Hoa văn Đại Việt
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”. Hoa văn Đại Việt (với tiêu đề Sách tô màu cho người lớn) là nhan đề một đồ án "vector hóa"[1] các họa tiết trang trí cổ truyền Việt Nam, do nhóm Đại Việt Cổ Phong khởi xướng và thực hiện trong thời kỳ 2015-2017.
Kế hoạch Đèn Cù[sửa]
Quảng cáo[sửa]
Theo lập luận bán chính thức của nhóm trưởng Cù Minh Khôi "dự án này nhằm xây dựng một thư viện hoa văn cổ dành cho những người làm thiết kế, sáng tạo có nhu cầu sử dụng. Ý tưởng này đến sau khi tôi gặp những khó khăn trong việc tìm kiếm, thu thập các mẫu hoa văn, họa tiết cổ để hợp tác làm trang phục cho bộ phim cổ trang Phật Hoàng Trần Nhân Tông". Nhưng theo định nghĩa của ban đại diện nhóm Đại Việt Cổ Phong, "Hoa Văn Đại Việt là dự án gây quỹ cộng đồng nhằm sử dụng công nghệ vector vẽ lại toàn bộ hoa văn cổ tiêu biểu của Việt Nam. Để dự án gây quỹ thành công, vượt thời gian đề ra còn có sự góp sức nhiều của cộng đồng truyện tranh Comicola trong việc kêu gọi tài trợ và truyền thông tới cộng đồng".
“ | Chúng tôi nghĩ rằng những người làm thiết kế, họa sĩ, đồng nghiệp của mình ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại cũng rất khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn tư liệu văn hóa, mỹ thuật truyền thống. Lấy ví dụ từ những sai sót trong phục trang của bộ phim cổ trang Việt Nam mang tên 'Mỹ nhân' ra mắt năm 2015, quan phục có họa tiết thêu hình con sư tử giống hệt nhân vật Vua Sư Tử trong phim hoạt hình Walt Disney, tôi cho rằng nguyên nhân do những người làm mỹ thuật, sáng tạo Việt Nam thiếu hiểu biết về văn hóa, mỹ thuật cổ truyền của dân tộc. Vì nguồn hoa văn cổ của Việt Nam rất hiếm hoi, nên nhiều nhà thiết kế muốn sử dụng những hoa văn cung đình (rồng, phượng, tứ linh), hoa lá... đều phải tải hoa văn vector có sẵn ở những trang mạng Trung Quốc và Nhật Bản. Vậy tại sao chúng ta không tự tạo dựng thư viện, kho tư liệu từ những mẫu hoa văn rất quý, rất đẹp mà ông cha đã để lại ? Do đó, mục tiêu của dự án Hoa Văn Đại Việt là tạo được nguồn tư liệu phong phú cho những người làm thiết kế, sáng tạo văn hóa để có thể làm ra được những tác phẩm mang nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Khi hoàn thành, bộ vector hoa văn của dự án sẽ được cung cấp miễn phí cho cộng đồng sáng tạo Việt Nam. | ” |
— Cù Minh Khôi[2] (phó trưởng group Đại Việt Cổ Phong) |
Thiết kế[sửa]
Dự án Hoa văn Đại Việt được thực hiện từ năm 2015 đến đầu năm 2017, mà theo Cù Minh Khôi: "Đây là dự án gây quỹ cộng đồng nhằm sử dụng công nghệ vector để vẽ lại toàn bộ các hoa văn cổ tiêu biểu của Việt Nam, đồng thời đây cũng là dự án lớn nhất mà các bạn trẻ trong nhóm thực hiện từ khi thành lập đến giờ. Quá trình thực hiện dự án, chúng tôi đã gặp không ít khó khăn, một phần là những hiện vật rất khó để đồ lại vì trải qua một thời gian dài, nhiều chi tiết đã bị mất đi so với nguyên bản, do bị rạn nứt, do phong hóa... thêm nữa là các họa sĩ của dự án hầu hết chưa từng có kinh nghiệm trong việc vẽ và phục chế hoa văn mỹ thuật cổ xưa".
