You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Lê Ngọc Diệp

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Category handler”.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.

Tập tin:Bút tích của ông Huyện Lê Ngọc Diệp.jpg
Bút tích ông huyện Diệp (tháng 1 năm 1961)

Ông Lê Ngọc Diệp (1888 - 1972), là huyện trưởng làng Thành Lợi tại Cần Thơ thời pháp thuộc, còn được biết đến là ông huyện Diệp. Ông từng làm thư ký cho quân trưởng Pháp, hương sư, tham biện, cai tổng, và dân biểu. Ông cũng là một trong những hạt giống tin lành đầu tiên tại Thành Lợi. [1]

Tiểu Sử[sửa]

Ông huyện Diệp và con cháu thuộc một trong những gia đình có tài sản, danh tiếng, và quý phái. Vợ ông Lê Ngọc Diệp (bà Nguyễn Ngọc Chiếu) là con của Cai Tổng Nguyễn Hữu Thiên tại làng Cái Da, ngã sông Cần Thơ. Có ghi chép về bà Nguyễn Ngọc Chiếu là "nhà nho học, đẹp người, thông cầm, kỳ, thi, hoa, nội trợ đảm đang, làm đẹp mắt cho chồng".

Ông ngoại của ông huyện Diệp là ông Nguyễn Viên Du, một quan án sát trong triều Minh Mạng thứ 16 (triều nhà Nguyễn). Quan án sát là một chức quan thời phong kiến. Ông cố nội của ông huyện Diệp là ông Lê Công Đức, là người miền Trung, được ghi chép lại: "đa số họ Lê từ miền Trung nầy là quan văn". Quan văn là thư sinh tài về văn thơ, mưu lược. Ông huyện Diệp được ghi chép là người "đức độ, thanh liêm, một mực yêu thương con cháu, được lòng mọi người từ trẻ đến già". Ông cũng là thành viên của Hội đồng Cần Thơ cùng với ông Phạm Quang Nghiêm (cha Mục Sư Phạm Văn Năm).

Ông Lê Ngọc Diệp là một tín đồ Cơ Đốc hào phóng. Vào năm 1938, sau khi đầu phục Chúa và tin nhận Ngài, ông huyện Diệp dẫn dắt đại gia đình của mình cầu nguyện tin Chúa. Đến năm 1942, bà giáo sĩ người Canada, Homera Dixon, đã sử dụng ngôi nhà lớn của ông huyện Diệp để làm nơi giảng lời Chúa cho người dân vùng Thành Lợi, Cần Thơ, và để khai giảng Thánh Kinh Tiểu Học Đường tại đây[2] với sự hỗ trợ của bà Mục Sư Nguyễn Kim Ngân (cô tám Diện- con ông huyện Diệp). Trong một lần bà Dixon giảng tại đây, cháu ngoại ông huyện Diệp, cậu Đoàn Hưng Qui, đã tiếp nhận Đấng Christ và sau này trở thành Mục Sư.

Ông huyện Diệp biết trước ngày giờ về với Chúa. Một buổi chiều cuối năm 1972. Ông nói: “Hôm nay cuối năm, con cháu về đầy đủ, nên ăn cơm sớm, sau đó tất cả họp mặt cầu nguyện, sau khi cầu nguyện ông sẽ về với Chúa, và sau đó 1 tiếng đồng hồ là đưa đi mai táng dù là tối, vì ngày mai là đầu năm, không nên làm phiền mọi người.”

Quả thật, sau khi cầu nguyện khoảng gần 8 giờ, ông đến nằm trên ghế xích đu và nói: “Không còn mấy phút nữa ông sẽ về với Chúa.” Ông về với Chúa thật bình an, lễ an táng của ông giản tiện đúng như lời ông muốn.

Ông huyện Diệp có nhiều con cháu, ông có những người con như MS Lê Ngọc Hương, MS Lê Kim Ngân[3], con rể như MS Nguyễn Kim Ngân, những người cháu như MS Lê Ngọc Cẩn, MS Lê Ngọc Trai, MS Đoàn Hưng Qui, MS Đoàn Hưng Linh, MS Đoàn Hưng Khôi...

