You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Vũ Văn Ước (Đại tá quân lực VNCH)

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.


Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”. Vũ Văn Ước (1930-2010), nguyên là một sĩ quan Không quân cao cấp thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa mang cấp bậc Đại tá. Ông xuất thân từ khóa sĩ quan Không quân đầu tiên được Quốc gia Việt Nam với sự hỗ trợ của Quân đội Pháp, mở ra tại vùng duyên hải nam Trung phần vào đầu thập niên 50 của thế kỷ trước. Trong suốt thời gian phục vụ Quân chủng Không quân, ông đã từng đảm trách những chức vụ then chốt và quan trọng trong Quân chủng.

Tiểu sử và Binh nghiệp[sửa]

Ông sinh năm 1930 trong một gia đình trung lưu tại Hà Đông (Nay thuộc Thành phố Hà Nội). Thiếu thời ông học văn hóa ở các trường Tiểu học và Trung học 2 cấp[1] tại Hà Nội. Năm 1950, ông tốt nghiệp Phổ thông với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II).

Quân đội Quốc gia Việt Nam[sửa]

Giữa năm 1951, thi hành lệnh động viên của Chính phủ Quốc gia Việt Nam, ông nhập ngũ vào Quân chủng Không quân của Quân đội Quốc gia,[2] mang số quân 50/600.195, theo học khóa 1 Hoa tiêu Quan sát tại Trường Sĩ quan Không quân Nha Trang, tháng 10 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy Phi công. Sau khi ra trường, ông được cử làm Biệt đội trưởng gồm 2 phi hành đoàn và 2 phi cơ Morane 500 ở Căn cứ Không quân chiến thuật Pháp tại Phi trường Bạch Mai, Hà Nội. Cuối tháng 7 năm 1954 (Sau Hiệp đinh Genève 20/7/1954), cùng đơn vị di chuyển vào Nam, ông được thăng cấp Trung úy.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa[sửa]

Giữa năm 1955, ông được cử đị học khóa Chỉ huy Tham mưu Trung cấp Không quân tại Pháp đến đầu năm 1956 mãn khóa về nước phục tại Phòng Không quân ở Bộ Tổng Tham mưu. Tháng 10 năm 1957, ông được thăng cấp Đại úy đảm trách chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Phi hành thuộc Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang. Giữa năm 1959, ông được giữ chức Chỉ huy phó Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang.

Sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm (1/11/1963). Ngày 3 tháng 11 năm 1963, ông được thăng cấp Thiếu tá, chuyển ra Vùng 1 chiến thuật làm Chỉ huy trưởng Liên đoàn Tác chiến thuộc Không đoàn 41 chiến thuật tại Căn cứ Không quân Đà Nẵng.

Ngày 3 tháng 2 năm 1964, ông được chuyển về Sài Gòn giữ chức Phụ tá Tham mưu phó kiêm Trưởng phòng Hành quân tại Bộ tư lệnh Không quân.

Tháng 11 năm 1967, ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm. Giữa năm 1968, ông được cử đi học khóa Chỉ huy Tham mưu cao cấp Không quân ở Hoa Kỳ. Đầu năm 1969 mãn khóa về nước, chuyển ra Vùng 2 chiến thuật giữ chức Tư lệnh phó Không đoàn 62 chiến thuật tại Căn cứ Không quân Nha Trang do Đại tá Nguyễn Huy Ánh làm Tư lệnh Không đoàn.

Đầu năm 1970, khi các Không đoàn chiến thuật trên 4 Quân khu phát triển lên cấp Sư đoàn[4], ông được cử giữ chức Tư lệnh Không đoàn 62 thay thế Đại tá Nguyễn Huy Ánh đi làm Tư lệnh Sư đoàn 4 Không quân tân lập tại Cần Thơ.

