You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Nguyễn Ước

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Nguyễn Ước (sinh nặm 1947), nhà văn và dịch giả, hiện sống ở Canada.

1. Tiểu sử

2. Hoạt động

3. Văn nghiệp

4. Liên kết ngoài

1. Tiểu sử

Nguyễn Ước sinh năm 1947 tại Hàm Hoà, Quảng Ninh. Quảng Bình, trong một làng nhỏ sát tây nam chân cầu Quán Hàu, cách phía nam thành phố Đồng Hới khoảng 10 cây số. Cha mẹ ông thuộc tầng lớp nghèo khó, không ruộng đất, sau ngày kết hôn mới tự học để biết đọc biết viết.

Năm 1954, ông theo song thân di cư vào Nam, sống ở làng Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Đời học sinh của ông diễn ra tại trường Trung tiểu học Tương Lai Bồ Điền, và nội trú các trường tư thục Công giáo như Thiên Hựu (La Providence) và Bình Linh (Pellerin) ở Huế.

Năm 1966, ông vào học trường Cao đẳng Sư phạm Quy Nhơn, được 3 tháng thì bị nhà trường cho nghỉ học với lý do không đủ sức khoẻ. Từ đó, ông dạy học tư thục, và ghi danh theo học Đại học Luật khoa Sài Gòn rồi Đại học Luật khoa Huế. Tới năm 1970, ông trúng tuyển vào Đại học Sư phạm Huế, ban Việt Hán và học thêm ở Đại học Văn khoa Huế; tốt nghiệp năm 1974. Cuộc đời nhà giáo của ông trải qua nhiều trường trung học ở Thừa Thiên Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng, Tuy Hoà và Ninh Thuận, v.v. Nhiệm sở sau cùng là Trường Trung học Nguyễn Du, Quảng Thuận, Quảng Sơn, Ninh Thuận.

Cuối năm 1975, ông được Ty Giáo dục Ninh Thuận chấp thuận cho nghỉ dạy theo đơn xin vì "tự thấy mình không thích hợp với nền giáo dục mới". Từ đó, ông phải xa gia đình, lang thang không hộ khẩu ở Sài Gòn và kiếm sống bằng cách mua bán đồ cũ ở chợ trời như quần áo, đồng hồ, kính đeo mắt, sách, ve chai, v.v. Từ năm 1982, ông làm thợ phân kim vàng bạc, một khả năng mưu sinh giúp ông đi lại hầu như khắp mọi miền đất nước, trong đó có Hà Nội, Hải Phòng, Từ Sơn, Vĩnh Phú, và kể cả Nam Vang.

Năm 1989, ông vượt biên, tới đảo Galang, Indonesia vào tháng 6. Sau hơn hai năm trải qua quá trình thanh lọc của chính quyền sở tại để được công nhận là người tị nạn chính trị, ông được chính phủ Canada bảo trợ. Từ tháng 9 năm 1991 ông đến thành phố Toronto, tỉnh bang Ontario, Canada, và cùng gia đình định cư tại đó cho tới nay.

2. Hoạt động

Xuất thân từ một gia đình Công giáo đạo dòng, thuở thiếu thời Nguyễn Ước đã làm quen với sinh hoạt tập thể và các hội đoàn như Hùng tâm Dũng chí, Thiếu nhi Thánh thể và sau đó Thanh Sinh Công.

Từ năm 1970 tới 1974, ông là thành viên năng động của Ủy ban Công lý và Hoà bình, Công giáo Tiến hành, Cơ quan Xã hội Caritas thuộc Tòa Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế, và là Chủ tịch Liên đoàn Sinh viên Công giáo Đại học Huế (1972); đồng thời là chuyên viên phát triển xã hội cho Cơ quan Xã hội Caritas Việt Nam, Ủy ban Tái thiết Việt Nam (COREV) của Giám mục Nguyễn văn Thuận, Cơ quan Xã hội Tin lành Á châu tại Sài Gòn.

