Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Việt Nam)

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”. Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện công tác xây dựng, tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực dân sự - kinh tế; quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.[1][2]

Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế thành lập ngày 24/8/1991.[3]

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế được quy định tại Quyết định số 955/QĐ-BTP ngày 26/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.[4]

Nhiệm vụ và quyền hạn[sửa]

Theo Điều 2, Quyết định số 955/QĐ-BTP ngày 26/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế có các nhiệm vụ, quyền hạn chính:

  • Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Cục; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.
  • Nghiên cứu, đề xuất các vấn đề mang tính chiến lược và các dự án, giải pháp trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật thuộc lĩnh vực dân sự - kinh tế, bảo đảm sự thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực dân sự - kinh tế, phù hợp với Hiến pháp và Bộ luật Dân sự.
  • Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định các đề nghị xây dựng và thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, đề án trong lĩnh vực pháp luật dân sự - kinh tế (theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này) và các đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng giao.
  • Rà soát, hệ thống hoá, hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ.
  • Theo dõi việc thi hành pháp luật, đề xuất các chính sách, giải pháp nhằm giải quyết các vướng mắc mang tính hệ thống, liên ngành trong thi hành pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ.
  • Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trong việc giúp Bộ trưởng cho ý kiến về việc áp dụng pháp luật và các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực pháp luật dân sự - kinh tế.
  • Quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham gia quản lý, triển khai các hoạt động của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Cơ cấu tổ chức[sửa]

(Theo Khoản 1b, Điều 3, Quyết định số 955/QĐ-BTP ngày 26/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

  • Phòng Pháp luật dân sự
  • Phòng Pháp luật kinh tế tổng hợp
  • Phòng Pháp luật kinh tế ngành
  • Phòng Pháp luật lao động, an sinh xã hội và Tổng hợp

Các lĩnh vực văn bản thuộc phạm vi quản lý của Vụ[sửa]

Theo Phụ lục ban hành kèm Quyết định số 955/QĐ-BTP ngày 26/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung cơ bản trong các lĩnh vực sau:

  1. Pháp luật về dân sự, tố tụng dân sự, hôn nhân và gia đình; quyền con người trong lĩnh vực dân sự - kinh tế.
  2. Pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  3. Pháp luật về thương mại, du lịch, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  4. Pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã; phá sản, cạnh tranh; kinh doanh có điều kiện.
  5. Pháp luật về đầu tư; đầu tư công; đấu thầu; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
  6. Pháp luật về năng lượng, gồm: điện lực, năng lượng nguyên tử, năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
  7. Pháp luật về khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
  8. Pháp luật về hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp.
  9. Pháp luật về khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
  10. Pháp luật về thông tin và truyền thông, bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện.
  11. Pháp luật về ngân sách nhà nước, quỹ tài chính; pháp luật về nợ công, quản lý tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; pháp luật về dự trữ quốc gia.
  12. Pháp luật về kế toán, kiểm toán; quy hoạch, kế hoạch.
  13. Pháp luật về thuế (trừ pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu); pháp luật phí, lệ phí; giá.
  14. Pháp luật về thủy sản; thú y; bảo vệ kiểm dịch thực vật; thủy lợi; đê điều; lâm nghiệp, nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
  15. Pháp luật về: tín dụng, ngân hàng; bảo hiểm tiền gửi, kinh doanh bảo hiểm; chứng khoán; các công cụ chuyển nhượng; xổ số, đặt cược, trò chơi điện tử có thưởng, casino; kinh doanh vàng.
  16. Pháp luật về: đất đai, tài nguyên, khoáng sản.
  17. Pháp luật về môi trường, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, khí tượng thủy văn; phòng, chống thiên tai.
  18. Pháp luật về xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đô thị, kiến trúc, quy hoạch đô thị.
  19. Pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động.
  20. Pháp luật về chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, bồi dưỡng, sinh hoạt phí đối với cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong lực lượng vũ trang, cơ yếu, người lao động và học sinh, sinh viên, người làm nghề công tác xã hội.
  21. Pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
  22. Pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
  23. Pháp luật về việc làm.
  24. Pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
  25. Pháp luật về: bảo trợ xã hội; chế độ, chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên; trợ giúp xã hội đột xuất; chính sách hỗ trợ về kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
  26. Pháp luật về hoạt động dân sự, thương mại, đầu tư trong các lĩnh vực: văn hóa, thể dục thể thao, điện ảnh, di sản văn hóa, y tế, y tế dự phòng, dược, báo chí, xuất bản và hoạt động in ấn, giao thông (trừ giao thông hàng hải, hàng không).

Tham khảo[sửa]

  1. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.

Xem thêm[sửa]

  • Bộ Tư pháp (Việt Nam)

Liên kết ngoài[sửa]


This article "Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Việt Nam)" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế (Việt Nam). Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.