You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Web 4.0

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.


Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Web 4.0 hình thành từ năm 2012[1] và được nhiều tác giả, nhà khoa học và kỹ sư máy tính đề cập đến dưới tên gọi Web cộng sinh (symbiotic web)[2][3] hoặc WebOS[4]. Đặc trưng của Web 4.0 chính là khả năng Đọc-ghi thực thi đồng thời và hoạt động song song với não bộ của con người. Điều này có nghĩa là con người có điều hướng trên Internet trên các thiết bị điện tử mà không cần dùng đến màn hình.

Ở thời điểm hiện tại, Web 4.0 đang được ứng dụng chủ yếu trong việc phát triển, cải tiến công nghệ thực tế ảo, trợ lý ảo và được kỳ vọng sẽ có thể đóng góp và mang lại lợi ích đối với các lĩnh vực khác (y tế, giáo dục,...) trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh đó, khả năng thích nghi với sự thay đổi công nghệ và mối lo ngại về bảo mật thông tin lại là thách thức của Web 4.0 mà con người đang và sẽ phải đối mặt.

Lịch sử hình thành qua các thời kỳ[sửa]

Web 1.0[sửa]

Web 1.0 được phát minh bởi nhà khoa học người Anh Tim Berners-Lee vào năm 1997. Tuy nhiên, vào thời điểm này, nó chưa có được tên gọi chính xác. Đến năm 1999, nhà thiết kế web Darcy DiNucci đã sáng tạo ra thuật ngữ này nhằm mục đích phân biệt giữa Web 1.0 và Web 2.0[5].

Web 1.0 là giai đoạn phát triển đầu tiên của World Wide Web (www)[6].  Web 1.0 được tạo thành hoàn toàn từ các trang web được kết nối bởi các siêu liên kết, người dùng chỉ có khả năng tìm kiếm và đọc thông tin (trang web tĩnh)[7]. Thời kỳ của Web 1.0 kéo dài từ năm 1997 đến năm 2005.

Web 2.0[sửa]

Đến cuối thập niên 1990, thuật ngữ Web 2.0 được ra đời khi World Wide Web trở nên tương tác hơn nhờ vào sự phát triển của Internet. Với Web 2.0, người dùng có thể sáng tạo nội dung của mình và tương tác với người dùng cũng như các trang web khác[8]. Ví dụ điển hình cho Web 2.0 có thể kể đến là các trang mạng xã hội (Facebook, Twitter, …)

Web 3.0[sửa]

Thuật ngữ Web 3.0 bắt đầu được nhắc vào năm 2006 bởi nhà báo John Markoff của The New York Times[9]. Việc ứng dụng Web 3.0 đã giúp các ứng dụng chạy được trên nhiều thiết bị và hệ điều hành khác nhau, giúp tiết kiệm chi phí phát triển. Mobile web (web di động) - World Wide Web được tối ưu hóa hiển thị để truy cập từ các thiết bị di động cầm tay thông qua một mạng di động hoặc mạng không dây khác - chính là đại diện đặc trưng và tiêu biểu nhất cho Web 3.0[10].

Ý tưởng cơ bản về Web 4.0[sửa]

Định nghĩa[sửa]

  • Tuy chưa được định nghĩa chính thức nhưng Web 4.0 được nhiều tác giả, nhà khoa học và kỹ sư máy tính đề cập đến dưới tên gọi web cộng sinh (symbiotic web)[2][11] hoặc WebOS[4]. Web cộng sinh hoạt động dựa trên sự tương tác giữa người và máy, nó có thể “suy nghĩ và đưa ra các quyết định” có liên quan đến nội dung tìm kiếm và thông tin của người dùng. Trong khi đó, WebOS là khái niệm mô tả việc toàn bộ trang web trở thành một hệ điều hành duy nhất giúp lưu trữ và truyền tải thông tin[12] .
  • Web 4.0 xuất hiện lần đầu tiên kể từ năm 2012[1].

