Lê Văn Dũng (Save Vietnam's Wildlife)
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found. Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Lê Văn Dũng (Sinh ngày 1 tháng 12 năm 1983) là một trong những chuyên gia nghiên cứu về linh trưởng hàng đầu của Việt Nam và là thành viên của Nhóm Chuyên gia Linh trưởng – Uỷ ban Bảo tồn Loài SSC/Tổ chức IUCN [1].
Ông đã cùng với nhiều đối tác thực hiện các hoạt động nghiên cứu và bảo tồn những loài linh trưởng quý hiếm như Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri)[2], Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus)[3], Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys)[4], vượn Cao vít (Nomascus nasutus)[5], vooc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) [6], vv… là những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cao trên thế giới [7],[8].
Ông có thâm niên làm các công việc khảo sát, nghiên cứu thực địa rừng Việt Nam và là chuyên gia hàng đầu trong việc sử dụng bẫy ảnh, hoặc dùng thiết bị phát sóng radio để giám sát các quần thể động vật hoang dã [1].
Bên cạnh công tác nghiên cứu và bảo tồn các loài linh trưởng tại Việt Nam, Dũng còn là một nhà nhiếp ảnh động vật hoang dã. Ông thường sử dụng các bức ảnh sinh động để truyền cảm hứng và giáo dục nhận thức về tầm quan trọng của thế giới tự nhiên [2],[3].
Tiểu sử[sửa]
Dũng sinh ra và lớn lên tại Vườn quốc gia Cúc Phương, đây là Vườn quốc gia được thành lập đầu tiên tại Việt Nam. Sinh sống và gắn bó với rừng ngay từ bé với ba mẹ đều công tác trong ngành lâm nghiệp và sớm được tiếp xúc với các chuyên gia của ngành đã nuôi dưỡng đam mê trở thành nhà nghiên cứu bảo tồn trong Dũng. Do đó sau khi tốt nghiệp cử nhân sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, và tiếp tục tốt nghiệp thạc sỹ sinh học tại Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, sau đó Dũng chính thức tham gia và gắn bó với công tác bảo tồn theo cách rất tự nhiên.
Sự nghiệp[sửa]
Dũng có 15 năm kinh nghiệm làm việc với các Trung tâm cứu hộ động vật, Khu Bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia và các tổ chức Bảo tồn phi chính phủ quốc tế với vai trò là tư vấn thực địa.
Tham gia xây dựng, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật như: luật Đa dạng sinh học sửa đổi (chưa ban hành), Nghị định 06/2019, Nghị định 64/2019 và Nghị định 35/2019 [4]. Tham gia xây dựng kế hoạch khẩn cấp bảo tồn linh trưởng 2017, chiến lược bảo tồn cầy vằn 2019-2029. Kế hoạch bảo tồn các loài tê tê của Việt Nam 2021-2030 (chưa ban hành).
Dũng bắt đầu công tác tại Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) từ tháng 1 năm 2017 đến năm 2020 với cương vị là Trưởng phòng nghiên cứu thực địa [5]. Anh là chuyên gia nghiên cứu về thú nhỏ trong đó có việc sử dụng bẫy ảnh để giám sát quần thể động vật hay sử dụng công nghệ theo dõi động vật sau tái thả bằng sóng radio VHF [6],[7]. Dũng cũng là người tiên phong đầu tiên ở Việt Nam trong việc áp dụng công nghệ sử dụng máy bay không người lái để giám sát quần thể tê tê. Mặc dù có niềm yêu thích với công tác nghiên cứu, nhưng sau những chuyến đi rừng, Dũng đau đớn khi nhìn thấy những cá thể động vật bị chết trên các dây bẫy, hay bị sấy khô trên các bếp lửa của thợ săn trong rừng. Điều này thôi thúc Dũng muốn thay đổi công việc, muốn trực tiếp mang lại sự bình yên cho các loài động vật hoang đã[8].
Năm 2020, Dũng xin chuyển sang làm Trưởng phòng quản lý các hoạt động tăng cường thực thi pháp luật, chống buôn bán và săn bắt trái phép. Anh trực tiếp quản lý nhóm Anti-poaching đầu tiên ở Việt Nam[9]. Bằng những kiến thức và kinh nghiệm của nhiều năm đi rừng, đặc biệt với những hiểu biết về tập tục, truyền thống, và cách thức săn bắt động vật hoang dã từ những thợ săn địa phương, Dũng đã cùng với nhóm anti-poaching lập được nhiều thành tích trong việc chống săn bắt động vật hoang dã ở VQG Pù Mát. Nhóm của anh đã làm giảm hơn 70% các hoạt động săn bắt động vật và khai thác rừng trái phép sau 3 năm hoạt động tại VQG Pù Mát[10].
