Sỹ Liêm
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Sỹ Liêm tên thật Hà Sỹ Liêm (sinh ngày 10 tháng 4 năm 1963), là nhà thơ, nhà văn người Việt Nam.
Tiểu sử[sửa]
Sỹ Liêm sinh năm 1963 tại Sài Gòn, định cư tại Paris từ năm 1979, hồi hương về Việt Nam năm 2003. Ba anh là nhà văn Sĩ Trung (1934 - 2005), cây bút Miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
Khởi viết từ năm 1985, Sỹ Liêm cộng tác cùng nhiều nguyệt san ở hải ngoại: Làng Văn, Văn, Văn Học, Văn Uyển, Hợp Lưu, Nắng Mới, Chiến Hữu...
Sỹ Liêm là cây bút chủ lực của tạp chí Làng Văn ở Canada, có sáng tác đăng trên Văn, Văn Học ở Hoa Kỳ và nhiều báo khác ở Âu châu. Trong một cuộc thăm dò ý kiến độc giả báo Làng Văn năm 1989, Sỹ Liêm được xếp hàng thứ 2 trong số sáu cây viết mới xuất hiện được chú ý nhất.
Hiện nay Sỹ Liêm và gia đình tái định cư tại Paris sau thời gian sinh sống tại Sài Gòn (2003-2017)
Các tác phẩm[sửa]
Tuyển tập truyện ngắn:[sửa]
- NHỮNG CÂY BÚT MIỀN NAM (in chung, Nhà xuất bản Phù sa, Canada, 1990).
- TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ (Nhà xuất bản Miệt Vườn Winston Salem, USA, 1992).
- NHỮNG MẢNH ĐỜI CHẤP VÁ (Nhà xuất bản Miệt Vườn Winston Salem, USA, 1993).
- VÍ DẦU TÌNH BẬU MUỐN THÔI (Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Việt Nam, 2015).
Tập thơ:[sửa]
- EM LÀ TÁC PHẨM ĐẠI VĂN CHƯƠNG (Tác giả xuất bản).
- THEO TA CHỮ NGHĨA LÊN TRỜI LÃNG DU (in lần thứ nhất tại Việt Nam và tái bản tại Hoa Kỳ - Nhà xuất bản Nhân Ảnh, 2018).
- HẤT CHỮ LÊN TRỜI (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2020).
Một số bài thơ[sửa]
Xác thân ngọt lịm trái cây bốn mùa[sửa]
Em chèo lục bát ca dao
Vần căng vú sữa điệu ngào ngạt hương
Ánh trăng lót ổ làm giường
Đêm thong thả gió mây đường đột ôm
Vỏ lòng tua tủa chôm chôm
Hồn trong trắng muốt thịt ngon lựng trời
Da thơm hoa mận gọi mời
Môi ong bướm lượn xuân ngời nhụy say
Lông mày lá liễu phượng bay
Mắt đen hạt nhãn đậm dài mi cong
Dung nhan lúa trổ đòng đòng
Hơi non nõn ngát ruộng đồng mỹ nhân
Búp măng mười ngón thiên thần
Cẳng thon bắp chuối kéo căng cặp đùi
Sầu riêng chẳng có….chỉ vui
Hàm răng bắp trải nụ cười quanh năm
Cổ cao trái cấm chẻ cằm
Vầng vai nhật nguyệt ngấm ngầm khát khao
Em về nhận lễ trầu cau
Cho ta thưởng thức mâm cao cổ đầy
Tuyệt vời con gái miền Tây
Xác thân ngọt lịm trái cây bốn mùa.
Hình chưa hòa... Bóng đã nhòa[sửa]
Mưa trôi cái đất ngủ ngày
Tuôn trôi những tháng năm dài nhớ thương
Dòng đời đưa đón mưa vương
Mái tâm ướt sũng miên trường thiếu nhau
Em từng giọt đẫm hư hao
Cho ta mắt lệ mi chao đảo sầu
Nỗi buồn bệ hạ muôn tâu
Thần yêu đáng kiếp từ lâu Dã Tràng
Cát thương ụ nổi sóng càn
Kéo bao công sức đầu hàng nghiệp duyên
Nụ hôn môi ảo đã huyền
Chưa quen hơi hướm đã nguyền rủa xa
Hình chưa hòa bóng đã nhòa
Tay chưa kịp níu ngón hoa gãy lìa
Hồn đi vào cõi âm khuya
Thấy ta địa phủ bên kia mãn phần
Em vui cười ngắm xác thân
Rú lên một tiếng ta thần phách bay.
Mắt trao lát ớt cay thời mới yêu[sửa]
Chào em con cá điêu hồng
Bát canh rau ngót vợ chồng húp chung
Những khi mặn nhạt cũng cùng
Hòa theo chén đũa khua tung nụ cười
Măm cơm riêng chỉ hai người
Mắt trao lát ớt cay thời mới yêu
Nước chấm hôn nụ cưng chiều
Nồng thơm nóng bỏng nêm liều lượng môi
Nhường nhau miếng nạc tinh khôi
Nhâm nhi cắn giữa ngực chồi nhụy hoa
Cọng hành mùi mẫn ngang qua
Vòng eo tuế nguyệt mượt mà lưng ong
Cải mầm uốn nửa đường cong
Kéo dài xuống tới nỗi lòng khát khao
Khoan thai thưởng thức ngọt ngào
Nghe từng hương vị thanh cao tuyệt trần
Bỗng nghe bàn ghế bần thần
Run lên hạnh phúc mỗi lần gắp trao!