Đặc điểm[sửa]

  • Đọc-ghi thực thi đồng thời: web 4.0 cho phép việc ghi và đọc được thực hiện cùng một lúc[13]. Có thể hiểu điều này như là khi bạn đang chỉnh sửa nội dung của một trình duyệt, người khác có thể đọc song song, chứ không phải sau khi bạn hoàn thành nó.
  • Hoạt động song song cùng với bộ não con người: Ray Kurzweil - nhà phát minh nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ và hiện đang làm việc cho Google - dự đoán đến năm 2029, WebOS sẽ có đủ khả năng tính toán và mô phỏng toàn bộ bộ não con người, thông qua việc thực hiện một số lượng lớn các tương tác thông minh - khoảng 1016 (10 triệu tỷ đồng) tương tác mỗi giây[14]. Vào thời điểm đó, khả năng tìm kiếm nhanh chóng thông qua cơ sở dữ liệu rộng lớn và ghi nhớ chính xác hàng nghìn tỷ sự kiện vốn có của máy móc, kết hợp với khả năng tính toán và mô phỏng não bộ con người sẽ giúp WebOS hoạt động song song cùng với não bộ con người. Điều đó đồng nghĩa với việc các thiết bị điện tử sẽ được người dùng điều hướng trên Internet mà không cần dùng đến màn hình[15].

Lợi ích của web 4.0[sửa]

  • Khả năng tiếp cận: Đối với những người cảm thấy việc sử dụng trình duyệt quá phức tạp hoặc chưa biết đến các tiềm năng mà Internet có thể cung cấp, Web 4.0 tạo ra cách thức giao tiếp khác giữa người và máy khiến cho việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn[16].
  • Distributed Computer-Based Information Agents (tác nhân thông tin dựa trên điện toán phân tán): Giúp các công ty tiết kiệm nguồn nhân lực và thời gian nhờ các tác nhân thông tin xử lý thông tin và giao tiếp với con người một cách nhanh chóng và chính xác[16].  
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng thông qua cá nhân hóa: Nhờ vào đặc tính hoạt động song song cùng bộ não của người dùng, hoạt động tương tác giữa người dùng và máy sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả vượt hơn gấp nhiều lần. Khi nhận được yêu cầu bất kỳ từ người dùng, máy tính sẽ có khả năng phân tích và nắm bắt tốt lý do, mong muốn thật sự ẩn sau các nhu cầu này, từ đó đáp ứng được tối đa yêu cầu của họ. Điều này sẽ giúp khắc phục sự khác biệt giữa những gì máy tính tìm thấy và những gì người dùng muốn thực sự muốn tìm kiếm ở những thế hệ web trước đó. Bên cạnh đó, nền tảng web còn có thể cá nhân hóa giao diện dựa trên thói quen của từng người dùng và giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả của cuộc đối thoại với khách hàng[17].
  • Khai thác hiệu quả hơn các web ngữ nghĩa: Các web ngữ nghĩa là một nhu cầu rất cao ngày nay. Các công cụ tìm kiếm dựa trên ngữ nghĩa là các công cụ đang được thực hiện trong nhiều hệ thống. Nhu cầu này sẽ tạo ra yêu cầu liên quan đến việc tích hợp với người dùng. Nó sẽ yêu cầu một loại giao tiếp mới để tạo điều kiện truy cập và đại diện thông tin[16].

Ứng dụng Web 4.0[sửa]