Theo nhận định của các Mục Sư và người Tin Lành từ Thành Lợi (MS Phạm Văn Năm, MS Đoàn Hưng Qui, MS Chung Khâm Lộc, MS Lê Văn Hiến,...), ông huyện Diệp là một trong những "hạt giống Tin Lành đầu tiên", hay nói cách khác, ông là trái đầu mùa của tin lành tại Thành Lợi, Cần Thơ. "Phước cho người nào kính sợ Đức Giê-hô-va và ưa thích điều răn Ngài. Con cháu người sẽ cường thạnh trên đất; Dòng dõi người ngay thẳng sẽ được phước. Của cải và giàu có đều ở trong nhà người, Và sự công bình người còn đến đời đời." (Thi Thiên 112:1-3)

Chức Vụ[sửa]

Tập tin:Nhà ông huyện Diệp.jpg
Biệt Thự của ông huyện Diệp[4]

Chức vụ xưa của ông huyện Diệp được ghi chép lại trong sử sách:

  • 1920 - 1923: Thư Ký đặc biệt cho quân trưởng người Pháp tại Cần Thơ
  • 1923 - 1927: Hương Sư (Giáo viên trong làng thời Pháp thuộc)
  • 1927 - 1936: Tham biện (Chief-province hay Chef de la province), Chủ tỉnh, Công chức cao cấp trong thời Pháp thuộc. Người đứng đầu coi việc hành chính một tỉnh.
  • 1936 - 1938: Cai Tổng
  • 1938 - 1965: Huyện Hàm (quản trị một huyện ở Cần Thơ)
  • 1965 - 1969: Dân biểu Cấp Tỉnh Cần Thơ

Con Cháu[sửa]

Các con, dâu, rể của ông Lê Ngọc Diệp:

  • Thứ 1: Lê Thị Huê Nhung và Ông Đoàn Hưng Tường
    • Các con là: Đoàn Hưng Long, Đoàn Kim Huê, Mục Sư Đoàn Hưng Qui, Đoàn Hưng Lân (ba MS Đoàn Hưng Linh và MS Đoàn Hưng Khôi).
  • Thứ 2: Lê Thị Thắm và Ông Hồ Văn Định
    • Các con là: Hồ Công Danh, Hồ Thị Ba, Hồ Thị Đẹp, Hồ Văn Phận, Hồ Văn Có, Hồ Thị Hạnh, Hồ Văn Khoa, Hồ Thị Mỹ, Hồ Văn Mãnh, Hồ Văn Hiển, Hồ Thị Hảo, Hồ Văn Phát
  • Thứ 3: Lê Thị Ngọc Hoa (cô ba Hoa)
  • Thứ 4: Lê Văn Tư và bà Nguyễn Thị Tám
    • Các con là: Lê văn Hai, Lê Ngọc Báu, Lê Ngọc Thạch, Lê Ngọc Bửu
  • Thứ 5: Mục Sư Lê Ngọc Hương và bà Lê Thị Chất
    • Các con là: Mục Sư Lê Ngọc Cẩn, Mục Sư Lê Ngọc Trai, Lê Ngọc Ánh, Lê Ngọc Khanh, Lê Ngọc Châu
  • Thứ 6: Mục Sư Lê Kim Ngân và bà Nguyễn Thị Tằng
    • Các con là: Lê văn Hải, Lê Kim Vân, Lê Kim Khánh, Lê Kim Sơn, Lê Kim Hoàng, Lê Kim Bửu
  • Thứ 7: Mất từ nhỏ
  • Thứ 8: Lê Ngọc Diện (cô tám Diện) và Mục Sư Nguyễn Kim Ngân (anh Mục Sư Nguyễn Sơn Hà)
    • Các con là: Nguyễn Thị Kim Tuyến, Nguyễn Thị Kim Cúc (vợ MS Nguyễn Xuân Bình), Nguyễn Thị Kim Anh (vợ MS Huỳnh Trang Tỉnh)
  • Thứ 9: Lê Ngọc Chính
  • Thứ 10: Lê Ngọc Nữ và Ông Nguyễn Thanh Liêm
  • Thứ 11: Lê Ngọc Đường

