You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Trường Du lịch Sài Gòn

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Thông tin chung về trường

  • Tên trường: Trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn
  • Tên giao dịch quốc tế: Saigon Tourism Vocational College
  • Địa chỉ cơ sở 1:347A Nguyễn Thượng Hiền, Phường 11, Quận 10
  • Điện thoại: 08 38 344856 – 08 38344916 - 62908923 Fax: 38344917
  • Địa chỉ cơ sở 2: 145-147 Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 62973210 – 62973211, Fax: 62973212
  • Email: saigon@dulichsaigon.edu.vn – truongdulichsaigon@gmail.com
  • Website:www.dulichsaigon.edu.vn
  • Hiệu trưởng:Ths. Ngô Thị Quỳnh Xuân
  • Phó Hiệu trưởng thường trực: Ths. Phan Bửu Toàn
  • Phó HIệu trưởng đào tạo: Ths. Nguyễn Trọng Hoàng

Quá trình hình thành[sửa]

Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn (tiền thân là Trung tâm đào tạo Nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn do Cố Hiệu trưởng Nguyễn Thị Bội Quỳnh sáng lập) được thành lập theo quyết định số 150/QĐ-DN ngày 16/ 10 / 1991 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 17/ 02/ 1994, có quyết định số 235/QĐ-DN của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về việc thành lập các trường dạy nghề và cho phép đổi tên từ Trung tâm Đào tạo Nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn thành Trường Đào tạo Nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn.

Ngày 23/ 07/ 1997, có quyết định số 3831/QĐ-UB-NC của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc công nhận là Trường Dạy nghề tư thục trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

Ngày 31/10/2007 bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành Phố Hồ Chí Minh ký Quyết định số 4923/QĐ -UBND thành lập trường Trung Cấp nghề tư thục Du lịch Sài Gòn.

Năm 2010, Trường TCN Du lịch Sài Gòn nhận quyết định thành lập trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn thuộc Tổng cục Dạy Nghề - Bộ lao Động - Thương binh và Xã hội. Đây là trường Cao đẳng nghề chuyên ngành Du lịch đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh.

Quá trình hình thành và phát triển trong 23 năm qua chưa phải là một chặng đường dài đối với một cơ sở đào tạo nhân lực, tuy vậy Trường đã đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có đạo đức nghề, giỏi ngoại ngữ, giỏi kiến thức, và giỏi kỹ năng nghề; đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và nước Việt Nam nói chung.

Quy mô phát triển và đào tạo[sửa]

Từ buổi đầu thành lập, trường chỉ đào tạo một chuyên ngành duy nhất là: Hướng dẫn Du lịch với số học sinh năm đầu thành lập trường là 77 người. Hiện nay, mỗi năm trường chiêu sinh 1.500 học sinh và lưu lượng học sinh đang theo học tại trường khoảng trên 5.000 người.

Hơn 23 năm kinh nghiệm đào tạo nhân sự cho ngành Du lịch Việt Nam, trường đã đào tạo cho ngành Du lịch hơn 20.000 các nhà quản lý Du lịch Lữ hành & Khách sạn – Nhà hàng, Hướng dẫn viên du lịch quốc tế (Anh, Hoa, Pháp, Nhật, Đức …) và nội địa. Nhiều thế hệ cựu học viên của trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn hiện nay đã và đang thành công rực rỡ trong sự nghiệp hoạt động du lịch của mình.Với đội ngũ hơn 400 anh chị đang giữ các chức vụ trong các Công ty du lịch lữ hành và Khách sạn nhà hàng chính là cầu nối tuyển dụng cho học viên của trường sau khi tốt nghiệp ra trường.

Điểm đặc biệt là 60% lực lựợng giảng viên đã từng hoặc đang công tác trong ngành du lịch. Vậy nên giảng viên nhà trường sẽ đảm bảo mang đến cho sinh viên những kiến thức được cập nhật mới nhất, những kinh nghiệm quý báo nhất.

Cho đến nay, trường đã mở rộng quy mô và phát triển thêm nhều chuyên ngành mới.

  • Hệ Cao đẳng Nghề: ngành Quản trị khách sạn, Quản trị Lữ hành, Hướng dẫn du lịch.
  • Hệ Trung cấp nghề: Quản trị Khách sạn, Hướng dẫn Du lịch,
  • Hệ Sơ cấp nghề: Lễ tân khách sạn, Điều hành và hướng dẫn du lịch nước ngoài, Phục vụ Bàn, Phục vụ Phòng, Pha chế thức uống,Bếp Việt Nam, Bếp Âu Á
  • Các lớp nghiệp vụ hướng dẫn 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng để được cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa và quốc tế theo chương trình của Tổng cục Du lịch
  • Phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch TP HCM tổ chức các lớp bồi dưỡng: nghiệp vụ Quản lý khách sạn vừa và nhỏ, nghiệp vụ phòng, nghiệp vụ lễ tân … dành cho các đối tượng là cán bộ quản lý, nhân viên của các doanh nghiệp lưu trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Khoá bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch dành cho cho lực lượng bảo vệ du khách, Tài xế xe du lịch v. v

Phối hợp với các Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang... để tổ chức bồi dưỡng và nâng cao kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ du lịch cho các lực lượng lao động đang làm việc trong các tỉnh thành này.

Ngoài việc đào tạo tại cơ sở của trường, Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn đã tổ chức tái đào tạo cho lao động đang làm việc tại các đơn vị, cơ sở khách sạn, nhà hàng và các khu du lịch.

