You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Philippe Trần Văn Hoài

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Tóm tắt[sửa]

Đức Ông Philippe Trần Văn Hoài (22/3/1929 ­- 2/2/2010), là một chức sắc năng động trong Giáo hội Công giáo Việt Nam.

Trong thập niên 1980, ông Hoài được Vatican ủy nhiệm chăn dắt Công Đồng Công giáo Việt Nam Hải Ngoại. Ông tổ chức buổi cầu nguyện liên tôn Ngày Cầu Nguyện cho Hòa Bình ở Việt Nam tại Vatican, với sự tham gia của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II và những lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo chính ở Việt Nam. Ông cũng là người viết lời tựa cho cuốn sách Đường Hy Vọng (lần xuất bản đầu tiên), cuốn sách tổng hợp những bức thư của Đức Hồng y Phanxico Xavier Nguyễn Văn Thuận trong 13 năm Ngài bị giam bởi Nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ông mừng kỷ niệm 50 năm linh mục bằng việc xuất bản cuốn sách của Ông, "Định Mệnh Con người Trong Đức Giê­su", mà ông dành tặng cho "đức tin của mọi tôn giáo".

Những năm đầu đời[sửa]

Đức Ông Hoài được sinh ra tại giáo xứ An Ninh, miền Trung Việt Nam, là con thứ hai trong một gia đình bình thường và không liên quan đến chính trị. Năm 1943, ông được gởi vào Tiểu Chủng viện An Ninh, nơi ông là bạn đồng môn với Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Sau khi sự cai trị của người Pháp cáo chung vào năm 1954, Ông được tấn phong linh mục năm 1959 tại La Vang, thánh địa kính Đức Mẹ hiện ra. Tính tới năm 2010, Ông là người đầu tiên trong ba người được vinh dự phong chức linh mục tại Thánh Địa này. Sau khi thụ chức không lâu, Ông được bổ nhiệm làm linh mục quản xứ giáo xứ Bác Vọng, Huế. Năm 1961, Ông được chọn làm giáo sư dạy tại Tiểu chủng viện Phú Xuân và vào năm 1962, làm giáo sư Tiểu chủng viện Hoan Thiện. Năm 1969 Ông được chọn đi học ở Vatican.

Những năm ở Vatican[sửa]

Sau bốn năm theo học ở Vatican, năm 1973, Ông được bổ nhiệm làm phó viện trưởng Giáo hoàng Học viện Truyền Bá Đức Tin. Năm 1978, 3 năm sau sự sụp đổ của Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông được đặt làm Giám đốc văn phòng người tị nạn Việt Nam tại Caritas Ý, một tổ chức từ thiện Công giáo Ý. Năm 1979, lòng thương xót cứu giúp thuyền nhân Việt Nam của các quốc gia đã bắt đầu hao mòn, Ông đã tổ chức cuộc cứu vớt cùng với ba chiến hạm của Hải Quân Ý ở Nam Thái Bình Dương. Từ năm 1984 đến 1987, Ông là thủ qũy của viện Truyền giáo Thánh Phaolo Tông Đồ, một giáo hoàng học viện dành cho các giám mục, hồng y tương lai và các chức sắc quan trọng khác được gởi tới Roma tu học.[1] Năm 1987, ông được phong tước Đức Ông. Năm 1988, Đức Ông Trần Văn Hoài được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II trao cho chức vụ Giám đốc Văn phòng Phối Kết Tông Đồ Mục Vụ cho người Công giáo Việt Nam tại Hải Ngoại.[2] Đức Ông giữ chức vụ này tới năm 2000, đi khắp nơi để làm việc với cộng đoàn người Việt từ châu Âu, Nhật Bản, Úc và Hoa Kỳ. Đức Ông liên tục giữ những nhiệm vụ quan trọng trong hậu trường trong việc xuất bản và phân phối cuốn sách Đường Hy Vọng, được viết trong tù bởi người bạn học cũ của Đức Ông, khi đó là Đức Tổng Giám mục Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận, người bị nhà nước Việt Nam bắt giam vì đức tin và những quan hệ gia đình. Đức Ông Hoài viết lời tựa cho phiên bản đầu tiên của cuốn sách, và vận động để Đức Tổng Giám mục Thuận khỏi bị lương tâm nhân loại lãng quên.

