You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Trần Khuê (sinh 1936)

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.


Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.


Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Trần Khuê, tên thật là Trần Văn Khuê (28 tháng 4 năm 1936-25 tháng 6 năm 2020). Nguyên quán ở xã Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, là nhà bất đồng chính kiến nhưng lại rất sùng bái lãnh tụ Hồ Chí Minh, tôn Chủ tịch Hồ Chí Minh như "thánh nhân" của dân tộc. Ông Trần Khuê nguyên là nhân viên thư viện trường Cao đẳng Sư Phạm, nhân viên Trung tâm Hán Nôm (Viện KHXH&NVQG TP Hồ Chí Minh).

Tiểu sử[1][sửa]

- 1954 - 1956: Sinh viên Đại học nhân dân Việt Nam.

- 1956 - 1957: Đi thanh niên xung phong – Đội 56.

- 1958 - 1964: Dạy học cấp II tại các trường Bắc Lý, Nam Lý - Nam Hà. 1965 - 1981: Tốt nghiệp Cao đẳng Sư Phạm Hà Nội về làm giáo viên trường Sư Phạm Nam Cường - Nam Hà.

- 1981 - 1990: Nghỉ hưu và làm hợp đồng tại Trung tâm Hán Nôm Viện KHXH TP Hồ Chí Minh.

- Từ 1991: Cộng tác viên Viện K.H.X.H tại TP. Hồ Chí Minh

Trưởng tiểu ban nghiên cứu T.T.N.C Hán Nôm.

Ông cho biết, từng được nhận Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Kỷ niệm chương "Thanh niên xung phong", Huy chương "Vì sự nghiệp giáo dục".

Quan điểm[sửa]

Từ 1964 - 1968: khi là giáo viên ở Hà Nam, Trần Khuê đã viết một số bài liên quan đến nhóm Nhân văn giai phẩm, nhóm chống Đảng.

Năm 1999, Trần Khuê đã viết tài liệu "Chỉnh đối để tồn tại và phát triển" có nội dung cường điệu hoá các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong bộ máy chính quyền các cấp của ta.

Cuối năm 1999, đầu 2000, Trần Khuê cùng với Nguyễn Thị Thanh Xuân lấy danh nghĩa "Trung tâm nghiên cứu Văn hoá cổ Việt Nam và Đông Nam á" (mặc dù đã bị giải thể) để viết tài liệu "Đối thoại 2000" mang nội dung chỉ trích những vụ việc tiêu cực lồng ý chủ quan phê phán chế độ quản lý của Nhà nước ta đã để xảy ra tình trạng đó, đòi được tự do báo chí, tự do ngôn luận.

Năm 2001, Trần Khuê cùng với Nguyễn Thị Thanh Xuân tiếp tục viết tài liệu "Đối thoại 2001" (lấy danh nghĩa khống là "Trung tâm nghiên cứu Văn hoá và dân chủ Việt Nam") với cấp độ phê phán nặng nề hơn so với tài liệu "Đối thoại 2000" đồng thời nêu một số quan điểm gây ảnh hưởng đến tình hình chính trị như đòi tự do, dân chủ, đòi xoá bỏ điều 4 Hiến pháp, đổi tên Đảng, tên nước, hoả thiêu thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Trần Khuê viết  "Thư ngỏ" gửi đ/c Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đòi cải cách chính trị, bỏ điều 4 Hiến pháp; đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí...

Do sự tác động, lôi kéo của số đối tượng cơ hội chính trị và số phản động bên ngoài, Trần Khuê trở thành người xung kích trong hoạt động chống Đảng, Nhà nước. Trần Khuê đã tán phát rộng rãi các tài liệu xấu do y trực tiếp biên soạn và các tài liệu của các đối tượng cơ hội chính trị khác ở trong nước và đã được bọn phản động lưu vong người Việt ở nước ngoài sử dụng tuyên truyền chống Việt Nam.

Trần Khuê có quan hệ trao đổi thư từ, tài liệu rất chặt chẽ với các đối tượng ở Hà Nội, Hải Phòng và Lâm Đồng và thường bị số đối tượng cơ hội chính trị ở Hà Nội kích động (nhất là Hoàng Minh Chính). Công an Quận 5 đã gọi Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân lên đấu tranh, ra quyết định xử phạt hành chính đối với Trần Khuê nhưng y không ký biên bản và không chấp hành.

