You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Sinh vật huyền bí trong tiểu thuyết Đạo Mộ Bút Ký

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.


Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found. Đây là danh sách những Sinh vật huyền bí trong bộ tiểu thuyết Đạo Mộ Bút Ký của nhà văn Trung Quốc Nam Phái Tam Thúc. Đó là những sinh vật hư cấu từng xuất hiện một hoặc nhiều lần trong những cuốn tiểu thuyết Đạo Mộ Bút Ký.

Huyết thi (血屍)[sửa]

Đây là một loại cương thi (tiếng lóng dùng là "Bánh tông" 粽子), nhưng so với cương thi bình thường thì lợi hại hơn nhiều. Nguyên nhân có loại cương thi này là khi bị Thi biệt vương chạm phải, hoặc là ăn viên Linh đan có Thi biệt vương nhưng không được lột da trong lớp áo ngọc. Loại cương thi máu này mình đồng da sắt, chỉ có Trương Khởi Linh cùng Hắc Hạt Tử là từng đẩy lui được. Trong truyện thiết kế, khi khám địa chất, nếu dùng xẻng Lạc Dương xúc đất có hiện tượng thấm máu nền đất, tức biết được trong mộ có Huyết thi.

Thi biệt (尸蹩)[sửa]

Một loại côn trùng lưỡng cư chuyên ăn Xác chết, thân thể màu xanh đen, riêng Thi biệt vương (尸蹩王) có màu đỏ như máu. Thân thể của Thi biệt vương có kịch độc đáng sợ, có thể bay được, hễ khi Thi biệt vương chạm vào người nào thì người đó hóa dần thành Huyết thi. Từ đời Thượng cổ, các quốc gia Tây Vực đem trứng của Thi biệt để ở Hố đầu người, Thi biệt vương sinh sôi trong đầu lâu người mà thành. Tây Vương Mẫu dùng Thi biệt vương làm nhân của Đan dược, khi ăn vào kết hợp ở trong một lớp Vẫn ngọc (hay lớn hơn là Vẫn ngọc Thiên thạch), đợi sau khi lột da, liền có thể Cải lão hoàn đồng. Nếu ăn xong viên Đan dược mà không lập tức cộng hưởng Ngọc khí, liền sẽ phát sinh Thi biến. Đội thám hiểm Tây Sa đại đa số đều không kịp vào Vẫn ngọc mà Thi biến, trong đó có Hoắc Linh, chỉ có Trần Văn Cẩm kịp thời đi vào.

Cửu đầu Xà bách (九頭蛇柏)[sửa]

Một loại thực vật nhiều dây đằng, tương tự một loại thực vật trong thực tế có tên khoa học là Schefflera actinophylla. Xuất hiện lần đầu trong phần Thất tinh Lỗ vương cung, có thân rất lớn, nhiều dây đằng quấn quanh nạn nhân. Theo "Ngô Tà tư gia Bút ký", đặc trưng sinh thái của loài thực vật này đại khái là: Sau khi giết chết động vật, nó sẽ dựa vào mùi thối rữa thi thể mà dẫn dụ côn trùng tới, truyền bá thụ phấn.

Hồ ly mắt xanh[sửa]

Xuất hiện trong phần Thất tinh Lỗ vương cung. Rất lâu trước kia có người đào một cổ mộ không biết từ đời nào, khi mở quan tài phát hiện ra bên trên xác chết có một con hồ ly mắt xanh. Hồ ly là giống loài yêu ma, hồ ly nằm trên thi thể là điềm xấu vô cùng. Đáng lẽ phải trả đồ vật lại như cũ, người đó tham lam lén giữ lại một con rùa ngọc. Mấy năm sau hắn rửa tay gác kiếm, về quê cưới vợ. Vợ hắn mang thai mười tháng, sinh ra một đứa con có đôi mắt dài màu xanh. Kẻ đạo mộ kia ban đầu còn không nhận ra có con hồ ly quấy phá, chỉ nghĩ đứa bé mắc chứng bệnh lạ, chạy chữa khắp nơi. Ai ngờ bệnh tình của đứa bé không thuyên giảm, trái lại lông, tóc cứ dần dần rụng sạch, còn khuôn mặt thì càng lớn càng giống hồ ly. Sau đấy, hắn tìm đến cổ mộ, trả lại con rùa ngọc. Từ đó về sau bệnh tình đứa nhỏ mới hết hẳn, nhưng khuôn mặt hồ ly dị dạng thì không sao trở lại bình thường được nữa.