Cuộc sống luôn phải gắn bó với rừng, trong cảnh không điện, không nhà, không internet, nhưng Dũng vẫn rất vui vì đóng góp một phần vào việc giữ gìn sự bình yên và an toàn cho các loài động vật hoang dã. Anh chính là niềm cảm hứng mang đến sự thay đổi trong cách nghĩ, cách làm của bao bạn trẻ làm công tác bảo vệ rừng và các cán bộ Kiểm lâm ở Việt Nam. Hiện nay anh đang tiếp tục cùng nhóm Anti-poaching mở rộng hoạt động tuần tra bảo vệ rừng áp dụng chương trình SMART trên nhiều Vườn quốc gia khác ở Việt Nam [11].
Hôn nhân và gia đình[sửa]
Vào tháng 3 năm 2009, Dũng kết hôn với Nguyễn Cẩm Thương - nhân viên lễ tân du lịch Cúc Phương, hôn lễ được tổ chức tại Hồ Mạc nằm trong khuôn viên của Vườn quốc gia Cúc Phương dưới sự chứng kiến của hai bên gia đình cùng rất nhiều các bạn bè đồng nghiệp gắn bó với công tác bảo tồn tới dự. Hiện tại gia đình nhỏ của Dũng đang sống hạnh phúc với hai người con gái là Lê Nguyễn Minh Thư (2010) và Lê Nguyễn Minh Anh (2015) tại Khu tập thể Vườn quốc gia Cúc Phương.
Các bài báo đã công bố[sửa]
1. Workman C., Le Van Dung (in press). The chemistry of eaten and uneaten leaves by Delacour’s langurs (Trachypithecus delacouri) in Van Long Nature Reserve, Vietnam. Vietnam Journal of Primatology.
2. Workman C, Le Van Dung. The effects of nutritional and defensive compounds on food selection in Trachypithecus delacouri. International Primatological Society Congress in Edinburgh, Scotland, August, 2008. (Paper).
3. Workman C, Le Van Dung. Seasonal effects on feeding selection by Delacour’s langurs (Trachypithecus delacouri) in Van Long Nature Reserve, Vietnam. In the book “Conservation of Primates in Indochina '' edited by T. Nadler, B.M. Rawson, Van Ngoc Thinh. Frankfurt Zool. Soc. and Cons. Inter. Hanoi, 143-155.
4. Nguyen Xuan Nghia, Nguyen Xuan Dang, Tilo Nadler and Le Van Dung, 2010. Feeding ecology of Northern White-cheeked Gibbon (Nomascus leucogenys) in a semi-wild enclosure at Endangered Primate Rescue Centre, Cuc Phuong National Park, Vietnam. In the book “Conservation of Primates in Indochina '' edited by T. Nadler, B.M. Rawson, Van Ngoc Thinh. Frankfurt Zool. Soc. and Cons. Inter. Hanoi, 211-223.
5. Le Manh Hung, Mark B. Robbins & Le Van Dung. First records of Green Shrike Babbler Pteruthius xanthochlorus and Moustached Laughingthrush Ianthocincla cineracea from Vietnam. BirdingASIA 26 (2016).
6. Chang-Yong Ma*, Hoang Trinh-Dinh*, Van-Truong Nguyen, Trong-Dat Le, Van-Dung Le, Huu-Oanh Le, Jiang Yang Zi-Jie, Zhang and Peng-Fei Fan *, Transboundary conservation of the last remaining population of the cao vit gibbon Nomascus nasutus. Article in Oryx September 2019.
Tham Khảo[sửa]
[1] ‘Conservation Research | SVW – Save Vietnam’s Wildlife’ <https://www.svw.vn/conservation-research/> [accessed ngày 26 tháng 2 năm 2021].
[2] VIETNAM BIRD GUIDE, ‘Birds of South East Asia’, Birds of Vietnam <https://www.birdwatchingvietnam.net/about> [accessed ngày 26 tháng 2 năm 2021].