Tháng 6 năm 1971, ông được thăng cấp Đại tá, chuyển về Bộ tư lệnh Không quân giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Hành quân. Đầu năm 1972, ông được cử đi học khóa Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại Trường Chỉ huy và Tham mưu Đà Lạt, sau khi bàn giao chức vụ Chỉ huy Bộ chỉ huy Hành quân lại cho cấp phó xử lý thường vụ. Cuối tháng 10 cùng năm mãn khóa trở về Bộ tư lệnh, ông tiếp tục nhiệm vụ Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Hành quân. Ông ở chức vụ này đến cuối tháng 4 năm 1975.

Di tản[sửa]

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông cùng gia đình di tản ra tàu Blue Ridge (Soái hạm thuộc Đệ thất Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ). Sau đó được sang định cư tại Tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Tại đây ông đã đi làm ở nhiều công ty của Mỹ, đến năm 2002 ông được nghỉ hưu.

Ngày 3 tháng 1 năm 2010, ông từ trần tại nơi định cư, hưởng thọ 80 tuổi.

Huy chương[sửa]

Ông được ân thưởng nhiều huy chương các loại, trong đó có huy chương cao quý nhất là Đệ tứ đẳng Bảo quốc Huân chương.

Gia đình[sửa]

  • Ông có vợ và 5 người con.

Chú thích[sửa]

  1. Trung học Phổ thông Đệ nhất và Đệ nhị cấp
  2. Quân đội Quốc gia Việt Nam ở giai đoạn này là thành phần trong Quân đội Liên hiệp Pháp.
  3. Trung tá Đỗ Khắc Mai sinh năm 1930, tốt nghiệp Trường Võ khoa Nam Định và khóa 1 hoa tiêu Không quân Nha Trang. Sau là Đại tá Tư lệnh Không quân (1963), năm 1963 giải ngũ sang Pháp định cư
  4. Từ năm 1970 đến năm 1972, với đà phát triển nhanh của Không lực VNCH, các Không đoàn chiến thuật phát triển thành 6 Sư đoàn Không quân để hỗ trợ cho 4 Quân đoàn, chia làm 2 giai đoạn:
    -Giai đoạn 1:
    -Sư đoàn 1 (1970) gồm các Không đoàn 41, 51 và 61, Bộ tư lệnh đặt tại Căn cứ Không quân Đà Nẵng (cạnh Phi trường Đà Nẵng) do Đại tá Nguyễn Đức Khánh làm Tư lệnh, phối thuộc Quân đoàn I.
    -Sư đoàn 2 (1970) gồm các Không đoàn 62 và 92, Bộ Tư lệnh đặt tại Căn cứ Không quân Nha Trang (cạnh Phi trường Nha Trang) do Đại tá Nguyễn Văn Lượng làm Tư lệnh, phối thuộc Quân đoàn II.
    -Sư đoàn 3 (1970) gồm các Không đoàn 23, 42 và 63, Bộ tư lệnh đặt tại Căn cứ Không quân Biên Hòa (cạnh Phi trường Biên Hòa) do Đại tá Huỳnh Bá Tính làm Tư lệnh, phối thuộc Quân đoàn III
    -Sư đoàn 4 (1970) gồm các Không đoàn 64, 74 và 84, Bộ tư lệnh đặt tại Căn cứ Không quân Cần Thơ (cạnh Phi trường Bình Thủy) do Đại tá Nguyễn Huy Ánh làm Tư lệnh, phối thuộc Quân đoàn IV.
    -Giai đoạn 2:
    -Sư đoàn 5 (1971) gồm các Không đoàn 33 và 53, Bộ tư lệnh đặt tại Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất (cạnh Phi trường Tân Sơn Nhất) do Đại tá Phan Phụng Tiên làm Tư lệnh, phối thuộc Biệt khu Thủ đô và Quân đoàn III.
    -Sư đoàn 6 (1972) gồm các Không đoàn 72 và 82. Bộ tư lệnh đặt tại Căn cứ Không quân Pleiku (cạnh Phi trường Cù Hanh) do Đại tá Phạm Ngọc Sang làm Tư lệnh, phối thuộc Quân đoàn II.

Tham khảo[sửa]

  • Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa (2011)


This article "Vũ Văn Ước (Đại tá quân lực VNCH)" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Vũ Văn Ước (Đại tá quân lực VNCH). Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]