You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Địa danh trong tiểu thuyết Đạo Mộ Bút Ký

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.


Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found. Đây là danh sách những địa danh trong bộ tiểu thuyết Đạo Mộ Bút Ký của nhà văn Trung Quốc Nam Phái Tam Thúc. Đó là những địa danh hư cấu hoặc có thật nhưng được hư cấu thêm từng xuất hiện một hoặc nhiều lần trong những cuốn tiểu thuyết Đạo Mộ Bút Ký.

Thất tinh Lỗ vương cung (七星魯王宮)[sửa]

Là cổ mộ đầu tiên mà Ngô Tà đi cùng Chú ba Ngô Tam Tỉnh xuống. Chủ mộ là Lỗ Thương vương thời nước Lỗ. Tại đây, Ngô Tà tìm được miếng Xà mi Đồng ngư đầu tiên.

Tây Sa Hải mộ (西沙海墓)[sửa]

Là cổ mộ thứ hai mà Ngô Tà đi xuống, nhưng lại là cổ mộ đầu tiên mà Ngô Tà khám phá mà không có Chú ba. Mộ mà Uông Tàng Hải xây dựng cho riêng mình, giấu một con Xà mi Đồng ngư. Đây cũng là nơi mà đoàn khảo cổ Tây Sa mất tích. Giải Liên Hoàn lấy được con Xà mi Đồng ngư thứ hai, sau đó giả chết rồi cải trang thành Ngô Tam Tỉnh đưa cho Cầu Đức Khảo. Sau cùng, bị nhóm Giải Vũ Thần, Hắc Hạt Tử, Hoắc Tú Tú, Trương Khởi Linh cướp lại được.

Tây Sa Hải mộ là một thuyền một táng dưới đáy biển. Thuyền mộ táng dưới đáy biển, chính là xây dựng lăng mộ trên một con thuyền, sau đó tìm một thung lũng hoặc rãnh biển, đục thủng thuyền, làm cho mộ chìm xuống, sau đó phủ kín đất lên, thật ra thì cũng giống như trên đất liền, chỉ là đem đổi xuống dưới biển mà thôi. Lúc thuyền chìm xuống, bốn phía tất nhiên cần rất nhiều neo để cố định, như vậy vị trí chôn cất chắc chắn nằm trong khu vực trung tâm của những cái neo còn sót lại hoặc lệch sang một chút. Tây Sa Hải mộ được xây theo hình chữ “Thổ” (土), do hai phòng phụ, hai phòng bên đối xứng, một hành lang chạy giữa cùng một gian hậu điện tạo thành, diện tích ước chừng hơn 1000 Mét vuông. Trong đó lớn nhất là hậu điện, chiều dài hơn 30 mét, chiều rộng khoảng hơn 10 mét, đó chính là nơi đặt quan tài.

Xá Quốc[sửa]

Một quốc gia thời cổ ở khu vực từ Thiểm Tây đến Hồ Bắc, mà quốc gia này đã đột nhiên biến mất từ 2000 năm trước. Lịch sử của quốc gia này chỉ còn lại một ít thông tin được ghi chép vụn vặt trên Thẻ tre cổ, vào khoảng đầu thời Tây Chu đột nhiên phát triển thịnh vượng, đến giữa thời Tây Chu lại bất ngờ mất tích không để lại dấu vết, cho nên quốc gia này có thực sự tồn tại hay không luôn là vấn đề gây tranh cãi. Trong Sơn hải kinh có một đoạn ghi chép rất dài, trong đó nhắc đến “Xà Quốc” nằm phía ngoài Tứ Xuyên, có lẽ chính là quốc gia này. Chữ Xá đọc chệch từ chữ Xà, dân tộc này thờ cúng một loại Rắn mặt người hai thân như thần linh, nên trên rất nhiều thứ trang sức đều có hoa văn rắn hai thân. Xá Quốc là hậu duệ của một nhóm người tách ra từ Hoa Tư cổ quốc, nhóm người này muốn đưa xã hội lúc ấy trở về Chế độ mẫu hệ. Xá Quốc lấy hình vẽ rắn mặt người hai thân làm biểu tượng chủ yếu là vì Hoa Tư cổ quốc có truyền thuyết về “Phục Hy mặt người thân rắn”.

Tần Lĩnh thần thụ[sửa]

Đây là một đàn tế lễ của người Xá Quốc sâu trong núi Thái Bạch thuộc dãy Tần Lĩnh. Tại đây có cây Xà thần, cấu tạo từ thanh đồng, cây thanh đồng đại thụ có khả năng là loại thần thụ Phù Tang nhược mộc[1] hoặc cây thần thờ Phục Hy, những loại thần thường phải dùng huyết tế. Theo truyền thuyết, chỉ cần hiến máu cho loại cây này là có thể cầu được ước thấy, là một loại cây ước nguyện trong hoạt động cúng tế vô cùng quan trọng của Xá Quốc. Cây thanh đồng có nhiều rãnh hoa văn, các rãnh hoa văn trên cây tựa như các ống dẫn máu, máu chảy ra từ xác theo ống dẫn máu chảy xuống các ống nước ngầm bên dưới. Cây thanh đồng được một thợ mỏ phát hiện vào thời Bắc Ngụy, năm Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế thứ mười ba. Bất ngôn kỵ sau đó dẫn 3000 tử tù đào bới nhưng vẫn không thể tìm ra rễ của cây đồng. Cây thanh đồng ngoài việc dùng để tế lễ, còn là nơi để dẫn dụ Nến Cửu Âm chui lên khỏi lòng đất. Người xưa lấy máu để dụ nó chui lên từ dưới lòng đất, sau đó bắn chết, làm thành nến.