  • Trong lĩnh vực y tế: trong tương lai, Virtual House Call (tạm dịch: thăm khám sức khỏe tại nhà thực hiện bởi nhân viên y tế “ảo”) và các Health kios/Medical kiosk (tạm dịch: trạm sức khỏe điện tử) sẽ trở thành các tiện ích y tế cơ bản cần phải có. Đồng thời, Rô-bốt hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sẽ được phát triển với số lượng lớn và trở nên phổ biến hơn. Thông qua sóng não, suy nghĩ hoặc mong muốn của bệnh nhân được truyền đến rô-bốt và chúng sẽ giúp họ thực hiện hành động bất kỳ để đáp ứng mong muốn này[18].
  • Web 4.0 và thực tế ảo trong kinh doanh: Web 4.0 có thể giúp các doanh nghiệp mang đến những trải nghiệm khách hàng tốt hơn khi kết hợp cùng công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality). Khách hàng có thể “thấy”, “chạm” và “cảm nhận” một cách dễ dàng vào chân thực hơn những món đồ mà họ có ý định mua hoặc thậm chí là một dịch vụ mà họ dự định trải nghiệm. Một ví dụ điển hình về nỗi lo khi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng đó chính là sự khác biệt giữa hình ảnh sản phẩm trên trang web và sản phẩm thực tế. Nếu các trang thương mại điện tử có thể ứng dụng web 4.0 và thực tế ảo thì có thể giúp khách hàng tìm kiếm được sản phẩm thực sự phù hợp với bản thân và khắc phục được nỗi lo của họ khi mua sắm trực tuyến. Bên cạnh đó, web 4.0 cũng có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ động cơ, mong muốn và hành vi của khách hàng lướt trên trang web của doanh nghiệp.
  • Trợ lý ảo: trợ lý ảo là một tác tử phần mềm có khả năng thực hiện các tác vụ hoặc dịch vụ cho cá nhân người sử dụng. Việc web 4.0 hoạt động song song với não bộ con người cũng đồng nghĩa với việc chính người dùng sẽ là nguồn thông tin để máy có thể hoạt động theo yêu cầu. Nhờ đó, những trợ lý ảo sẽ có thể hiểu ngôn ngữ tự nhiên (nói và viết) và người dùng thể hỏi hoặc ra lệnh cho trợ lý ảo thể họ là một người trợ lý ngoài đời thực. Song, các phương thức tìm kiếm thông tin truyền thống sẽ không biến mất mà được tích hợp vào những trợ lý ảo này.
  • M-learning: E-learning đã và đang được phát triển và ứng dụng bởi các tổ chức giáo dục, các trung tâm đào tạo kỹ năng. Tuy nhiên E-learning chỉ mới dừng lại ở việc học thông qua website/ứng dụng trên máy tính cá nhânđiện thoại di động. Nếu ứng dụng tốt Web 4.0, các tổ chức giáo dục có thể mở rộng việc dạy học sang cả hình thức M-learning - học thông qua các thiết bị cầm tay hoặc có thể di chuyển được (bao gồm điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân, các loại máy nghe nhạc và nghe nhạc đa phương tiện kỹ thuật số, Ultra-Mobile Personal Computer, …). Đối với M-learning, nội dung học tập thường được thể hiện ngắn gọn, tập trung vào các khái niệm cơ bản và quan trọng. Nó còn được mô tả là hình thức giáo dục theo yêu cầu, kịp thời và đáp ứng được bối cảnh[19]. M-learning có thể giúp doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục khai thác được triệt để phân khúc các học viên có nhu cầu trau dồi, bổ sung kiến thức trong thời gian ngắn, cấp tốc.

Thách thức và nhược điểm[sửa]

  • Thách thức lớn nhất trong việc triển khai 4.0 là sự chuyển đổi các chức năng trực tuyến vào thế giới vật lý (tủ lạnh, tivi, xe hơi,..). Bên cạnh đó là những thách thức liên quan đến các tiêu chuẩn công nghiệp như kết nối không dây, đường dây viễn thông và ngôn ngữ có thể hiểu được bởi tất cả các thiết bị chứ không chỉ bởi số ít thuộc về một công ty nhất định[16].
  • Web 4.0 cũng sẽ phải đối với thách thức về quyền riêng tư, bởi vì tìm kiếm được cá nhân hóa chỉ có thể nếu người dùng cung cấp công cụ tìm kiếm tương ứng với dữ liệu cá nhân của mình. Và sẽ rất khó để người dùng có thể kiểm soát được thông tin của mình vì họ thậm chí không biết thông tin của mình sẽ đi đến đâu và những ai có quyền xem nó[16].  
  • Trong lĩnh vực y tế, việc ứng dụng web 4.0 có thể đặt ra thách thức về công nghệ cho các nhân viên y tế. Họ cần làm thế nào để thích nghi kịp thời với các phương pháp mới trong điều trị và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân? Trong tương lai, liệu có bất kỳ bằng cấp hay giấy phép nào họ cần đạt được để chứng minh và đảm bảo năng lực làm việc với những công nghệ mới hay không? Mặc dù có khả năng đem đến lợi ích cho lĩnh vực y tế[20] nhưng bên cạnh đó, Web 4.0 sẽ mang lại rất nhiều thách thức được đặt ra đối với các bác sĩ, y tá,...

Tham khảo[sửa]

  1. 1,0 1,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  2. 2,0 2,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  4. 4,0 4,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  5. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  6. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  7. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  8. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  9. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  10. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  11. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  12. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  13. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  14. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  15. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  16. 16,0 16,1 16,2 16,3 16,4 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  17. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  18. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  19. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  20. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.


This article "Web 4.0" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Web 4.0. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]