Phan Nhân Tường
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Phan Nhân Tường (1514-1576) là vị quan thời Lê Trung Hưng, ông đậu Tiến sĩ khoa Bính Ngọ, Nguyên Hòa thứ 14 (1546), đời vua Lê Trang Tông. Ông làm quan trải qua 4 đời vua Lê (Trang Tông 1533-1548, Trung Tông 1549-1556, Anh Tông 1557-1572, Thế Tông 1573-1579), được thăng đến chức Giám sát ngự sử, Tri thẩm hình viện[1].
Tiểu sử và sự nghiệp[sửa]
Tiến sĩ Phan Nhân Tường sinh ngày 08/09/1514, mất năm 02/09/1576 [2].[3][4] Người thôn Bạch Xá, xã Hoàng Xá, tổng Võ Liệt. Nay là xóm 1, xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Năm 1543 ông đậu Giải Nguyên, kỳ thi Hương[5][6]. Sử sách lục khoa chính thống không thấy ghi tên ông, nhưng bia đại khoa các triều đại tại đình Võ Liệt (nay là xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) ghi ông đậu tiến sĩ trên 6 vị đại khoa khác của tổng võ liệt (Đình Võ Liệt có tới 6 bia đá khắc tên 374 sinh đồ, tú tài; 61 Hương cống, Cử nhân và 7 Đại khoa của tổng).
Ông sinh ra trong một gia đình nông dân khá giả có nề nếp. Cha là ông Phan Nhân Trung, mẹ là Nguyễn Thị The một người phụ nữ đức độ, đảm đang. Khi mới sinh Phan Nhân Tường khôi ngô tuấn tú, tướng mạo khác thường nên được người cha chọn đặt tên là Nhân Tường, có nghĩa là lòng thương người. Tường là hạt giống tốt truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau. Từ nhỏ ông là một cậu bé hiếu thảo chăm học nên đã nổi tiếng thông minh. Gia đình mời thầy về nhà dạy học đã "không đủ chữ" để thỏa mãn tính hiếu kỳ, nên cậu gửi học ở nhiều thầy đồ nổi tiếng. Do đó ông được đi nhiều nơi học rộng, hiểu sâu.
Năm 1543 Phan Nhân Tường đậu Hương Cống. Trong khi vừa luyện thi để thi Hội thì cậu đảm nhiệm chức xã trưởng xã Hoàng Xá, cùng nhân dân khai khẩn đất hoang, xây dựng nên một làng quê trù phù.
Sách "Đông yên nhị huyện đăng khoa phổ có ghi": Lê Trang Tông năm thứ 14, năm Bính Ngọ lập Hành Điện ở sách Vạn Lai (có tài liệu ghi là Vạn Lại, nay là xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá), học trò hào kiệt về đây nhiều cho nên thi chọn lấy người tài giỏi. Hợp các trường thi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, nói rõ trong thiên hạ ở sự bàn bạc lòng dân, lấy 25 người. Phan Nhân Tường đậu ở vị trí thứ nhất Đệ tam giáp.[7] năm ông 32 tuổi.
Trong 25 đậu tiến sĩ có tới 10 người Nghệ An. Các Tiến sĩ khoa này là: Phan Duy Thực (Hoa Thành, Yên Thành); Ngô Trọng Điển (Anh Sơn); Nguyễn Ngọc Dật và Phan Nhân Tường (Thanh Chương); Bùi Duy Nhượng và Trần Đăng Dụng (Nam Đàn); Phan Tiến Thọ (Hưng Tây, Hưng Nguyên); Lê Nguyên Trưng (Nghi Lộc); Thái Doãn Nguyên (Diễn Hoa, Diễn Châu); Dương Cát Phủ (Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu). Và Nguyễn Đình Mỹ ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay.
Phan Nhân Tường ra làm quan giúp vua Lê, diệt Mạc, nhà Vua thấy Phan Nhân Tường là người thông thái, công minh, chính trực, liền giao cho chức Giám Sát Ngự Sử.
