You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Nguyễn Lê Ninh (Phó Giáo sư Tiến sĩ)

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.


Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Nguyễn Lê Ninh, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội khoa học & Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh (nhiều khóa). Ông nguyên là giảng viên Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội kỹ sư ô tô Việt Nam, nguyên Ủy viên Hội đồng tư vấn Khoa học - Kỹ thuật - Môi trường thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh[1]. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”. PGS.TS Nguyễn Lê Ninh được coi là người đầu tiên chế tạo xe chữa cháy đầu tiên tại Việt Nam, với các mô hình được ứng dụng rộng rãi từ những thập niên 90. Hiện nay, ông tiếp tục được tín nhiệm Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ thứ XI (2019 - 2024)[2]

Tiểu sử[sửa]

Nguyễn Lê Ninh sinh ngày 10 tháng 08 năm 1937 tại Hà Nội.

Cuối năm 1942, khi mới tròn 5 tuổi, ông theo học lớp Đồng Ấu (lớp 1 bây giờ) tại Trường Tiểu học Tây Hồ - Quảng Bá - Hà Nội. Sau khởi nghĩa tháng 8 1945 tiếp đến là chiến tranh bom đạn liên miên, tuổi thơ sớm mồ côi mẹ, ông phải long đong trong cuộc sống và con đường học hành.

Ông cùng cha theo kháng chiến 9 năm, cơ quan của cha ông phải liên tục thay đổi địa điểm đóng trú để đảm bảo bí mật trước sự oanh tạc của máy bay Pháp. Kết quả là ông bị thất học liên tục từ ngày 19 tháng 12 năm 1946 cho mãi tới năm 1950 mới có thể lại được cắp sách đến trường, lúc đó là Trường Tiểu học Châu Phong ở Chợ Hạ, Đức Thọ - Hà Tĩnh.

Sau đó, ông là một trong số ít nhà khoa học được gửi sang Đức du học, đến năm 1975 nhận học vị cao nhất là Tiến sĩ ngành động lực Đốt trong tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Khi về nước, ông công tác tại Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh và được phong chức danh Phó Giáo sư vào năm 1991[3]. Ông nhiều năm làm Chủ nhiệm Ngành Cơ khí động lực kiêm Chủ nhiệm Bộ môn cơ khí ô tô của trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian này, ông từng có kiến nghị liên quan đến sử dụng ánh sáng có bước sóng ngắn để thiết kế cảnh báo trong lĩnh vực giao thông[4]. Ông được coi là chuyên gia về khí động lực và động cơ đốt trong và là thành viên quan trọng của Đại học Bách khoa trong các góp ý quan trọng tại Hội đồng tư vấn của ngành này. Một trong các sáng chế tiêu biểu của ông, lúc đó là các xe chuyên dùng trên thị trường cả nước, như xe rác, xe chữa cháy mô hình cơ bản đầu tiên…[5] Trong thời gian công tác, ông làm chủ nhiệm 20 công trình nghiên khoa học cấp địa phương và đặt hàng của nhà nước. Ông cũng nắm giữ một số công trình độc quyền dưới pháp nhân DEMETEC[6]. Sau khi về hưu, ông tham gia vào nhiều hoạt động của các Hiệp hội kỹ sư ô tô Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học & Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh (nhiều khóa),...

Sáng chế[sửa]

PGS.TS Nguyễn Lê Ninh có công trong việc thiết kế mô hình, cải tiến động cơ cho các xe cứu hỏa ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Trong thời gian điều hành tại DEMETEC - một doanh nghiệp xe chuyên dùng thuộc Tổng công ty SAMCO, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh đã giúp đơn vị này nắm giữ các sáng chế và phân phối độc quyền về xe chuyên dùng trên thị trường. Khi đó, có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã liên hệ đặt thẳng vấn đề mua lại sáng chế của DEMETEC, tuy nhiên lãnh đạo công ty đã từ chối[7].

Sau này, dấu ấn của DEMETEC thể hiện qua các cải tiến ứng dụng ở xe rác của Công ty HAPULICO, xe chữa cháy ở Công ty SAMCO, Công ty Động lực và Nhà máy Z.753, tạo được phân khúc thị trường nhất định vào thời điểm đó[7].

Một mẫu xe PCCC do DEMTEC sản xuất thời kỳ sau đổi mới 1986.

Vinh danh[sửa]

Với các sáng chế điển hình trong ngành khí động lực và động cơ đốt trong, ông được Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh tặng "Huy hiệu 10 năm thành phố Hồ Chí Minh" vào năm 1985. Tháng 4/1988, UBND TP Hồ Chí Minh đưa ông vào danh sách "Những người nghiên cứu và áp dụng Khoa học - Kỹ thuật tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh lần I. Tổng Công đoàn Việt Nam tặng bằng khen (1989). Nhà nước trao tặng Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục (1995) và Huy chương Vì sự nghiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật (2014).

Tham khảo[sửa]

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  5. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  6. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  7. 7,0 7,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.


This article "Nguyễn Lê Ninh (Phó Giáo sư Tiến sĩ)" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Nguyễn Lê Ninh (Phó Giáo sư Tiến sĩ). Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]