You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Trận Võ Su (1966)

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “ParameterAliasNormalizer”. Trận Võ Su là trận đánh quy mô cuối cùng trong giai đoạn Chiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam) Trận đánh diễn ra khi Quân Giải phóng miền Nam tổ chức cấp trung đoàn đánh vào một chi khu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trấn giữ giai đoạn Chiến tranh Cục Bộ. .

Hoàn cảnh và ý đồ của chiến dịch[sửa]

Quân khu 7 lúc này còn đang trong giai đoạn phát triển, thế và lực tương đối cân bằng với đối phương. Quân Giải phóng miền Nam vừa thành lập sư đoàn 5 bộ binh (đơn vị dự trữ chiến lược của quân khu), để mở rộng vùng căn cứ lên phía đông bắc Long Khánh, mở hành lang lên Chiến khu Đ, họ muốn chiếm lấy ấp chiến lược Võ Đắc - Võ Su. Ở bối cảnh đó Quân đội Hoa Kỳ bận tổ chức đối đầu với các sư đoàn chủ lực của Quân Giải phóng nên mỗi ấp chiến lược chỉ có một tiểu đoàn Quân lực Việt Nam Cộng hòa lập đồn bót chốt giữ. Quân Giải phóng với kinh nghiệm thực chiến trước đó, tin rằng có thể đánh bung được các đồn bót.

Lực lượng đôi bên[sửa]

Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại vùng này có sư đoàn 18 bộ binh rải quân khắp các huyện. Ở chiến trường Võ Đắc, lính nhà nghề có Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 43 thuộc Sư đoàn 18; quân đồn trú có 1 trung đội cảnh sát, một đại đội bảo an 738; đóng căn cứ dã ngoại với công sự dã chiến, tổ chức thành 3 khu vực phòng ngự. Hàng ngày, họ bung ra hoạt động, đêm co về phòng thủ.

Về phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, lực lượng vũ trang Tánh Linh đảm bảo bí mật, đón và hỗ trợ cho đoàn điều nghiên của Trung đoàn Đồng Nai (trung đoàn 4) từ những ngày đầu năm 1966. Trước đó sư đoàn bộ binh 5 QGP vừa thành lập, tuy nhiên cánh trụ cột là đoàn 55 (Trung Đoàn Cá Gô) vừa kiệt sức vì bị sốt rét toàn bộ quân số, không thể tham chiến. Như vậy không có cánh quân nào đủ để hỗ trợ, buộc QGP phải để lại tiểu đoàn 445, 440 phòng thủ tỉnh Phước Tuy. Tổng lực lượng được chuẩn bị gồm có Trung đoàn Đồng Nai, bộ chỉ huy do Hai Sỹ (Đặng Ngọc Sỹ) điều hành; cánh tiền phương phối thuộc đại đội bộ đội địa phương huyện Tánh Linh (tương đương quân số 2 trung đội) do tham mưu trưởng Nguyễn Nam Hưng chỉ huy; cùng với dân công hỏa tuyến Bình Thuận

Diễn biến[sửa]

Trung đoàn Đồng Nai cử trung đội trinh sát cắt rừng hành quân ngược lên quốc lộ 1, lên Suối Kiết - Tánh Linh, cắt thẳng ra khu rừng nam Võ Xu tổ chức nghiên cứu chiến trường. Nửa cuối tháng 2, cả trung đoàn bí mật đóng quân xung quanh chi khu Võ Su.

Quân được chia làm 3 đạo, đánh theo chiến thuật "vây điểm diện viện", tiền pháo hậu xung:

  • Tiểu đoàn 800 (D1) do Hai Phê chỉ huy được tăng cường một trung đội địa phương đánh hướng chủ yếu từ nam lên. Đây là hướng mạnh nhất với trận địa cối sau lưng yểm trợ cho toàn tuyến
  • Tiểu đoàn 308 (D3) do Tư Thinh chỉ huy đánh từ hướng tây bắc xuống.
  • Một đại đội của Tiểu đoàn 265 (D2) tổ chức đánh cầu Lăng Quăng.
  • Số quân còn lại ém ở nơi Nguyễn Nam Hưng đang chỉ huy, gồm: các tổ còn lại của đại đội địa phương Tánh Linh, 2 đại đội của D2, đều làm dự bị.

Thế gọng kìm được cài vào ngày 27 tháng 2 năm 1966. Đến 0 giờ, lúc đối phương nới lỏng phòng bị, họ cho pháo bắn cấp tập vào trận địa. Sau 15 phút, các mũi đồng loạt nổ súng xung phong. 20 phút sau, D1 đã chiếm tiền tiêu, D3 bủa vây cánh bắc. Hỏa lực tấn công gồm có đại đội pháo cối B40, 2 pháo 81 ly, trung đội ĐKZ.