Nhân diện liêm[sửa]

Xuất hiện trong phần "Nộ hải Tiềm sa". Sinh vật này có hai bàn tay khô cuộn lại, làn da trông như hóa đá, dưới hai bàn tay đó còn có một Bướu thịt. Bướu thịt đó có dạng một khuôn mặt người. Muốn đuổi sinh vật này đi thì dùng lông Trâu ném lên mặt nó.

Cấm bà (禁婆)[sửa]

Một loại sinh vật nguy hiểm trong cổ mộ tương tự Huyết thi và Thi biệt vương. Truyền thuyết nói về Cấm bà rất phổ biến ở dân tộc thiểu số phía Nam, từ bộ tộc Miêu Dao ở Vân Nam cho đến ngư dânHải Nam trong thực tế, Nam Phái Tam Thúc đem vào tiểu thuyết. Xuất hiện trong phần "Nộ hải Tiềm sa". Thực ra thứ gọi là Cấm bà này ở vùng núi nơi có các dân tộc thiểu số sinh sống là đại diện cho Thầy moPháp sư, có điều trong truyền thuyết cổ xưa ở vùng biển lại là ác quỷ. Nếu bị người bắt được, thông thường đều bị chặt hết tay chân sau đó chôn sống. Nguồn gốc của Cấm bà hầu hết đều liên quan đến phụ nữ có thai. Cấm bà sinh ra từ nước, rất sợ lửa.

Theo một truyền thuyết khác thì đây là một kết quả Thi biến nếu ăn Đan dược Thi biệt vương mà không tiếp xúc bao bọc bởi Ngọc khí. Theo Trần Văn Cẩm suy luận, đại đa số thành viên thám hiểm Tây Sa đều biến thành Cấm bà, trong đó Cấm bà mà Ngô Tà gặp ở Viện an dưỡng tại Cách Nhĩ Mộc chính là Hoắc Linh.

Hải Hầu tử (海猴子)[sửa]

Là một loại thủy quái, hình dạng thân người, có lớp vảy cứng, sức lực cực lớn. Khi thám hiểm Tây Sa Hải mộ, nhóm Ngô Tà đụng độ trong phần "Nộ hải Tiềm sa". Đây là một kết quả khác sau khi ăn Đan dược Thi biệt vương mà không có Vẫn ngọc bảo hộ, tương tự Huyết thi và Cấm bà.

Hạn bạt[sửa]

Khi thám hiểm Tây Sa Hải mộ, nhóm Ngô Tà đụng độ trong phần "Nộ hải Tiềm sa". Hạn bạt tương truyền có thể gây ra nạn Hạn hán. Cương thi chết khô sau một thời gian vùi trong loại đất dưỡng xác có thể biến thành hạn bạt. Trong Kinh Thi có viết: hạn bạt vi ngược, như đàm như phần (hạn bạt gây họa, như thiêu như đốt)

Nến Cửu Âm (烛九阴)[sửa]

Xuất hiện trong phần Tần Lĩnh Thần Thụ (秦岭神树), thực chất là một loài rắn độc với kích cỡ cực lớn sống ở thời cổ đại. Đời vua Thuấn người ta bắt thứ này để lấy mỡ làm nến chiếu sáng. Người xưa ví nó như rồng, còn gọi là Nến Rồng, mắt của Nến Cửu Âm từ khi sinh ra đã nằm ngang. Con mắt này là bản nhãn (mắt chính), ngoài ra còn có một con mắt khác mọc phía trên tên là âm nhãn. Truyền thuyết ngàn năm nói rằng âm nhãn của Nến Cửu Âm nối liền với địa ngục, chỉ cần bị nó liếc một cái người đó lập tức bị Quỷ nhập tràng, lâu ngày sẽ biến thành quái vật đầu người mình rắn.