Song Thân[sửa]

Ông Lê Hưng Nhơn và Bà Nguyễn Thị Dêu sinh:

  • Thứ 2. Lê Nghĩa Phương (1871-1933):
    • Bà 1: Huỳnh Thị Sen
    • Bà 2: Bùi Thị Kính, sinh Lê Nghĩa Lành (Cả Lành)
    • Bà 3: Nguyên Thị Lộc, sinh Lê Nghĩa Tứ
  • Thứ 3. Lê Nghĩa Hưu
    • Bà 1: Huỳnh Thị Thìn (con gái nuôi của ông Lê Hưng Nhơn)
    • Bà 2: Trần Thị Tích, sinh Ông Tư Lương
  • Thứ 4. Lê Thị Dâu (mất lúc nhỏ)
  • Thứ 5. Ông Lê Ngọc Diệp (1888-1972)
    • Bà 1: Nguyễn Ngọc Chiếu, sinh Lê Thị Huê Nhung, Lê Thị Thắm, Lê Văn Tư, Lê Ngọc Hương, Lê Ngọc Diện
    • Bà 2: Lê Thị Ngọ (bà Năm)
    • Bà 3: Nguyễn Thị Tài, sinh Lê Ngọc Chính (Hải quân QLVNCH), Lê Ngọc Nữ, Lê Ngọc Đường
  • Thứ 6. Lê Kim Đảnh
    • Bà 1: Huỳnh Thị Quan, sinh Lê Thị Ngọc Hoa (ba Hoa), Lê Thị Ngọc Đầm (chồng là ông Năm Aimond chủ mua lại hãng xe đò Nhơn Hoà của ông Hồ Văn Định thành lập)
    • Bà 2: sinh Lê Kim Ngân
    • Bà 3: Cô Tư Aline, sinh Lê Kim Ngọc, Lê Kim Tuyền
  • Thứ 7. Lê Thị Tỷ và ông Nguyễn Hữu Con, sinh Nguyễn Thị Sứ, Nguyễn Hữu Phúc (Tư Phúc), Nguyễn Hữu Lý, Nguyễn Thị Tri, Nguyễn Hữu Tường, Nguyễn Thị Chi (tám Chi), Nguyễn Hữu Lộc (Út A), và Nguyễn Hữu (Út B)
  • Thứ 8. Lê Kim Trần (1889-1926) và bà Phan Thị Phu, sinh Lê Thành Thế, Lê Thành Đạt
  • Thứ 9. Lê Trung Hiếu, sinh Lê Trung Hậu (hai Hậu)

Phu Nhân[sửa]

Phu nhân của ông Lê Ngọc Diệp:

Ông Cai Tổng Nguyễn Hữu Thiên, gốc làng Cái-Da, ngã sông Cần Thơ và Rạch Cái-Đôi. Ông là Cai-Tổng làng Đinh. Ông có các con:

  • Thứ 2: Nguyễn Hữu Mai Hội Đồng. Con gái là vợ của Hội Đồng Đảnh làng Trả Mơn
  • Thứ 3: Nguyễn Hữu Lang. Các con: Nguyễn Hữu Lạc, Nguyễn Hữu Thế, Nguyễn Thị Luận
  • Thứ 4: Nguyễn Ngọc Chiếu và Ông Lê Ngọc Diệp
  • Thứ 5: Nguyễn Hữu Ngàn (Thường gọi là ông Năm Cái-Da)

Bà Nguyễn Ngọc Chiếu là nhà nho học, đẹp người. Bà thông cầm, kỳ, thi, hoa.