Để chặn chi viện, 1 đại đội của D2 được tăng cường hỏa lực tối đa đánh sập cầu Lăng Quăng dài 40 mét. Các tổ chi viện của Quân lực Việt Nam Cộng hòa dồn lại 2 cụm tại đây bị chặn và tiêu diệt. Đây là hướng thành công nhất của QGP.

Sau 1 giờ chiến đấu, QLVNCH đã triển khai đội hình khiến cho 2 tiểu đoàn mạnh của đối phương không phát triển được. Quân phòng thủ bám trụ lại trong các công sự quan trọng, dồn hỏa lực chống trả. Sau 1 giờ nữa, bên phía quân tấn công, đại úy Năm Hưng tung quân dự bị vào, đánh bồi 2 lần. Quân phòng thủ cố chịu trận đợi chi viện, nhưng quân chi viện đã bị hạ, họ tiếp tục mất một số đoạn chiến hào tiền tiêu. Tổng thương vong đôi bên lúc này đã lên đến vài trăm. Suốt 1 giờ tiếp theo, quân tấn công chỉ xiết vây nhưng không dám tràn ngập công sự vì sợ hỏa lực phòng thủ; bên quân phòng thủ lúc này vì cầu Lăng Quăng đã sập và không có chi viện trên bộ nên cũng không dám rút chạy, cố thủ trong đồn.

Bất ngờ, Không lực Việt Nam Cộng hòa sử dụng máy bay trực thăng, máy bay tiêm kích rải bom trùm lên trận địa. Chủ yếu là bom bi, một số bom napal và các loại bom khác. Cú không kích đối đất này giết hàng loạt bộ đội (bắn trúng cả chỉ huy, chiến sĩ bên tấn công và cả một vài người xấu số của quân phòng thủ). 3 giờ sáng, đại úy Năm Hưng từ trận địa gọi điện yêu cầu bộ chỉ huy rút quân. 6 giờ sáng, QGP thu hồi hầu hết thương binh-liệt sỹ, tù binh và vũ khí.

Kết quả[sửa]

QLVNCH suýt thất thủ khi phải đối đầu với lực lượng đối phương đông và áp đảo hoàn toàn. Về khí tài, bị tiêu hao tương đương: cháy 2 xe GMC và mất 76 súng các loại, không quá nghiêm trọng đối với một trận đánh cấp chi khu. Nhờ có không lực chi viện kịp thời, họ vẫn trụ được Võ Su trong tình trạng cây cầu chi viện bị sập và cô lập. Thương vong của lực lượng phòng thủ lên đến hàng trăm: đại đội 738 Bảo An bị xóa sổ, tiểu đoàn 1/43/18 tổn thất nặng, 20 người bị bắt làm tù binh.

QGPMN mắc phải sai lầm nghiêm trọng về chiến thuật. Không kể đến số thương vong nhỏ của bộ đội Bình Thuận, riêng trung đoàn 4 sau nhiều đợt tấn công đã tiêu hao một phần. Khi lúng túng giữa lựa chọn rút hay đánh dứt điểm thì họ đã "nếm mùi" bom đạn hủy diệt và chịu thiệt hại nặng nề: thương vong gần nửa đội hình, mất rất nhiều tay súng giỏi, ngay cả chỉ huy các đơn vị cũng bị thương nặng. Dân công Bình Thuận và dân công Bà Rịa thay ca khiêng thương binh về bệnh viện "1500" bị quá tải.

Trận chiến rất lớn nhưng thế trận đôi bên không xê dịch. QLVNCh khi mất cầu Lăng Quăng và bị cô lập nhiều hướng khiến họ không thể phòng thủ được chi khu này. QGP cũng chịu thương vong rất lớn nên không đủ sức đánh tiếp. Trung đoàn 4, đơn vị chủ lực của tam giác Bà Rịa - Long Khánh - Biên Hòa bị tê liệt suốt 2 tháng. Họ phải dưỡng quân ở Suối Quít (Bình Thuận) một thời gian trước trận Tầm Bó. Các chỉ huy QGP ở Phước Tuy từ bỏ tham vọng đánh dứt điểm bằng lối dàn quân cấp trung đoàn, và chọn lối đánh phục kích tiêu hao vì nó hiệu quả hơn.

Tham khảo[sửa]

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=25540.30


This article "Trận Võ Su (1966)" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Trận Võ Su (1966). Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]