Ngày Tôn vinh tiếng Việt
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”. Ngày Tôn vinh tiếng Việt (21 tháng 2 hàng năm) là một dịp kỷ niệm được đề xuất và tổ chức lần đầu tiên vào năm 2021 bởi đội ngũ trang Tiếng Việt giàu đẹp. Đây là thời gian để người Việt ở trong và ngoài nước tôn vinh vẻ đẹp của tiếng Việt, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo tồn và phát huy các giá trị của ngôn ngữ này. Trong ngày này, các sự kiện trực tiếp lẫn trực tuyến được tổ chức để lan tỏa các giá trị của tiếng Việt đến với mọi người. Đây cũng là dịp để cộng đồng người Việt Nam giới thiệu cái hay, cái đẹp của tiếng Việt đến bạn bè quốc tế.
Xuất xứ[sửa]
Ngày 21/2 vốn là ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ. Vào năm 1948, ở miền Đông Pakistan (nay là Bangladesh), nhiều phong trào, biểu tình của số đông người nói tiếng Bengal đã diễn ra để phản đối quyết định của chính phủ cho rằng Urdu là quốc ngữ duy nhất. Đỉnh điểm của phong trào diễn ra vào ngày 21/2/1952 khi cảnh sát nổ súng vào sinh viên biểu tình khiến nhiều người thiệt mạng. Sau nhiều năm xung đột và đấu tranh, vào năm 1956, chính phủ đã công nhận tiếng Bengal như một ngôn ngữ chính thức. Vào năm 1999, UNESCO đã chọn ngày 21/2 là ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ nhằm tưởng niệm phong trào ngôn ngữ Bengal và tôn vinh quyền duy trì ngôn ngữ dân tộc của mọi người dân trên toàn thế giới.[1]
Đối với cộng đồng người Việt, với mong muốn có một dịp để mọi người cùng nhau hướng về thứ tiếng cội nguồn của dân tộc, ngày 21/2 - ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ đã được lựa chọn để trở thành ngày Tôn vinh tiếng Việt, dựa trên sự thống nhất của tất cả quý độc giả đã bình chọn trên trang Tiếng Việt giàu đẹp[2].
Tầm quan trọng[sửa]
Ngày 21/2 là một cột mốc thích hợp để mỗi người Việt Nam, cùng với các dân tộc khác trên thế giới, nỗ lực hơn nữa để bảo tồn, tôn vinh ngôn ngữ mẹ đẻ, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của các nền văn hóa riêng trên toàn cầu. Đặc biệt trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, các ngôn ngữ quốc tế chẳng hạn như tiếng Anh dần lấn át các ngôn ngữ thiểu số [3], thì việc tôn vinh, bảo tồn và phát huy các giá trị của tiếng Việt lại càng trở nên cần thiết.
Dự án chào mừng Ngày Tôn vinh tiếng Việt[sửa]
Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2021[sửa]
Dự án chào mừng Ngày Tôn vinh tiếng Việt lần đầu tiên được đội ngũ trang Tiếng Việt giàu đẹp tổ chức vào năm 2021, trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Mục đích của dự án là để:
- Đề cao vẻ đẹp và giá trị của tiếng Việt.
- Nâng cao ý thức cộng đồng về việc bảo tồn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.
- Tạo ra một sân chơi với các cuộc thi lành mạnh, giúp mọi người thể hiện tình yêu của mình với tiếng mẹ đẻ.
- Phổ biến rộng rãi ngày Tôn vinh tiếng Việt, tạo nền tảng để tiếp tục tổ chức sự kiện này vào các năm tới.
Trong dự án đầu tiên này, các cuộc thi viết văn và vẽ tranh nhằm đề cao vẻ đẹp của tiếng Việt đã được phát động, và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ quý độc giả[4][5]. Cụ thể, cuộc thi viết văn đã nhận về 34 tác phẩm dự thi [6], và cuộc thi vẽ tranh nhận về 12 bài dự thi [7]. Ngoài ra, chuỗi bài viết “tiếng Việt giàu đẹp”, cùng hàng loạt clip Tiktok, cũng như video và ca khúc chủ đề, đã được đăng tải trên trang “Tiếng Việt giàu đẹp” trong suốt thời gian diễn ra dự án (từ 19/1 đến 21/2/2021).
