ. Ông trước là giáo viên dạy bổ túc văn hóa môn Vật lý tại Đà Nẵng.[4].

Hoàng Quang Thuận từng là cố vấn đối ngoại của Tăng Minh Phụng cho đến khi Tăng Minh Phụng bị ra tòa.

Theo ông, từ trước 1997, ông chưa bao giờ biết làm thơ về Phật giáo nhưng duyên nghiệp thơ ca đã đến với ông khi lần đầu tới thăm non thiêng Yên Tử [1]. Cũng theo ông, cả ba tập thơ Thi Vân Yên Tử, Ngọa Vân Yên Tử và Hoa Lư Thi Tập đều được viết trong thời gian rất ngắn, được in và tái bản 4 lần bằng tiếng Việt và 3 ngôn ngữ Việt - Anh - Pháp nhưng chủ yếu chỉ để dành tặng khách hành hương [5].

Những ồn ào quanh các tác phẩm[sửa]

Theo tác giả, 3 tập thơ Thi Vân Yên Tử, Ngọa Vân Yên Tử và Hoa Lư thi tập đều được viết trong thời gian rất ngắn như là một hiện tượng siêu nhiên [6][7], vì vậy, ông đã làm hồ sơ dịch 2 tập thơ ra tiếng Anh gửi tham dự giải Nobel văn chương năm 2009 [1]. Trước những tuyên bố này, dư luận đã có nhiều phản ứng đa chiều. Trong khi luật sư Nguyễn Minh Tâm chứng minh rằng các bài thơ trong tập “Thi vân Yên Tử” đã sao chép từ những bài viết trong cuốn “Chùa Yên Tử, Lịch sử - Truyền thuyết di tích và danh thắng” của tác giả Trần Trương - Trưởng ban Quản lý Yên Tử (1992-2003) rồi đặt thêm vần vào theo kiểu “diễn văn xuôi thành văn vần” [8], thì chính tác giả Trần Trương lại đính chính trên các báo chí truyền thông rằng ông Hoàng Quang Thuận không đạo sách của mình [9]. Tuy nhiên, theo nhà phê bình Nguyễn Hòa, nếu như ông Trần Trương - Trưởng ban Quản lý Yên Tử (1992-2003) cho rằng tác phẩm "Thi vân Yên Tử" không đạo văn của ông thì liệu có xuất hiện một nghi án mới: ông Trần Trương “đạo văn” của ông Hoàng Quang Thuận hay không? [10]

Trước sự bức xúc từ dư luận công chúng cũng như từ giới văn chương, mới đây Hội Nhà Văn đã thông báo rằng hội thảo “Hoàng Quang Thuận với non thiêng Yên Tử” không do Hội tổ chức mà do Tạp chí Nhà Văn tổ chức tại Hội trường của Hội. Ban Thường vụ Hội Nhà văn cũng đã đưa ra những đánh giá về hội thảo này, đồng thời rút kinh nghiệm một cách nghiêm khắc những thiếu sót trong việc quản lý hoạt động của các cơ quan báo chí Hội Nhà văn, trong đó có việc chọn lựa tác giả và tác phẩm để hội thảo. Còn về vấn đề Hoàng Quang Thuận có đạo văn Trần Trương hay không, Thường vụ Hội Nhà văn sẽ có kết luận một cách thỏa đáng và công bằng dựa trên luật pháp [11].

Trong khi tranh luận về việc Hoàng Quang Thuận có đạo văn của Trần Trương (Trưởng ban Quản lý Yên Tử (1992-2003)) trong "Thi vân Yên Tử" hay không vẫn còn chưa ngã ngũ thì "Hoa Lư thi tập" (2010) mới đây lại bị đưa vào diện nghi vấn đạo văn của một tác giả họ Trương khác (Trương Đình Trường) khi nó có nhiều câu na ná như trong cuốn sách “Bái Đính ngàn năm tâm linh và huyền thoại” (xuất bản năm 2008)[12]. Vấn đề được đặt ra ở đây là liệu tác giả Hoàng Quang Thuận có trung thực hay không một khi ông luôn một mực cho rằng "Hoa Lư thi tập" và "Thi vân Yên Tử" của ông là những tập thơ nhập đồng, do tiền nhân chấp bút nên ông đã viết ra liền một mạch 121 bài thơ trong vòng 4 tiếng đồng hồ trong một đêm ở cố đô Hoa Lư và 63 bài thơ trong 3 đêm ở Yên Tử? [1] Và câu trả lời hiện vẫn còn bỏ ngõ.

Các nhận xét[sửa]

Tôi đã được xem qua thơ thiền, thơ nhập đồng của Hoàng Quang Thuận. Quả thật, tôi thấy cả ba tập thơ của ông tầm thường quá. Nhất là khi biết thêm về nghi án Hoàng Quang Thuận đạo văn của Trần Trương thì tôi lại càng thêm khẳng định là Thơ Đường chẳng ra Thơ Đường, sai luật thơ Đường, tự nhận là Thơ Thiền cũng chẳng ra Thơ Thiền.

- Tu sỹ Nguyễn Ngọc Thạch Ngọc

Nguồn tham khảo[sửa]

Đọc thêm[sửa]

This article "Hoàng Quang Thuận" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Hoàng Quang Thuận. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]