Trách nhiệm | Danh nghĩa | Nhân sự |
---|---|---|
Quảng cáo và gọi quỹ | Đại Việt Cổ Phong & Comicola | Trần Thị Thanh Trúc, Cù Minh Khôi, Nguyễn Khánh Dương |
Ấn hành | Comicola | Nguyễn Khánh Dương |
Biên soạn | Đại Việt Cổ Phong | Trần Thị Thanh Trúc (nhóm trưởng), Phan Huy Lê (chủ biên), Cù Minh Khôi (kỹ thuật), Nguyễn Ngọc Phương Đông (chủ nhiệm), Trương Tuấn Anh, Ngô Quang Thiện, Phan Thanh Nam... |
Nội dung[sửa]
Hoa văn Đại Việt được dự trù gồm 500 vector (khi chính thức phát hành chỉ còn 250) các họa tiết có tần suất từ ít đến nhiều trong kho tàng mỹ thuật cổ Việt Nam, dựa trên di chỉ khảo cổ tại Việt Nam và quốc tế.
Công luận[sửa]
“ | Tôi cho rằng việc làm này rất đáng trân trọng, bởi nó không chỉ đóng góp cái tốt đẹp, tích cực cho xã hội, mà còn cho thấy được nhiệt huyết, quyết tâm của các bạn trẻ, và điều đặc biệt là nhóm làm tình nguyện và phục vụ miễn phí cho cộng đồng. Tuy nhiên, nếu liên quan đến vấn đề học thuật và phương pháp khoa học thì còn cần phải có một quá trình, các bạn có thể đi ghi chép, sao chụp lại rồi dùng công nghệ hiện đại để dựng lại là điều hết sức hoan nghênh nhưng để đi đến tiếp cận được giá trị mà nó chứa đựng yếu tố khoa học thì chắc phải đi sâu hơn nữa. Tôi mong muốn các cơ quan nhà nước nên quan tâm đầu tư để tạo điều kiện cho các bạn phát triển. Trong chừng mực nào đó, đây cũng là sự khởi nghiệp của các bạn trẻ để mở ra một hướng đi và mang lại lợi ích thiết thực với đời sống. | ” |
— GSSH. Dương Trung Quốc (đáp câu hỏi của Việt Nam Mới) |
“ | Dự án Hoa Văn Đại Việt có thể giúp ích rất lớn cho việc giải thích, diễn giải các di tích lịch sử, các hiện vật có tính văn hóa trong ngành du lịch. Thực tế, hiểu biết về di sản của dân tộc là việc không đơn giản, vẫn còn những vùng trắng trong nắm bắt ký tự Hán Nôm cổ, hay hoa văn được thể hiện bằng thủ pháp mỹ thuật cổ. Vì thế, dự án này là một cẩm nang để chúng tôi có thể đưa vào giảng dạy. Bên cạnh đó, ứng dụng các hoa văn này vào trong những sản phẩm thuần Việt, tạo ra sự phong phú hơn nữa cho danh mục đồ lưu niệm để bán cho khách du lịch, giúp họ có ký ức tốt đẹp về đất nước ta là một việc nên làm. Trên thực tế, màu sắc Việt Nam qua các sản phẩm lưu niệm du lịch vẫn còn khá mờ nhạt. Vì thế, dự án còn có ý nghĩa tạo ra hướng mở cho công nghiệp sản phẩm và dịch vụ du lịch. Trước đây, trong chương trình học hướng dẫn viên du lịch của chúng tôi có môn Mỹ Thuật Việt Nam truyền thống. Nhưng nhiều năm gần đây, môn học này đã bị bỏ đi. Có lẽ cần xem xét lại. Tôi nghĩ, nhân rộng sự hiểu biết này đến công chúng trẻ là một việc làm thiết thực, giúp họ có đam mê và hiểu biết. Từ đó, họ sẽ có tình yêu đối với văn hóa cổ của dân tộc. | ” |
— ThS. Trịnh Lê Anh[3] (phó chủ nhiệm khoa Du Lịch trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn) |
Xem thêm[sửa]
Tham khảo[sửa]
- ↑ Bảo tồn và tôn vinh hoa văn truyền thống
- ↑ Số hóa thành công 250 mẫu hoa văn Việt cổ tiêu biểu
- ↑ Thạc sĩ Trịnh Lê Anh trả lời phỏng vấn của báo Quốc Tế. Khi phóng viên hỏi quan điểm của Lê Anh về nội dung sách, ông nói "chưa hề đọc".
- Hoa văn Đại Việt ra mắt
- Đưa hoa văn Đại Việt vào cuộc sống hiện đại
- Giữ hoa văn Đại Việt
- Khôi phục "hoa văn Đại Việt"
- Phục dựng hoa văn cổ bằng công nghệ mới
- Ứng dụng hoa văn Đại Việt cho giải trí, du lịch
This article "Hoa văn Đại Việt" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Hoa văn Đại Việt. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.