Đón nhận từ cộng đồng và nhận định từ chuyên gia[sửa]
Sáng kiến tổ chức ngày Tôn vinh tiếng Việt đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía cộng đồng, và đã xuất hiện trên các kênh thông tin truyền thông đại chúng, trong đó tiêu biểu nhất là Đài truyền hình Việt Nam VTV[8] và tạp chí điện tử VietTimes[9][10]
“TS Phạm Văn Tình - Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam đã hoan nghênh sự năng động và sáng tạo của các nhân tố trí thức trẻ. Theo ông, khi UNESCO đã lựa chọn ngày 21/2 hàng năm cho tiếng mẹ đẻ các nước thì Việt Nam cũng có thể chọn ngày này để tôn vinh tiếng Việt".[9]
“Với những nguyên tố cấu thành mang tính đa dạng và độc đáo, tiếng Việt là biểu tượng trí tuệ, lịch sử và văn hóa của người Việt Nam, thể hiện tinh thần hòa nhập nhưng đậm đà bản sắc dân tộc. Người Việt Nam yêu quý và tự hào về tiếng Việt; bạn bè năm châu sẽ luôn thán phục, kinh ngạc bởi sự tinh tế, độc đáo, đa nguyên và phát triển không ngừng của nó. Chúng tôi rất hoan nghênh, trân trọng và cảm động trước tâm huyết của tất cả những ai muốn tôn vinh tiếng Việt – tài sản tinh thần thiêng liêng, cao quý của dân tộc Việt Nam.”Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
(TS. Vũ Xuân Bạch Dương – GV Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn Học – ĐH KHXH&NV, ĐHQG Tp.HCM)
“Mình may mắn biết đến dự án này qua một người anh khoá trên. Ngày Tôn vinh tiếng Việt đối với riêng bản thân mình cảm nhận thì đây là một dự án quá tuyệt vời, mọi người đều rất nghiêm túc và chỉn chu trong các khâu từ hình thức đến nội dung. Các admin còn rất trẻ nên có vài chỗ còn chưa được trơn tru nhưng cũng vì sức trẻ đó mà các bạn rất nhiệt huyết, chịu khó tiếp nhận kiến thức và sửa chữa lỗi sớm nhất có thể. Dự án Ngày Tôn vinh tiếng Việt thật sự là một điều tuyệt vời để thế hệ trẻ nhìn nhận, tự hào và phát huy giá trị đặc sắc của Tiếng Việt.”Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
(Trương Đạt - sinh viên chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn - Trường Đại học Sài Gòn)
“Bảo tồn, phát huy và tôn vinh tiếng mẹ đẻ là một công việc vô cùng quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn, giá trị khoa học và nhân văn sâu sắc. Nhóm sinh viên trẻ đã dành nhiều tâm huyết và sức lực cho công việc này là một điều rất đáng ghi nhận, trân quý. Bản thân tôi đánh giá cao việc làm này. Tôi cảm thấy vui mừng và hãnh diện khi trong nhóm thực hiện ấy có người học trò yêu quý của tôi... Tôi mong các bạn ấy đủ niềm tin và nghị lực để tiếp tục đeo đuổi ước mơ cao đẹp và nhân văn này.”Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
(TS. Nguyễn Thị Quốc Minh - GV Khoa Văn học - Trường ĐHKHXH&NV)
Thành phần thực hiện và hỗ trợ dự án "Ngày Tôn vinh tiếng Việt" năm 2021[sửa]
Ban tổ chức (BTC)[sửa]
- Lê Trọng Nghĩa, trưởng BTC - trưởng Ban biên tập trang Tiếng Việt giàu đẹp.
- Trần Thu Trang, phó BTC - phó Ban biên tập trang Tiếng Việt giàu đẹp.
Các cá nhân hỗ trợ dự án[sửa]
- PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.
- TS Đỗ Anh Vũ, Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm KHXHVN.
- PGS.TS Nguyễn Thiện Nam, chủ nhiệm khoa Việt Nam học và tiếng Việt, ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN.
Xem thêm[sửa]
Tham khảo[sửa]
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ 9,0 9,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
Liên kết ngoài[sửa]
This article "Ngày Tôn vinh tiếng Việt" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Ngày Tôn vinh tiếng Việt. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.