You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và Đột phá

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”. Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và Đột phá là tác phẩm của hai tác giả Phạm Minh ChínhVương Quân Hoàng, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội xuất bản lần đầu vào tháng 5 năm 2009. Tác phẩm này nghiên cứu hệ thống tài chính - tín dụng - tiền tệ trong thời kỳ Đổi mới.

Cuốn sách được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ hai vào tháng 7 năm 2021, sau hơn 12 năm kể từ khi phát hành lần đầu. Lời giới thiệu trên trang web cuốn sách xuất bản lần hai:[1]

Cuốn sách được xuất bản lần đầu vào năm 2009 và xuất bản lần thứ hai vào tháng 7/2021. Đây là một trong những cuốn sách đầu tiên viết về lịch sử kinh tế Việt Nam sử dụng cách tiếp cận mới, áp dụng nhiều công cụ phân tích kinh tế - tài chính mới trong nghiên cứu, đánh giá các sự kiện, vấn đề kinh tế của thế giới và Việt Nam.

Trong lần xuất bản thứ hai này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giữ nguyên những phân tích, nhận định, đánh giá của các tác giả về các sự kiện, về các vấn đề kinh tế được xuất bản trong lần xuất bản thứ nhất, tôn trọng những ý kiến đóng góp có giá trị lịch sử của các tác giả trong nghiên cứu kinh tế Việt Nam.

Bố cục[sửa]

Cuốn sách với khổ sách: 15x22, dày 538 trang. Sách viết về nền kinh tế của Việt Nam với trọng tâm nghiên cứu đặt vào hệ thống tài chính - tín dụng - tiền tệ, bao gồm 3 phần với 13 chương:

Chương 1. Sóng gió;

Phần 1: Thăng trầm, gồm 5 chương:

Chương 2. Những hạt mầm đầu tiên,
Chương 3. Cam go độc lập tiền tệ: 1945-1954,
Chương 4. Kinh tế Việt Nam thời kỳ 1955-1985,
Chương 5. Kinh tế tài chính thời kỳ Đổi Mới 1986-2000,
Chương 6. Đặc trưng biến động kinh tế trong quá trình chuyển đổi;

Phần 2: Đột phá, gồm 4 chương:

Chương 7. Đột phá tư duy kinh tế: Đổi Mới,
Chương 8. Hệ thống ngân hàng hai cấp,
Chương 9. Tài sản và Thị trường,
Chương 10. Thị trường chứng khoán;

Phần 3: Vấn đềhiện tượng, gồm 3 chương:

Chương 11. Một số vấn đề của các thị trường tài sản,
Chương 12. Quản lý nhà nước đối với các thị trường và tài sản,
Chương 13. Việt Nam hội nhập toàn cầu.[2]

Nội dung[sửa]

Trọng tâm nghiên cứu của "Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá" là hệ thống thị trường và phương tiện kiểm soát tài chính tiền tệ, cuốn sách tập trung nghiên cứu sâu về thị trường bất động sản, thị trường vàng và đô la Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả của công trình nghiên cứu đã cung cấp một số lượng lớn thông tin và phân tích về các vấn đề và hiện tượng đặc trưng có tính phổ quát trong nền kinh tế: Bong bóng tài sản tồn tại cả với thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Hiện tượng "bầy đàn" thể hiện đậm nét qua hình ảnh chen nhau mua vàng vào lúc lên giá, với việc vay mượn mua chứng khoán khi chỉ số VN-Index ở đỉnh, thế rồi, lại đổ xô đi đặt lệnh bán khi chỉ số giá sụt giảm.[3]

Đánh giá[sửa]

Đến tháng 7 năm 2021, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai, với nội dung được giữ nguyên như lần xuất bản đầu tiên.

Thông tin tác giả[sửa]

  • Phạm Minh Chính - Phó Giáo sư, Tiến sĩ;
  • Vương Quân Hoàng - Tiến sĩ, Đại học Tổng hợp Bruxelles, Belgium.[5]

Tham khảo[sửa]

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  5. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.


This article "Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và Đột phá" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và Đột phá. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]