Trích nội dung văn bia tại Đình Võ Liệt: "Lịch triều đại khoa bia chí"
"Phan Nhân Tường: Lê Nguyên Hòa thập tứ niên chế khoa đồng Tiễn sĩ Tri thẩm hình viện lịch triều sắc phong Phúc Thần". Tạm dịch: "Phan Nhân Tường: Đậu đồng tiến sĩ chế khoa Lê Nguyên Hòa năm thứ 14 - làm Tri thẩm hình viện được phong làm Phúc Thần"[8].
Nhà thờ họ Phan Nhân Tường, nhánh Phan Quang Đạo (con trai ông) tại xóm Minh Sơn, xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An hiện có giữ sắc phong cho ông là Tiến sĩ ở một khoa thi đặc biệt chưa được sử sách lưu danh, là khoa thi năm Nguyên Hoà thứ 14 triều Lê Trang Tông[9] (1546).
Theo Đại Việt sử ký toàn thư có viết: "Bính Ngọ, [Nguyên Hoà] năm thứ 14 [1546], (Mạc Quảng Hoà năm thứ 6; Minh Gia Tĩnh năm thứ 25). Vua lập hành điện ở sách Vạn Lai (nay là xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá). Mỗi khi có đánh dẹp, đều giao cả cho Thái sư Lượng quốc công thống lĩnh, đánh đâu được đấy. Do vậy, hào kiệt các Châu Hoan (tức Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay), Ô (vùng đất Bình Trị Thiên ngày nay), Quảng (Quảng Nam, Đà Nẵng ngày nay) đua nhau tới cửa đình, ai nấy đều vui lòng gắng sức, cõi đất Ái Châu (tức Thanh Hoá ngày nay) yên dần".
Trong thời gian 47 năm (1546 - 1593) hành điện được chuyển qua chuyển lại giữa Vạn Lại và Yên Trường nhiều lần (Đại Việt sử ký toàn thư). Chính tại nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện. Trong thời gian đó, ở Vạn Lại đã tổ chức 7 khoá thi đã có nhiều hiền tài có công với đất nước vào những năm cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17. Đó là các tiến sĩ Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Thưc, Lê Trạc Tú... Trong số 45 người đỗ tiến sĩ ở Vạn Lại có hơn 30 người trở thành thượng thư, nhiều người được nhà vua cử đi sứ. Một số người sau khi đỗ tiến sĩ và làm quan và gắn bó với mảnh đất Vạn Lại như Phùng Khắc Khoan. Tại Văn Miếu Hà Nội ngày nay có 82 bia tiến sĩ, trong đó có 7 bia ghi các tiến sĩ đỗ các khoa thi ở Vạn Lại [10]
Với những thông tin chính thống này, cho thấy Hào kiệt về đây chắc chắn là đã có khoa thi năm Nguyên Hoà thứ 14 này. Điều này khớp với nội dung trên các sắc phong cho Tiến sĩ Phan Nhân Tường.
Khoa này có 10 người Nghệ An thi đậu và qua sắc phong xưa để lại, còn có ở họ Phan (Phan Tiến Thọ, xã Hưng Tây, Hưng Nguyên)...[11][12] Đây là tư liệu quí bổ sung cho lịch sử Việt Nam, đặc biệt là khoa cử qua các triều đại.
Sau khi ông mất, các triều đại phong kiến sau đó cũng có các sắc phong ghi nhận công lao của ông, các mộc bản còn lưu giữ đến ngày nay của các triều đại sau này dành cho Tiến sĩ Phan Nhân Tường.[7]
- Sắc Cảnh Thịnh 21-5-1795
Sắc (phát): "Tri thẩm hình viện anh đoán đại vương. Sơn xuyên anh dục Hà Hải Tú. Chung thị phất kiên chính phất văn, thinh hồ ký đức, cảm tất thông, cầu tất ứng hách nhị khuyết hình ký da, tỉ hộ chi diển, công tận phụng bao phong cho thịnh điền vi. Hoàng gia di thừa lịch lịch lễ hữu, đăng thất ứng gia phong mỹ tự, nhị tự khả gia phong Thẩm hình viện anh đoán thông minh chính trực bảo quốc đại vương có sắc. Cảnh Thịnh, tứ niên, ngũ nguyệt, nhị thập nhất nhật".