Họ Ngoại[sửa]

Họ ngoại của ông Lê Ngọc Diệp (tức họ của bà Nguyễn Thị Dêu):

Ông Nguyễn Văn Tá từ Trung-Việt vào lập nghiệp tại vùng Bình Thuỷ, Cần Thơ, sinh:

  • Thứ 1: Nguyễn Thị Nguyệt Nga (dạy học, thường gọi là Bà Đồ)
  • Thứ 2: Nguyễn Viên Mô (quan án sát)
  • Thứ 3: Nguyễn Viên Du (quan án sát)

Ông Nguyễn Viên Du sinh: Nguyễn Thân Quý, Nguyễn Thị Ninh, Nguyễn Thị Tư, Nguyễn Văn Tảng, Nguyễn Thị Tăng, Nguyễn Thị Dêu, và Nguyễn Văn Nghiêm.

Khi ông Du làm quan án sát Trấn Phủ Đồng Nai, Biên Hoà, thì có thêm vợ lẻ sinh: Nguyễn Cao Phong, Nguyễn Quang Tuấn.

Hiện nay mồ mả và nhà thờ Nguyễn Tộc tại kinh Bà Đồ, Bình Thuỷ, Cần Thơ. Ông Du được sắc phong thờ tại đình làng Bình Thuỷ, Cần Thơ. Ông Du từng phục vụ dưới triều Minh Mạng thứ 16.

Họ Nội[sửa]

Họ nội của ông Lê Ngọc Diệp:

Tổ Phụ: Ông Lê Công Đức từ miền Trung xui Nam lập nghiệp. Đa số họ Lê nầy là quan văn. Họ chia nhau lập nghiệp tại Cần Thơ, vùng Bình Thuỷ, rạch Bà Đồ. Hiện nay còn khá nhiều mồ mả còn nằm trong phi trường Trà Nóc. Chỉ biết ông Lê Thành Chánh là con thứ 8 của ông Lê Công Đức.

Ông Lê Thành Chánh và Bà Nguyễn Thị Ngọc Lỏi: 1821-1893 sinh:

  • Thứ 2: Ông Lê Hưng Nhơn (1849-1893) và bà Nguyễn Thị Dêu (1917)
  • Thứ 3, 4, 5 mất từ nhỏ
  • Thứ 6: Ông Lê Văn Trang
  • Thứ 7: Ông Lê Quang Diêu
  • Thứ 9: Bà Lê Thị Ngọc Nga và Ông Thái Đức Nhuận
  • Thứ 10: Bà Lê Thị Ngọc Trinh và Ông Hà Bữu Ngoan
  • Thư 11: Bà Lê Thị Ngọc Giát và Ông Phan Ngọc Đăng

Ghi Chú:

  • Thứ 2 sinh: Lê Nghĩa Phương, Lê Nghĩa Hưu, Lê Thị Dâu, Lê Ngọc Diệp, Lê Kim Đảnh, Lê Thị Ty, Lê Kim Trân, Lê Trung Hiếu.
  • Thứ 6 sinh: Lê Quang Hy, Lê Quang Đính
  • Thứ 7 sinh: Lê Quang Trung, Lê Quang Liêm, Lê Thị Tăng, Lê Quang Triêm, Lê Thị Giáp, Lê Quang Phùng (Ông Bảy Phùng ở Châu Đốc)
  • Thứ 9 sinh: Thái Văn Ngược, Thái Văn Tuất, Thái Thị Tỏ, Thái Thị Hăng
  • Thứ 10 sinh: Hà Thị Ngọc Nhan, Hà Bứu Tứ
  • Thứ 11 sinh: Pham Thị Thi

Chú Thích[sửa]

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.

Xem Thêm[sửa]

  1. Tin Lành tại Việt Nam
  2. Hội thánh Tin Lành Việt Nam
  3. Tàu Tin Lành Việt Nam
  4. Ông Lê Ngọc Diệp
  5. Mục Sư Lê Kim Ngân
  6. Mục Sư Ông Văn Huyên
  7. Mục Sư Lê Văn Thái


This article "Lê Ngọc Diệp" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Lê Ngọc Diệp. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]