[3] SVW, ‘Conservation Stratergy for Owston’s Civet Chrotogale Owstoni 2019-2029’, 2019.
[4] ‘Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật: Nghị Định 35/2019/NĐ-CP’ <http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=196878> [accessed ngày 26 tháng 2 năm 2021]; ‘Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật: Nghị Định 64/2019/NĐ-CP’ <http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=23&mode=detail&document_id=197392> [accessed ngày 26 tháng 2 năm 2021].
[5] ‘Our Team’, SVW – Save Vietnam’s Wildlife <https://www.svw.vn/team/> [accessed ngày 26 tháng 2 năm 2021].
[6] ‘Conservation Research | SVW – Save Vietnam’s Wildlife’.
[7] ‘Catching up with Save Vietnam’s Wildlife | Wildlife Drones’ <https://wildlifedrones.net/2020/09/07/pangolins-update/> [accessed ngày 26 tháng 2 năm 2021].
[8] ‘Conservation Research | SVW – Save Vietnam’s Wildlife’.
[9] ‘Our Team’.
[10] ‘Những “Chiến Binh” Thầm Lặng Của Rừng Quốc Gia Pù Mát’ <https://baotainguyenmoitruong.vn/nhung-chien-binh-tham-lang-cua-rung-quoc-gia-pu-mat-304606.html> [accessed ngày 26 tháng 2 năm 2021].
[11] ‘“Biệt Đội” Giải Cứu Thú Rừng | Phóng Sự - Hồ Sơ | Báo Sài Gòn Giải Phóng’ <https://www.sggp.org.vn/biet-doi-giai-cuu-thu-rung-663563.html> [accessed ngày 26 tháng 2 năm 2021].
[1] ‘Primates-SG - IUCN/SSC Primate Specialist Group’ <http://www.primate-sg.org/primate_specialist_group/> [accessed ngày 26 tháng 2 năm 2021].
[2] Catherine Workman, ‘Diet of the Delacour’s Langur (Trachypithecus Delacouri) in Van Long Nature Reserve, Vietnam’, American Journal of Primatology: Official Journal of the American Society of Primatologists, 72.4 (2010), 317–24.
[3] Quyet Le Khac, ‘Positional Behavior and Support Use of the Tonkin Snub-Nosed Monkeys (Rhinopithecus Avunculus) in Khau Ca Forest, Ha Giang Province, Vietnam’, 2014; Nguyen Anh Duc Le Khac Quyet and others, ‘Diet of the Tonkin Snub-Nosed Monkey (Rhinopithecus Avunculus) in the Khau Ca Area, Ha Giang Province, Northeastern Vietnam’, Vietnamese Journal of Primatology, 1.1 (2007), 75–83.
[4] Nguyen Manh Ha, ‘Survey for Southern White-Cheeked Gibbons (Nomascus Leucogenys Siki) in Dak Rong Nature Reserve, Quang Tri Province, Vietnam’, Vietnamese Journal of Primatology, 1 (2007), 61–66; Luu Tuong Bach and BM Rawson, ‘Population Assessment of the Northern White-Cheeked Crested Gibbon (Nomascus Leucogenys) in Pu Mat National Park, Nghe An Province’, Fauna & Flora International, Hanoi, Vietnam, 2011.
[5] Chang-yong Ma and others, ‘Transboundary Conservation of the Last Remaining Population of the Cao Vit Gibbon Nomascus Nasutus’, Oryx, 54.6 (2020), 776–83.
[6] Nadler, T. and Ha Thang Long, ‘The Cat Ba Langur: Past, Present and Future: The Definitive Report on Trachypithecus Poliocephalus, the World’s Rarest Primate.’, Hanoi: Endangered Primate Rescue Centre., 2000.
[7] ‘Thợ Săn Trở Thành “anh Hùng Bảo Tồn” Voọc - VnExpress’ <https://vnexpress.net/tho-san-tro-thanh-anh-hung-bao-ton-vooc-4214845.html> [accessed ngày 26 tháng 2 năm 2021].
[8] Russell A Mittermeier and others, ‘The World’s 25 Most Endangered Primates’, 2012; ‘Primates-SG - Special Reports’ <http://www.primate-sg.org/special_reports/> [accessed ngày 26 tháng 2 năm 2021].
This article "Lê Văn Dũng (Save Vietnam's Wildlife)" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Lê Văn Dũng (Save Vietnam's Wildlife). Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.