Tạm dịch: "Đại vương là người tài năng xuất chúng, làm quan xét xử pháp luật ở triều đình. Con người tài năng đó là do đất nước sinh ra và hun đúc nên, không thể không được coi là sự vinh hiển để noi gương còn truyền cho mai sau. Đó là một ơn huệ, noi theo thì được hiển đạt, cầu xin thì được đến đáp. Cái hồn thiêng của ông rất lớn đã che chở cho dân có thể sánh với mọi phép tắc của nhà nước, cần phải được suy tôn lên để khen tặng. Nhà vua truyền cho kẻ tôn vương trong nhà được bày tỏ kính ý đăng lên để hưởng bổng lộc và tặng cho tên đẹp, sau lại phong thêm là Thẩm hình viện anh đoán thông minh chính trực bảo quốc đại vương. Vì vậy cho nên vua ban sắc phong".
- Sắc Thành Thái
"Sắc Nghệ An tỉnh, Thanh Chương huyện, Quảng Bá xã, Bạch Xá thôn. Tòng tiện phụng sự Tri thẩm hình viện Phan Tướng Công thượng đẳng thần, hộ quốc tỷ dân nậm trứ, linh ứng lai vị, hiệu dực phong tử tiến, thị thừa cảnh mệnh diễn niệm trừ phong vi đoan Túc dực bảo trung hưng chi thần chuẩn y cựu phụng sự thần ký tướng hữu bảo dạ lệ dân khâm thai. Thành Thái nhị nguyên, nhị nguyệt, nhị thập nhật".
- Sắc Duy Tân 1904
"Sắc Nghệ An tỉnh, Thanh Chương huyện, Quảng Bá xã, Bạch Xá thôn. Tòng tiện phụng sự hiệu linh đốn tịnh hùng tuấn trác vị dực bảo trung hưng cao sơn, cao các thượng đẳng tôn thần, đoan túc dực bảo trung hưng, tri thẩm hình viện Phan Tướng Công chi thần linh phù bản cảnh thành hoàng sơn quang diệu thái tượng uy chi thần, tiết kinh lĩnh cấp sắc phong chuẩn kỳ phụng sự tân quang đại lễ. kinh lĩnh báu chiếu ân lễ long đăng thất kỳ chuẩn y cựu phụng sự dụng chí quốc khánh nhi Tân tự điển khâm tai. Duy Tân tam niên, bát nguyệt, nhất thập nhất nhật".
- Sắc Khải Định 1924
"Sắc Nghệ An tỉnh, Thanh Chương huyện, Quảng Bá xã, Bạch Xá thôn. Tòng tiện phụng sự nguyên tặng hiệu linh, đốn tinh hùng đại trác vị dực bảo trung hưng, Tri thẩm hình viện Phan Tướng Công thượng đẳng thần, hộ quốc tỷ dân nậm trứ linh ứng tiết mông linh cấp, sắc phong chuẩn hứa, phụng sự tứ kim chính trực, trẫm tứ tuần đại khánh, tiết kinh lĩnh báu chiếu đơn ân lệ, long đăng thất trì chuẩn y phụng sự dụng chí Quốc khánh nhi thần tự điển khâm thai. Khải Định cửu niên, thất nguyện nhị thập ngũ nhật (25-7-1924)".
Theo sách Đông Yên nhị huyện khoa phổ chép ông đậu Tiến sĩ khoa Bính Ngọ, Nguyên Hòa thứ 14 (1546), đời vua Lê Trang Tông. Ông làm quan trải qua 4 đời vua Lê (Trang Tông 1533-1548, Trung Tông 1549-1556, Anh Tông 1557-1572, Thế Tông 1573-1579), được thăng đến chức Giám sát ngự sử, Tri thẩm hình viện[1].
Trong đó Giám sát ngự sử thuộc cơ quan thời Lê là Ngự sử đài. Sử Đài là cơ quan có đặc quyền được hặc tấu tất cả mọi việc có ý nghĩa can gián những việc được xem là không đúng hoặc chưa tốt của vua và quan lại.
Thẩm hình viện, là một vị trí quan trọng trong Ngũ Hình Viện. Ngũ Hình viện: gồm Thẩm hình, Tả hình, Hữu hình, Tường hình, Tư hình.