Năm 1974, ông làm Phó Chủ tịch tại Thừa Thiên Huế của Phong trào Nhân dân Chống Tham nhũng do Linh mục Trần Hữu Thanh phát động. Ngoài ra, ông còn là môn sinh trung cấp của Bạch hổ Sơn quân Phái, một phái võ kinh Việt Nam chính tông với Chưởng môn gia truyền là cụ Nguyễn Hữu Cẩn, và từng làm huấn luyện viên võ thuật của phái này tại võ đường Sân Vận động Huế.

Năm 1995, đang làm tác viên xã hội cho cộng đồng người Việt ở Toronto, ông bị tai nạn xe hơi nên nghỉ việc, dành trọn thời giờ để trước tác.

3. Văn nghiệp

Từ năm 1965, Nguyễn Ước bắt đầu thỉnh thoảng viết văn viết báo với tên thật hoặc dùng các bút hiệu như Nguyễn Ngọc Uyên, Nguyễn Quảng Hàm, v.v. Các truyện ngắn, thơ, tiểu luận, bút ký của ông đăng rải rác trên các báo Phổ Thông, Xây dựng, Giáo Giới, Văn, Bách Khoa, Trình Bày, Ý Thức, Sóng Thần, Đại Dân tộc, v.v.

Tới năm 1991, ông cộng tác với các tạp chí như Hợp Lưu, Thơ, Phố Văn, Làng Văn, Thời Báo, Thư Quán Bản Thảo, Người Việt Hải Ngoại, Viễn Đông, v.v. các diễn đàn như talawas, Phù Sa, Thư viện Hoa Sen, Đàn Chim Việt, Thông Luận, Dũng Lạc, Văn Chương Việt, Lam Hồng, v.v., và hiện nay là cây bút chủ lực của Tạp chí Võ thuật do Phương Tấn làm chủ biên, ở VN.

Cho tới năm 2012, tác phẩm đã phổ biến ở trong lẫn ngoài nước gồm có:

VĂN HỌC:

- Tội của họ (kịch dài). Đã trình diễn tại Tây Lộc, Huế năm 1965. Vở kịch này bị thất lạc theo biến cố tháng 4.1975.

- Bài ca người nô lệ mới (thơ)

- Một thời để nhớ (Tuyển tập thơ chung với 10 nhà thơ ở Canada)

- Trăng huyết (bốn tập, trường thiên tiểu thuyết lịch sử, phóng tác từ cuốn Saigon, với sự chấp nhận và đứng tên đồng tác giả của Anthony Grey, nhà văn Anh.)

- Về từ cõi chết của Elie Wiesel, (dịch)*:

Tập I: Đêm

Tập II: Rạng sáng

Tập III: Tai nạn

- Máu Hồng y của Brian Moore, (dịch)*

- Một hồ sơ Chủ nghĩa Hậu hiện đại (biên khảo)

- Truyện Tì bà của Nguyễn Bính, (sưu khảo và chú thích)*

- Kho tàng Truyện Dân gian Do Thái, I & II & III (biên soạn và tuyển dịch)*

TÔN GIÁO:

- Giáo lý mới Thời đại mới: Đức tin Công giáo, Sách Giáo lý năm 1965 của HĐGM Hà Lan, (dịch)*

- Chân dung một Giáo hoàng, (tuyển dịch)

- Đức Giê-su: Cuộc đời và Thời đại, (dịch)*

- Chuyện Kinh thánh, của Pearl Buck, (dịch)*

- Chuyện Người hành hương, (dịch và chú giải)*

- Cẩm nang Sống Thiền (biên soạn)*

ĐẠO HỌC VÀ TRIẾT HỌC:

- Krishnamurti: Cuộc đời và Lời giảng, (biên dịch)*:

Tập I: Đời không tâm điểm

Tập II: Dòng sông thanh tẩy

Tập III: Krishnamurti Tinh yếu

- Đại cương Triết học Đông phương (biên soạn)*

- Đại cương Triết học Tây phương (biên soạn)*

- Các chủ đề Triết học (biên soạn)*

- Kahlil Gibran toàn tập, (biên dịch và hợp tuyển)*:

Gồm 25 cuốn, in thành 20 tập

- Bí ẩn trái tim

- Chuyện người phiêu lãng & Cát biển và bọt sóng

- Định mệnh thi sĩ & Đám rước

- Đôi cánh tư tưởng

- Giêsu Con của Con người

- Giọt lệ và nụ cười

- Gương soi linh hồn

- Hoài vọng phương Đông

- Mật khải

- Mây trên đỉnh núi & Kẻ mộng du

- Ngôn sứ (Kẻ tiên tri)

- Nhã ca tình yêu

- Sương bụi phù hoa

- Tâm linh toàn mãn

- Tiếng nói bậc tôn sư

- Tiếng vô thanh & Người tình vĩnh cửu

- Tình yêu tận hiến

- Trầm tưởng

- Uyên ương gãy cánh

- Vườn ngôn sứ & Thần linh trần thế

XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRị:

- Hiến chương Nhân bản năm 2000(dịch)*

- Kinh nghiệm Toàn trị tại Trung Quốc (tuyển dịch)

- Nhân 60 năm thành lập Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc (tuyển dịch)

ĐIỆN ẢNH:

- Sống ở Huế (1973, cùng thực hiện với Đạo diễn Bùi Xuân Quang, Paris)

NGHỀ NGHIỆP:

- Sổ tay Phân kim (1983)

Những cuốn có đánh dấu * đã được xuất bản và phát hành tại Việt Nam do các Công ty Sách tư nhân liên kết với các nhà xuất bản như Văn Học, Văn hóa Thông tin, Lao động, Tôn giáo, Tri thức, v.v.

4. Liên kết ngoài:

1/ Trang web nguoiquangbinh.net liệt kê ông vào danh sách khoảng gần 40 "Những người Quảng bình nổi tiếng" từ trước tới nay.

<http://nguoiquangbinh.net/forum/diendan/showthread.php?t=70118

2/ Tính tới nay, trường thiên tiểu thuyết Trăng Huyết đã tái bản 3 lần, vẫn được phổ biến rộng rãi trên hàng chục trang web và có tới hàng triệu lượt người vào xem. Trên trang web của Viện Văn học và Giáo dục Việt Nam (The Institute for Vietnamese Culture & Education) tại hải ngoại, trong bài Tình hình văn học hải ngoại, khủng hoàng và lối ra, GS Nguyễn Ngọc Bích có viết: "Đáng chú ý nữa cũng còn bộ Trăng huyết, hơn 1200 trang, mà khoảng một nửa dựa trên cuốn Saigon của Anthony Grey (ra năm 1982 ở Mỹ) còn một nửa là phần "bổ túc và tái chế" của Nguyễn Ước, hiện ở Canada-tương-tự như chuyện Nguyễn Du đã làm với cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân."

http://www.ivce.org/magazinedetail.php?magazinedetailid=MD00000011

3/ Đài RFA phỏng vấn Nguyễn Ước về cuốn Trăng Huyết, ngày 14.8.2004.

http://4phuong.net/ebook/69506567/197176397/dai-a-chau-tu-do-rfa-phong-van-nguyen-uoc.html

4/ Biên tập viên Lê Hải của đài BBC giới thiệu bộ sách triết học của Nguyễn Ước

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2009/08/090818_nguyenuoc.shtml

5/ Nguyễn Ước trả lời phỏng vấn của talawas ngày 31.10.2010

http://www.talawas.org/?p=26367

Tham khảo[sửa]


This article "Nguyễn Ước" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Nguyễn Ước. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]