Cây Xà thần trong Tần Lĩnh thần thụ ngoài việc dùng để tế lễ, còn là nơi để dẫn dụ Nến Cửu Âm chui lên khỏi lòng đất. Người xưa lấy máu để dụ nó chui lên từ dưới lòng đất, sau đó bắn chết, làm thành nến.

Li cổ[sửa]

Một loại cổ thuật, cổ thuật bắt đầu phân chia từ thời Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều, đến Nhà Tống lại chia ra một lần nữa. Cổ thuật chủ yếu dựa vào sâu bọ, nên có một thời kỳ, được gọi là mãnh trùng thuật. Loại sâu này gây ảnh hưởng đến Hệ thần kinh khiến vật chủ bị Li cổ ký sinh trở nên hiếu chiến. Trong phần Tần Lĩnh Thần Thụ (秦岭神树), Li cổ được người Xá Quốc đặt phía sau chiếc mặt nạ rồi gắn vào miệng bầy khỉ làm chúng trở nên hung dữ, tấn công những người vào đạo mộ.

Nhân Diện điểu (人面鸟)[sửa]

Một loại quái vật thời kỳ Cổ đại, được mô tả trong Sơn Hải kinh, mình là chim nhưng mặt của Con người. Trong tiểu thuyết, loại quái vật này xuất hiện trong phần Vân Đỉnh thiên cung. Loài quái điểu này dưới ánh sáng căn bản không nhìn thấy, nhưng đối với âm thanh lại vô cùng nhạy bén. Bên trong bụng của những con chim này có những con khỉ không có da, không có môi, hàm răng lại sắc bén, toàn thân đều là máu. Khi tìm được thức ăn, những con khỉ này từ trong khoang miệng chui ra ăn con mồi, xác chết. Đây là quan hệ cộng sinh: Quái điểu không thể tiêu hóa được thức ăn, phải nhờ khỉ giúp sức, sau đó quái điểu sẽ sống bằng phânnước tiểu của khỉ. Đây cũng là loài chim bảo vệ cung điện của Tây Vương Mẫu tại Tây Vương Mẫu quốc.

Du diên[sửa]

Xuất hiện trong phần "Vân Đỉnh thiên cung". Loại Côn trùng này tên là Du diên, có nơi gọi là Tường xuyến tử hay là Hà tiêu, Tuyết mao tử. Đó là một con trùng dài cỡ một bàn tay, trông cực kì giống rết. Đầu và đuôi nó mọc râu dài, thân dài và mảnh, chia làm chín đốt, trên lưng mỗi đốt đều có một chấm màu lục. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất của con trùng này so với rết là chân nó rất dài, dài ngang ngửa với thân. Du diên thích tìm chỗ ấm áp mà đẻ trứng, có tập tính lao vào hơi nóng.

Long Chất (蠪侄)[sửa]

Xuất hiện trong phần ngoại truyện Sa Hải: Sa mãng Xà sào (沙海:沙蟒蛇巢), là một loài gần giống với hồ ly, thường hay bị nhận nhầm là hồ ly, cực kỳ hiếm gặp. Giống này thường hành động theo đàn chín con, có một con cái, hình thể rất lớn, tám con đực tương đối nhỏ. Chúng nằm trên lưng con cái, cùng nhau hành động, hơn nữa thân thể chúng lại vô cùng dài, đó là lí do Long Chất thường bị cho là có chín đầu, chín đuôi, có rất nhiều người kể rằng đã thấy hồ ly chín đuôi, cũng là bởi vì hiểu sai từ long chất.

Tham khảo[sửa]

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Navbar' not found.


This article "Sinh vật huyền bí trong tiểu thuyết Đạo Mộ Bút Ký" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Sinh vật huyền bí trong tiểu thuyết Đạo Mộ Bút Ký. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]