Từ năm 1996 đến năm 2000, Sở Văn hóa thông tin tỉnh Nghệ An đã tiến hành nghiên cứu, thu thập các tư liệu về ông, toàn bộ tư liệu bao gồm "Lý lịch di tích và đền thờ và bia mộ[13]"; "Tập ảnh di tích [14]"; "Tờ trình và biên bản [15]" đền thờ và bia mộ Tiến sĩ Phan Nhân Tường đang được lưu giữ tại Bảo tàng tổng hợp thuộc Ban quản lý di tích văn hóa Nghệ An.
Thông qua 28 đạo sắc của các triều đại mà ông làm quan, cũng như các triều đại sau mà con cháu hậu duệ của ông tại xóm Minh Sơn (nay là xóm 1 kể từ năm 2020), xã Thanh Tùng còn lưu giữ được. Đồng thời qua các tư liệu như khác như Gia phả dòng họ, bia đá tại Đình Võ Liệt, các công trình nghiên cứu đã xuất bản, các tài liệu hàn lâm,... còn lưu giữ ở thư viện Quốc gia, thư viện tỉnh Nghệ An. Và di tích đền thờ, mộ tiến sỹ Phan Nhân Tường tại xã Thanh Hà và xã Thanh Giang (Thanh Chương). Vào ngày 30/04/2000 ông đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa.
Năm 1576 (Bính Tý) đất nước xẩy ra nhiều cuộc binh đao giữa 2 thế lực Nam Triều và Bắc Triều (Lê - Mạc) từng là vị quan suốt 30 năm, lúc này Phan Nhân Tường đã trở thành 1 dũng tướng. Cũng trong thời gian này nhà Mạc (Ngụy) sau khi đánh chiếm xứ Thanh Hóa, chúng vượt biển đánh tiếp xứ Nghệ An. Phan Nhân Tường được vua Lê giao nhiệm vụ cầm quân thủy chiến với địch. Trong lúc giao chiến ông đã anh dũng hy sinh như một vị anh hùng. Hưởng thọ 62 tuổi. Ghi công ông vua Lê phong quốc sắc truy tặng: "Dự bảo Trung hưng, thông minh anh đoán, đoan túc tôn thần, bảo quốc đại vương - Phan Tướng Công".
Hậu duệ[sửa]
Ông sinh được 4 người con trai ai cũng thông minh đậu đạt.
Phan Đạt đậu hương cống (Cử nhân) khoa Kỷ Tỵ (1576); Phan Đệ đậu hương cống (Cử nhân) khoa Kỷ Mão (1579); Phan Quang Đạo đậu hương cống (Cử nhân) khoa Ất Dậu (1585); Phan Bình trúng thí tiểu khoa.
Các đóng góp[sửa]
Trong thời gian làm quan ông đã truy tố, xét hỏi nhiều vụ kiện một cách ngay thẳng, công minh, trừng trị nhiều tham quan ô lại. Ông có công vận động nhân dân bản xã chiêu dân các nơi khác đến khai khẩn đất hoang, lập nên nhiều xóm mới như Đồng Nậy, Đồng Dáng, Đồng Lùng, Đồng Trấm, Kẻ Chẻo, Đồng Vực,... tại hai xã Thanh Hà, Thanh Tùng và Thanh Giang hiện nay.
Xuất thân nhà nho xứ Nghệ, gặp buổi Lê - Trịnh tranh quyền, nhà Mạc nổi loạn, tình thế rối ren. Với bản tính cẩn trọng, khôn khéo, ông điều tra, xét hỏi các vụ việc liên quan đến bộ máy nhà nước phong kiến. Với ông "có tề gia, mới trị quốc". Bọn nịnh thần quan lại tham nhũng, ức hiếp dân lành phải đem ra xử trảm làm gương, trả lại cuộc sống thanh bình cho trăm họ.
Với việc nước, ông khuyên chúa Trịnh Tông thế yếu thì hòa hoãn để lo quốc sách. Với nhà Mạc cùng ngôi nổi loạn, trái với lẽ trời, gây nạn binh đao. Ông tham gia bày mưu hiến kế, cùng các tướng sĩ đánh diệt giặc Mạc ở xứ Hải Dương, Thanh Hóa. Phan Nhân Tường rất coi trọng nhân tài, biết động viên khuyến khích mọi người, mọi giới đồng lòng dốc sức đánh giặc.