Đánh giá[sửa]
Từ năm 2003, Sỹ Liêm chuyên tâm sáng tác thơ, chiếm phần lớn là thể thơ lục bát.
Trích một số ý kiến người trong giới về thơ Sỹ Liêm[sửa]
- Nhà thơ Du Tử Lê nhận xét:
Thừa hưởng hạt giống di truyền văn chương của một người cha tên Sĩ Trung, một người chú tên Ngọc Linh và, tương quan huyết thống với Nguyễn Thị Thụy Vũ (cả ba nhà văn này, là những tên tuổi chói sáng góc trời văn chương miền Nam, 20 năm (1954-1975,) Sỹ Liêm bước vào sinh hoạt chữ nghĩa, nhẹ nhàng, bình thản, mặc nhiên. Như khí trời. Như cỏ cây. Như hoa, lá...
Đáng nói chăng, theo tôi, tuy chọn thi ca làm hơi thở, một đời ở với nắng, gió cảm tính và, thao thiết nhân sinh, thành thạo với nhiều thể loại thơ khác, nhưng đặc biệt, Sỹ Liêm chọn lục bát, như một đắm đuối bất tận, hay một định mệnh khôn lý giải...[1]
- Nhà thơ Nguyễn Thành viết trong tập thơ "Theo ta chữ nghĩa lên trời lãng du" của Sỹ Liêm
... Tôi cũng như những người đã từng đọc thơ của Sỹ Liêm đều có chung nhận xét “Sỹ Liêm là quái kiệt, là phù thủy của chữ nghĩa”, Sỹ Liêm luôn làm mới chữ nghĩa của mình nhưng vẫn trung thành với các thể thơ truyền thống, nhất là thể thơ lục bát trữ tình. Từ đó, thơ của Sỹ Liêm đã định hình một phong cách khác biệt trong thi đàn thơ văn miền Nam nói riêng, trong nước và nước ngoài nói chung, được nhiều độc giả yêu thích, ủng hộ theo suốt một quá trình dài…
Về văn xuôi, nhà văn Nguyễn Tấn Hưng viết lời bạt tác phẩm đầu tay "Tình nghĩa thầy trò" của Sỹ Liêm in năm 1992[sửa]
... Nếu cho rằng “đọc văn biết người” thì trường hợp Sỹ Liêm cũng không thoát ra khỏi thông lệ đó, mà trái lại còn hằn lên đậm nét, vì hầu hết truyện của anh đều có tính chất sống thực giống như tự truyện. Qua tác phẩm Tình nghĩa thầy trò chúng ta thấy anh là một con người chân thật, quả cảm, chưa làm mất gia phả miền Nam (truyện ngắn Giựt Giàn), giàu sức chịu đựng, luôn luôn chống chọi cùng nghịch cảnh với thái độ canh cánh bên lòng câu: “Kiền nghĩa bất vi vô dỏng giả. Lâm nguy bất cứu mạc anh hung”. Và anh cũng đã từng không quên lời thầy dặn, dốc tâm sống theo kiểu: Nghèo cho sạch, rách cho thơm.Trọng nghĩa khinh tài. Sau này công thành danh toại thì phải khiêm nhường với mọi người chung quanh. Nghe khen đừng nên mừng vội và chê cũng đừng lấy đó làm buồn. Tiền bạc, vật chất là phù du ảo ảnh. Có đó rồi mất đó. Chỉ có cái tình là còn lại (truyện ngắn Tình Nghĩa Thầy Trò).
Với tôi, nhà văn có tầm vóc không thể hình thành trong bóng mát, tháp ngà mà chỉ có thể và phải được un đúc, dày công tu luyện trong trường đời đầy sóng gió. Trong chiều hướng đó, bằng một vốn sống dồi dào ngay từ thuở nhỏ cộng với một giọng văn trong sáng, gẫy gọn, dí dỏm, dễ đọc, dễ hiểu, cũng như những nhận xét tỉ mỉ tinh vi, sự thấu đáo tâm lý nhân vật kẻ trẻ người già, đàn ông lẫn đàn bà, và một bụng ca dao bình dị mộc mạc…. Sỹ Liêm đã đưa vào tác phầm đầu tay của mình một dàn trải sâu rộng về xã hội và bối cảnh lịch sử Việt ở vào cuối thế kỷ 20. Qua mười truyện ngắn tiêu biểu này, độc già sẽ buông mình vào cảnh giới êm ả và tâm tình hiền hòa của người miền Nam, để dễ dàng nhận ra sự biến dạng của thế thái nhơn tình, của trò đời bạc bẽo, khi mà con người ta phải sống bấp bênh trong một xã hội còn nhiều nhiêu khê hoặc bắt buộc phải trôi nổi theo kiếp ly hương. Tuy nhiên, chính trong những hoàn cảnh đau thương đó, những đóa hoa tâm cảm của cuộc đời, những cái “chỉ có cái tình là còn lại” đó, mới có dịp nghiệm chứng và đã lặng lẽ, âm thầm, bàng bạc nở ra trong tận cùng bóng đêm tăm tối...
Liên kết ngoài[sửa]
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
-
Sỹ Liêm - Những cây bút Miền Nam
This article "Sỹ Liêm" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Sỹ Liêm. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.