Ngày 22/7/2001, Trần Khuê cùng Nguyễn Thị Thanh Xuân thực hiện chuyến đi Hà Nội và các tỉnh phía Bắc nhằm gặp gỡ số đối tượng cơ hội chính trị để thúc đẩy hơn nữa "phong trào đấu tranh cho dân chủ" nối kết với các đối tượng ở Hà Nội thành nhóm có quan điểm trái ngược với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay. Trần Khuê cùng các đối tượng như Phạm Quế Dương, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang... có ý định thành lập "Hội Đảng vận" (sau đó là "Hội nhân dân chống tham nhũng") theo xu hướng là đa nguyên, trong đó Phạm Quế Dương ở Hà Nội sẽ là Chủ tịch danh dự, Trần Khuê là Phó Chủ tịch phụ trách khu vực phía Nam, phụ trách công tác tuyên truyền, thường trực phía Nam của tờ tin "Chống tham nhũng". Các đối tượng đã chuẩn bị Cương lĩnh hoạt động, kế hoạch phát triển lực lượng ở nhiều địa phương trong cả nước. Ngày 02/9/2001, Trần Khuê đã chấp bút viết "Lời kêu gọi nhân dân tham gia Hội chống tham nhũng" dự kiến ra mắt Ban đại diện vào ngày 6/9/2001 và phổ biến lời kêu gọi tham gia hội.

Do có các hoạt động vi phạm pháp luật nói trên, UBND TP Hồ Chí Minh ra quyết định xử lý quản chế hành chính Trần Khuê theo Nghị Định 31/CP số 6494/QĐUB 10/9/2001 trong thời hạn 2 năm.

Mặc dù bị quản chế nhưng Trần Khuê không chấp hành luôn tỏ ra bất chấp đối với chính quyền, không trình diện, nhiều lần trốn khỏi nơi cư trú; hối thúc Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương công khai "Hội chống tham nhũng"; trả lời phỏng vấn báo "Công lý" ở Mỹ để xuyên tạc chế độ ta, vu cáo việc áp dụng NĐ 31/CP là vi phạm Hiến pháp và Công ước quốc tế về Nhân quyền và đòi phải đưa ra xét xử công khai.

Ngày 07/3/2002, Nguyên Khả Phạm Thanh Chương (đối tượng phản động lưu vong trong tổ chức "Mặt trận quốc gia thống nhất" của Hoàng Cơ Minh tại Uc) đã về nước và đến gặp Trần Khuê. Ta phát hiện và lập biên bản đưa về trụ sở Cơ quan Công an đấu tranh củng cố chứng cứ, buộc xuất cảnh đối với Nguyên Khả Phạm Thanh Chương.

Sau sự kiện Nhà nước Việt Nam ký Hiệp định biên giới Việt - Trung, Trần Khuê đã viết tài liệu "Thư gửi TBT Giang Trạch Dân"[2] với nội dung phản đối Hiệp định này, cho Đảng ta là tội đồ bán nước đã cắt đất bán biển cho Trung Quốc; trả lời phỏng vấn Bùi Dương Hương Ly (đài BBC), báo Công Lý với nội dung tương tự.

Tháng 6/2002, Trần Khuê móc nối quan hệ với tổ chức phản động lưu vong người Việt "Đảng nhân dân hành động" của Nguyễn Sỹ Bình thông qua mạng Internet và đầu mối trực tiếp trong nước là Lâm Thiên Thu.

Trần Khuê liên tục nhận được tiền tài trợ từ nước ngoài dưới nhiều hình thức như chuyển trực tiếp, qua dịch vụ ngân hàng... mà nguồn chủ yếu từ Nguyễn Xuân Ngãi (thực chất là của "Đảng nhân dân hành động"). Vừa qua, Trần Khuê đã nhận được 7500 USD và đã chuyển cho một số đối tượng ở Hà Nội để mua sắm phương tiện hiện đại hơn phục vụ hoạt động chống đối.

Ngày 28/12/2002, Trần Khuê đã bị Cơ quan An ninh bắt tạm giam, khởi tố điều tra theo điểm c, khoản 1, điều 80 Bộ Luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam. Khám nhà Trần Khuê ở 296 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP Hồ Chí Minh thu được 90 đầu tài liệu của Trần Khuê và các đối tượng cơ hội chính trị khác. Các tài liệu trong máy vi tính thể hiện Trần Khuê đã sử dụng mạng Internet để liên lạc với bọn phản động lưu vong người Việt (bọn phản động lưu vong đã lập cho Trần Khuê và đồng bọn 2 trang Web để hoạt động), đồng thời cũng thu được nhiều tài liệu là chứng cứ quan trọng về việc Trần Khuê đã nhận tiền của các tổ chức phản động lưu vong như Hoàng Duy Hùng, Nguyên Khả Phạm Thanh Chương, Nguyễn Sỹ Bình... để phục vụ cho các âm mưu chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Tham khảo[sửa]

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.

This article "Trần Khuê (sinh 1936)" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Trần Khuê (sinh 1936). Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.


Read or create/edit this page in another language[sửa]