Là một người chính trực, cùng các tướng sĩ đánh giặc ở nhiều nơi, Phan Nhân Tường được quân sĩ kính trọng, vua quan tin cậy. Trải qua các đời vua từ Lê Trang Tông đến Lê Thế Tông, ông đều tận tụy hết lòng, những mong đem thái bình cho đất nước, chấm dứt cảnh nồi da nấu thịt để nhân dân yên bề làm ăn.
Năm Bính Tý 1576 ở xứ Nghệ đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh lớn giữa Nam triều và Bắc triều, Mạc Kính Điển đã đánh cướp xứ Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay: "Tiết chế Trịnh Tùng sai Phan Nhân Tường, cùng các tướng đánh bên tả, bên hữu, tất cả đều có kỷ luật. Tướng sĩ hăng hái gươm giáo sáng trời, gắng sức đồng thanh đều thề phá giặc"[16].
Là tướng sĩ thấy cảnh binh đao, dân tình khổ ải, Phan Nhân Tường luôn sát cánh cùng Tấn Quận Công, Nguyễn Cảnh Hoan và những người bạn đồng hương Thanh Chương như Nguyễn Duy Hiền (Hoa Ổ) lập được nhiều chiến công "Phan Nhân Tường đã cùng Nguyễn Cảnh Kiên (con trai Nguyễn Cảnh Hoan) tiến công bắt được Nguyễn Quyện ở Cầu Dền Hà"[17].
Trong trận quyết chiến này Phan Nhân Tường đã anh dũng hy sinh ngày 02/9/1576, để lại lòng thương tiếc cho tướng sĩ và nhân dân.
Cuộc đời và sự nghiệp của ông được lưu truyền trong nhân dân, tiếng thơm còn vang mãi. Từ một con người thông minh, học giỏi, ông đã cùng dân làng khai hoang tạo dựng quê hương rồi đỗ đạt trong cảnh loạn ly. Ông làm quan 30 năm dưới 4 triều vua, một lòng vì nước vì dân. Lúc sống là một chân tướng có tài, thác trở thành phúc thần cho dân cho nước. Con người và sự nghiệp của ông đã được nhân dân tôn vinh lên thành huyền thoại và tôn thờ đến ngày nay.
Di tích[sửa]
Ông được thờ cúng tại nhà thờ họ Phan tại nhiều nơi như xóm 1, xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An; Xóm Minh Sơn (nay là xóm 1 sau khi gộp xóm Minh Sơn và Yên Thành lại với nhau), xã Thanh Tùng của huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An; Làng Đa Phúc, xã Bắc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An; Xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và nhiều nơi khác. Ngoài ra nhân dân còn lập đền thờ ông[18], đền thờ ông có nhiều tên gọi khác nhau như Miếu Nhân Thành [19][20], Đền Nhân Thành, Đền Đức Thánh Thẩm Hình, tại làng Tiên Cầu, xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương (đền thờ ông và đền thờ Tiến sĩ Nguyễn Tiến Tài, di tích lịch sử văn hóa quốc gia chung một lối đi).
Sách Thanh Chương huyện chí [21] của Tồn Trai Bùi Dương Lịch, mục Cổ kim vựng sự chí chép về thần tích đền Nhân Thành: "Thần là Phan Nhân Tường làm Tri thẩm hình viện. Tạ thế lúc đang tại chức,hồn nhập vào pho tượng trôi trên sông".
Một hôm tượng áp sát bên một chiếc thuyền buôn quanh quẩn mãi không đi. Người chủ nhà buôn khấn "Mộ vị mộ thần, xin phù hộ buôn bán được lời lãi nhanh chóng gấp bội. Được như nguyện, xin lập bàn thờ đầu thuyền phụng sự. Quả nhiên, thương nhân đạt được những điều cầu khẩn. Như đã hứa trước, thuyền theo hướng gió về tới cửa biển Nghệ An. Nhà buôn lại khấn "Thần ở xã nào, huyện nào, xin cho gió chỉ? Thương thuyền bèn theo gió ngược dòng tới bến Nhân Thành dừng lại.