Năm 1988, Đức Ông Hoài được giao chức vụ Trưởng ban Tổ chức Lễ Phong Hiển Thánh cho 117 vị tử đạo Việt-Nam. Năm 1992, Ông thành lập Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại để khuyến khích giáo dân tích cực tham gia sinh hoạt chính trị về những bất công xã hội. Hiện tại phong trào này có 12 chi nhánh trên khắp thế giới. Năm 1992, lần đầu tiên trong lịch sử Việt-Nam, ông tổ chức Ngày Cầu Nguyện Hòa Bình cho Việt Nam tại Vatican với sự tham dự của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II và sự hiện diện của các vị lãnh đạo của các tôn giáo chính của Việt Nam. Sau đó, ông được ủy thác phận vụ làm trưởng ban vận động công cuộc gặp gỡ và đối thoại tôn giáo.

Năm 1995. ông chủ trì việc thành lập trung tâm văn hóa Việt Nam Nguyễn Trường Tô và tập san Định Hướng. Trong khuôn khổ sinh hoạt của Trung tâm văn hóa Nguyễn-Trường-Tô, Đức Ông chủ trì ngày gặp gỡ và thảo luận về thần học Việt Nam tại Thụy Sĩ (1996); chủ trì cuộc gặp gỡ của các giáo sư, các chuyên gia và sinh viên (1996); chủ trì Tuần Lễ Xã Hội, lần đầu tiên được tổ chức trong cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại với chủ đề: Đạo Lý, nền tảng canh tân và phục hoạt đất nước (1997).

Cuộc đời sau đó[sửa]

Đức Ông nghỉ hưu năm 2000. Năm 2007, để phản đối việc bắt giam Cha Thadeus Nguyễn Văn Lý tại Việt Nam, Đức Ông Hoài viết một lá thư ngỏ gửi đến Hội nghị Công giáo ở quận Orange, tiểu bang California để đòi tự do cho Cha Lý.

Những năm cuối đời[sửa]

Đức Ông Hoài tiếp tục viết và xuất bản cuốn sách Định Mệnh Con người trong Chúa Giê­su năm 2009, cuốn mà ông dành tặng cho "đức tin của mọi tôn giáo". Cũng trong năm đó, Đức Ông kỷ niệm 50 năm nhận chức Thánh. Ông mất vì bệnh tim ngày 2 tháng 2 năm 2010 tại Roma, thọ 80 tuổi. Ông được an táng ở Campo Verano, thành phố Vatican.

Tâm tình của cộng đồng người Việt[sửa]

Nhiều lễ tưởng niệm Ngài được tổ chức ở Mỹ (Boston, Massachusetts, Orange, California), ở châu Âu (Netherlands, Rome), ở Tokyo, Nhật Bản. Từ trong tù ở Việt Nam, Cha Lý viết một lá thư chia buồn, vinh danh Đức Ông là một người hùng của dân tị nạn Việt Nam, là một nhà yêu nước và là người nhìn xa trông rộng. Đức Hồng y Mai Thanh Lương của California, là Đức Hồng Y người Mỹ gốc Việt đầu tiên của Bắc Mỹ, vinh danh Đức Ông Hoài là tấm gương của ông, tán dương Ngài là người có tầm nhìn trong việc vai trò đóng góp của giaó dân trong Giáo hội.

Trích dẫn[sửa]

Cái luôn thúc đẩy chúng ta, vượt qua những hy sinh mất mát, là việc sự cam chịu của chúng ta sẽ mang lại lợi ích cho nhà thờ và cho Việt Nam yêu thương" (từ In Search of a Theological Vietnam, một tờ báo được giới thiệu tại buổi thảo luận giữa các tôn giáo về thần học Việt Nam tại Thụy Sĩ năm 1996).

Tham khảo[sửa]

This article "Philippe Trần Văn Hoài" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Philippe Trần Văn Hoài. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]