You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Nguyễn Công Thu

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.


Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Nguyễn Công Thu (1894 - 1976) nhà hoạt động cách mạng lão thành, Đảng viên Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội.

Ông quê ở Vũ Trung, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, là cháu nội của danh nhân Nguyễn Mậu Kiến nổi tiếng. Cha ông là Tú tài Nguyễn Hữu Đàn (1869 - 1907). Trong họ tộc ông có nhiều người tham gia cách mạng như Lâm Đức Thụ, Nguyễn Danh Đới, Nguyễn Công Truyền.

Thuở nhỏ, Ba Thu được cha cho học cả chữ Nho và chữ Pháp. 19 tuổi (1913) Ba Thu đã lập gia đình, nhưng không vì thế mà nguội đi ý chí yêu nước và lòng quyết tâm đi tìm cách mạng[1].

Quá trình hoạt động cách mạng[sửa]

Năm 1925, Ba Thu cùng hai người cháu là Nguyễn Danh Tề, Nguyễn Danh Thọ tìm đường sang Quảng Châu, Trung Quốc. Ba Thu, cùng với Trần Phú dự lớp huấn luyện đầu tiên ở Quảng Châu do giảng viên Nguyễn Ái Quốc giảng dạy.

Sau khi lớp học mãn hạn, Ba Thu cùng người cháu là Nguyễn Danh Thọ được Nguyễn Ái Quốc cử về nước tuyển chọn các thanh niên yêu nước, tuyên truyền cách mạng và đưa sang Trung Quốc[2]. Trong 5 chuyến đi về Quảng Châu - Hà Nội - Quảng Châu, Ba Thu đã tuyển chọn và dẫn đường cho 200 thanh niên trẻ, có trình độ sang cho Tổng bộ và Bác Hồ ở Quảng Châu, trong số này có rất nhiều người trở thành lãnh tụ cao cấp của Đảng như Nguyễn Đức Cảnh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Sơn, Trịnh Đình Cửu, Lý Hồng Nhật, Đỗ Ngọc Du. Ba Thu cũng là người đầu tiên đưa cuốn "Đường Cách Mệnh" của Bác Hồ về nước.

Ba Thu đã xây dựng và làm Bí thư chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội (VNTNCMĐCH) đầu tiên ở Hà Nội (Tiền thân của Đảng bộ Hà Nội). Cũng trong thời gian này, ông còn tuyên truyền cách mạng cho Nguyễn Văn Năng, người sau này là Bí thư đầu tiên của Tỉnh bộ VNTNCMĐCH Thái Bình, và giác ngộ cách mạng, kết nạp Ngô Gia Tự vào VNTNCMĐCH cùng nhiều vị cách mạng tiền bối khác.

Đầu năm 1928, trong lúc phân phát truyền đơn, ông bị mật thám Pháp bắt và xử 9 tháng tù giam tại nhà tù Hải Dương, sau đó lại bị Sở Mật thám Thanh Hóa xử phạt 27 tháng nữa vì tội "Dụ người đi Tàu".

Cuối năm 1930, ra tù, ông về hoạt động cách mạng ngay trên mảnh đất đã sinh ra ông cho tới Cách mạng tháng 8 thành công, ông được cử làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt huyện rồi Trưởng ban Kinh doanh của Ủy ban di cư [3].

Đầu 1950, Pháp đánh chiếm Thái Bình, Tỉnh ủy có chủ trương đưa một số đồng chí tuổi cao ra vùng tự do Thanh Hóa. Lúc này, ông đã sắp bước vào tuổi lục tuần nên xin nghỉ, sống một cuộc đời bình dân[4].

Cuộc sống gia đình[sửa]

Năm 1923, người vợ mà ông hằng yêu mến, quý thương qua đời. Ông nén đau thương và dồn hết tâm trí vào phục vụ cách mạng cho tới khi thành công. Khi giặc Pháp tái chiếm Thái Bình, người con gái út mà ông rất cưng chiều, làm du kích xã đã trở thành liệt sĩ trong một trận chống càn. Quân Pháp đã bắn chết con ông ngay trước ngõ đầu nhà ông.

Năm 1946, ông tái hôn với bà Nguyễn Thị Tuất, người ngoại ô Thủ đô, một phụ nữ thục hiền. Sau khi chuyển ra Thanh Hóa, ông bà mở một quán nước chè ở Đan Nê - Thọ Xuân đặng kiếm ăn qua ngày. Hòa bình lập lại, ông bà lại dắt díu nhau về quê. Hàng ngày bà đi mò cua, bắt ốc, tần tảo từ sớm tới khuya. Đôi vợ chồng già không con. Các con riêng của ông thì đã ra ở riêng cả. Hai con ông chỉ làm công nhân bình thường, còn hai người khác thì một là liệt sĩ, một bị chết do sẩy thai. Vợ chồng tuy nghèo nhưng hòa thuận, ngày ngày vui cảnh điền viên.

Biến cố trong cuộc sống[sửa]

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng viết thư mời Ba Thu ra Hà Nội làm việc. Sau nhiều lần đắn đo suy tính, Ba Thu nhận lời và chỉ còn đợi giấy thông hành là lên đườngLỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”..

Vào đúng lúc đó, bi kịch xảy ra, ông bị người ta vu cho là Quốc Dân Đảng, là mật thám của Pháp trà trộn vào hàng ngũ Đảng để phá hoại Đảng, bị cùm chân và chuẩn bị phải ra Tòa án lưu động để lĩnh án tử hình. Hôm Tòa tuyên án tử hình, trước khi súng nổ, có một chiếc xe con tới, bốc ông lên xe rồi chạy thẳng sang Hải Dương. Mấy tháng sau, ông được minh oan.

Rời Hải Dương, ông lên thẳng Hà Nội và cho người đón vợ lên. Tại Thủ đô, ông được bố trí làm người trông coi các nhà khách của Bộ Ngoại giao với mức lương 44 đồng/tháng.

Năm 1976 ông mất, đám tang ông sơ sài hơn cả một người bình dân. Ngôi mộ của ông khuất sâu trong khu dân nghèo ở nghĩa trang Văn Điển. Ba năm sau, vợ ông sang cát cho ông và đưa ông lên Bất Bạt.

Phục hồi[sửa]

Về sau Bộ Ngoại giao quan tâm cấp cho vợ ông 2 gian nhà.

Năm 1993, Ban Tổ chức Trung ương Đảng đã ra Quyết định đưa hài cốt của vị cách mạng lão thành Nguyễn Công Thu vào an táng tại nghĩa trang Mai Dịch và giao cho Tỉnh ủy Thái Bình thực hiện. Ngôi mộ của ông được xây trang trọng bên cạnh mộ đồng chí Ngô Duy Đông nguyên Bí thư tỉnh ủy tỉnh Thái Bình. Cố vấn Phạm Văn Đồng gửi biếu bà 2 triệu đồng tiền hương khói.

Chú thích[sửa]

  1. http://thaibinh.gov.vn/ct/introduction/Lists/dn/View_Detail.aspx?ItemID=25
  2. http://thaibinh.gov.vn/ct/news/Lists/Dia%20chi%20Thai%20Binh/View_Detail.aspx?ItemID=37
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.


This article "Nguyễn Công Thu" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Nguyễn Công Thu. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]