Dân xã rước tượng lên, lập đền thờ làm bằng lán lợp cỏ. Trẻ chăn trâu không biết, buộc trâu vào cánh tay tượng đá. Trâu chết dịch nhiều. Xã dân cầu đảo thì được yên, bèn sửa sang lại miếu. Hiện nay pho tượng này vẫn còn được lưu giữ tại đền Nhân Thành (làng Tiên Cầu, xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, cách thành phố Vinh 40 km về phía Tây).
Ngoài ra, tại một số nơi thờ cúng Tiến sĩ Phan Nhân Tường còn lưu giữ một số câu đối cổ như:
Lê Nguyên Hòa thập tứ niên tiến sĩ
Hoàng xá xã thiên vạn đại phúc thần
(Tạm dịch: Tiến sĩ Lê Nguyên Hòa năm thứ 14.
Phúc thần xã Hoàng Xá được thờ muôn đời).[22].
Có biển gỗ khắc ghi công trạng của Phan Nhân Tường năm 1758 với nội dung như sau:
"Bài thơ trên bia đá xanh, một triều đại còn ghi rõ: ở Nhân Thành đã có miếu thờ quan Tri Thẩm hình làm trách nhiệm quốc gia giao phó ở nơi xa. Phan Tướng Công được thăng làm phúc thần, giết giặc Mạc phò trợ cho vua Lê, nổi tiếng một trung hưng danh tiếng" (nội dung này từ bản dịch của của ông Phạm Gia Hào, xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương).
Ông được Tạp chí văn hóa Nghệ An, tổ chức lấy ý kiến đóng góp và đề nghị chính quyền đặt tên ông cho đường phố ở Thành phố Vinh[23], tuy nhiên đến nay chưa có con đường mang tên ông.
Lễ hội[sửa]
Hàng năm vào ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch, nhân dân trong vùng tổ chức lễ khai Xuân tại đền Đức Thánh Thẩm Hình. Đây là ngày lễ trọng đại, nhân dân khắp nơi về dự lễ để cầu mong một năm mới quốc thái dân an, mọi người được bình an, khỏe mạnh, no ấm, hạnh phúc và thành đạt.
Ngoài ra vào ngày 20 tháng giêng hàng năm, xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương còn phối hợp với các dòng họ tiêu biểu và nhân dân lần đầu tổ chức lễ hội Di tích lịch sử quốc gia Đình Bích Thị[24]". Đây là hoạt động tâm linh nhằm tri ân nhị vị quận công Trần Hưng Học và Trần Hưng Nhượng; 15 văn quan, võ tướng, quận công qua các thời kì như Phan Nhân Tường, Nguyễn Đình Cổn, Nguyễn Tiến Tài, Phạm Kinh Vỹ, Nguyễn Lâm Thái,… và 159 anh hùng liệt sỹ của địa phương.
Tham khảo[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Đào Tam Tỉnh: "Khoa bảng Nghệ An (1075-1919)", Nhà xuất bản Nghệ An, 2005, trang 132, 139, 140, 141, 142, 222, 223, 235.
- ↑ Ninh Viết Giao: "Từ điển Nhân vật xứ Nghệ", Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2008, trang 566.
- ↑ Nhiều tác giả: "Thanh Chương xưa và nay", Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2010, trang 40, 41.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ 7,0 7,1 Hồ sơ lữu trữ tại Ban quản lý di tích Nghệ An, các trang 2,3,4,5,6.
- ↑ Bia đá tại Đình Võ Liệt, huyện Thanh Chương, Nghệ AN
- ↑ Lê Trang Tông
- ↑ Lịch sử xã Xuân Châu, NXB Thanh Hoá, 2004, tr.32-33
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Đại Việt sử ký toàn thư. NXB KHXH, Hà Nội 1973, tr.184
- ↑ Hoan Châu Ký (Nguyễn Cảnh Thị). NXB KHXH Hà Nội năm 1998, trang 76.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Câu đối xứ Nghệ (Đào Tam Tĩnh) (tập 2). NXB Nghệ An, 2005, tr.298
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
This article "Phan Nhân Tường" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Phan Nhân Tường. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.