Cơ sở vật chất[sửa]

Vì đặc thù là một trường đào tạo nghề du lịch, phần thực hành đóng một vai trò quyết định trong chất lượng đào tạo. Nhà trường đã đầu tư các phòng thực hành (FO - Front Office, F&B - Food&Beverage, HKP - Housekeeping...) với đầy đủ các trang thiết bị để học viên có điều kiện thực tập tốt nhất, tăng cường năng lực và kỹ năng nghề cho sinh viên

Ngày 31/10/2007, trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn được Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam (VTCB) công nhận là một trong 8 trung tâm thẩm định cấp quốc gia, cũng như được nhận sự tài trợ của Dự án EU về cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc thẩm định tất cả các tiêu chuẩn kỹ năng nghề trong ngành công nghiệp khách sạn. Cụ thể: phòng thực hành mẫu kỹ năng nghề lễ tân khách sạn và điều hành tour, phần mềm Smile F.O và Smile Tour, phòng thực hành mẫu kỹ năng nghề phục vụ buồng, phòng thực hành mẫu kỹ năng nghề nghiệp vụ Bàn....

Trong năm 2008, trường tiếp nhận các tài liệu, giáo trình và DVD chuyên ngành từ dự án. Các tài liệu này được thư viện trường quản lý và thông báo cho giáo viên để được tham khảo như nguồn tài liệu chính hỗ trợ phục vụ cho công tác giảng dạy tại trường.

Trong suốt quá trình hoạt động, trường liên tục đầu tư cho việc sửa chữa, ngân cấp cơ sở vật chất, trang bị thêm dụng cụ dạy học, cải tạo các phòng thực hành và đầu tư mới phòng thực hành bếp và phòng thực hành vi tính; Xây dựng, cải tọa mở rộng và tăng cường thêm các phòng học lý thuyết và thực hành, đầu tư thêm cơ sở 2, 3.

Trung tâm giới thiệu việc làm tiền thân chỉ là một bộ phận giới thiệu việc làm được thành lập từ những ngày đầu cho đến nay vẫn hoạt động rất hiệu quả như là chiếc cầu nối doanh nghiệp cần tuyển dụng với các sinh viên của trường, giúp các sinh viên luôn có được việc làm khi đang học tại trường và sau khi ra trường.

Trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn trong những năm qua không ngừng phát triển, mở rộng hợp tác quốc tế: Xây dựng và thắt chặt mối quan hệ của Trường với các trường quốc tế như: Stenden University (Hà Lan), Elite, IHTTI (Thụy Sĩ). v.v..Mục đích của việc làm trên không chỉ nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị, tranh thủ tài trợ quốc tế mà còn nhằm mục đích mở ra những cơ hội học tập với chuẩn quốc tế cho học viên của trường và quan trọng hơn hết là góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành du lịch Việt Nam.

Trong năm 2013 trường đã tự đầu tư gần 1,5 tỷ đồng cho việc sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị thêm dụng cụ dạy học, cải tạo các phòng thực hành và đầu tư mới phòng thực hành Bếp và phòng thực hành vi tính, xây dựng, cải tạo mở rộng và tăng cường thêm các phòng học lý thuyết và thực hành, đầu tư thêm cơ sở 2.

Thành tích đạt được[sửa]

  1. Bằng khen của Tổng cục Du lịch 2 năm liền: 1996 và 1997
  2. Cờ thi đua xuất sắc của Tổng cục Du lịch các năm: 1998, 2000, 2002, 2003
  3. Bằng khen của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội các năm: 2001, 2002, 2004
  4. Bằng khen của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh các năm: 1995, 1996, 19997,
  5. 1998, 1999, 2000, 2003 và 2007.
  6. Bằng khen của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh: 1992-1993 và 1993-1994
  7. Bằng khen của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Hoạt động ngoại khóa[sửa]

  • Hành trình đạp xe qua chính cửa sông Bảo vệ môi trường và Ứng phó với biến đổi khí hậu[1]
  • Các hoạt động từ thiện hàng năm vào các dịp Lễ thiếu nhi 1.6, Trung thu, Tết Nguyên Đán v. v dành cho các trẻ em và người già khó khăn
Hội trại nhập môn: Hoạt động thường niên được tổ chức để chào đón Tân sinh viên, Hoạt động này giúp các bạn hiểu thêm về ngành nghề đã chọn, tạo điều kiện giao lưu trước khi bước vào môi trường học tập mới
  • Hội trại nhập môn cho sinh viên năm thứ nhất hiểu được ý nghĩa nghề nghiệp, xác định mục tiêu học tập[2]
Thể thao - văn nghệ: Một trong những hoạt động tổ chức hàng năm của nhà trường. Chương trình này giúp các bạn sinh viên có cơ hội rèn luyện sức khỏe, giải trí sau những giờ học căng thẳng và phát huy năng khiếu của sinh viên ngành du lịch.
  • Các hoạt động rèn luyện sức khỏe như giải bóng đá truyền thống: " Sức trẻ du lịch Sài Gòn", thi bóng rỗ, Cầu Lông[3]
  • Sinh viên trãi qua những giờ phút sôi động với các cuộc thi văn nghệ Giọng hát vàng, Tập Thể tài năng.
  • Câu lạc bộ tiếng Anh được sinh hoạt hàng tuần.

Hoạt động giao lưu[sửa]

Hoạt động ngoại khóa đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ trợ kiến thức, bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm sống cho sinh viên, giúp sinh viên trở thành những nhân tố không chỉ giỏi nghề mà còn năng động, tháo vát với những hoạt động ngoại khóa và hoạt động thiện nguyện do Hội sinh viên trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn tổ chức

Tham khảo[sửa]

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.

[sửa]

This article "Trường Du lịch Sài Gòn" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Trường Du lịch Sài Gòn. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]