Quảng Tây Cổ tháp (廣西古塔)[sửa]

Một bảo tháp trong một ngôi chùa cổ trên núi Phật nằm ở Quảng Tây, có cấu trúc kiểu Kính Nhi cung (鏡兒宮)[2]. Nơi đây là nơi Trần Bì A Tứ tìm ra được con Xà mi Đồng ngư cuối cùng.

Vân Đỉnh Thiên cung (雲頂天宮)[sửa]

Truyền thuyết về cung điện này đã sớm xuất hiện trong dân gian Thời Minh, khi đó người ta giải thích là Uông Tàng Hải đã sử dụng một con Diều thật lớn cùng với vô số tơ vàng để tạo thành Cung điện giả lộng lẫy huyền ảo giữa không trung nhằm lấy lòng Chu Nguyên Chương. Thật ra cung điện tọa lạc ở vùng Trường Bạch Sơn, giáp với ranh giới Triều Tiên. Đây là mộ địa của Vạn Nô vương (万奴王). Vân Đỉnh Thiên cung không phải do Uông Tàng Hải xây nên, mà ông ta chỉ tu sửa lại. Kiến trúc tổng thể của hoàng lăng là dấu tích từ thời Ân - Thương nhưng về sau bị Uông Tàng Hải sửa thành kiểu dáng thời Nhà Minh. Người Đông Hạ bắt ông ta đến đây để tu sửa hoàng lăng trong suốt 10 năm, bởi vì hoàng lăng cũ trải qua bao nhiêu năm tháng đã không thể sử dụng được nữa. Phần lớn những công nhân người Hán tham gia xây dựng cũng đều bị người Đông Hạ bắt tới. Trong quá trình tu sửa, Tổng tư lệnh Uông Tàng Hải bắt đầu thiết kế mấy mật đạo đào thoát nối liền hai ngọn núi Tiểu Thánh và Tam Thánh, tránh cho mình bị Vạn Nô vương chôn sống khi địa cung bị phong bế. Trong quá trình cải tạo lăng tẩm, ông ta đã dần dần phát hiện ra một bí mật về cánh cửa Thanh đồng hoàng đế Đông Hạ.

Do Đông Hạ là một nước nhỏ, quốc khố trống rỗng, cho nên rất nhiều kỳ trân dị bảo trong Vân Đỉnh thiên cung đều đào trộm từ những huyệt mộ khác. Trong quá trình Uông Tàng Hải dẫn quân đội Đông Hạ đi đổ đấu, vì hy vọng hậu thế biết được bí mật này, Uông Tàng Hải để 3 con Xà mi Đồng ngư vào 3 nơi phong thủy mà lần lượt là Thất tinh Lỗ vương cung - Tây Sa Hải mộ - Quảng Tây Cổ tháp trong bản đồ long mạch được thiết kế dẫn đến Trường Bạch Sơn.

Tây Vương Mẫu quốc (西王母國)[sửa]

Một quốc gia từng xưng bá ở Tây Vực, ước đoán có tận từ thời Viêm Đế - Hoàng Đế. Văn hóa đặc biệt quái dị khi thờ rắn độc là rắn mào gà và lấy khai thác thiên thạch để làm ngọc. Tọa lạc ở Tháp Mộc Đà (塔木陀) thuộc Lòng chảo Tarim, chỉ khi mưa xuống mới có đường dẫn vào vì trung tâm của Tây Vương Mẫu quốc nằm ở trong một mạch nước dưới đất. Mạch nước ngầm ở đây cực kỳ phức tạp, khi đang đầy nước, chỉ cần cứ đi ngược dòng chảy lên phía trên là thế nào cũng tìm được lối lên trên mặt đất. Mà cứ đi xuôi theo dòng là thế nào cũng đến điểm dưới đáy của dòng nước – một hồ chứa nước ngầm khổng lồ.

Trương gia Cổ Lâu (張家古樓)[sửa]

Tòa lầu cổ 8 tầng của gia tộc Trương gia tại Trường Bạch Sơn, nơi an táng toàn bộ gia tộc họ Trương. Tòa cổ lâu tọa lạc dưới Hồ ma của làng Ba Nãi - một ngôi làng người Dao bên sườn Thập Vạn Đại Sơn. Bên cạnh địa điểm kỳ ảo ẩn dưới một cái hồ rộng, Trương gia Cổ lâu còn chứa bí mật về việc được dựng lên bởi "Dạng thức Lôi" (樣式雷). Dạng thức Lôi không phải chỉ một người mà là danh xưng được ban tặng cho gia tộc họ Lôi chuyên thiết kế các công trình vốn chỉ phục vụ riêng cho Hoàng triều Đại Thanh. Vào thời Khang Hi, Hoàng đế muốn tu sửa Điện Thái Hòa trong Tử Cấm Thành. Theo lễ pháp thời xưa, trước khi khởi công tu sửa công trình quan trọng thì phải làm lễ Lương Điển (lễ thực hiện ráp thanh xà chính trên mái của tòa kiến trúc). Nhưng không ngờ, thợ đưa thanh xà vào vị trí trên mái Điện Thái Hòa thì không khớp với mái nhà. Toàn bộ thợ công trình và bá quan đều hoảng loạn, sợ hãi vì Hoàng đế nổi giận. Một người thợ tên Lôi Phát Đạt đi ra, tay cầm chiếc rìu, thành thục leo lên phần mái, sửa thanh xà ngang khớp khung mái. Khang Hi thấy vậy thì vô cùng hài lòng, cho Lôi Phát Đạt làm quản lý Dạng thức phòng (phòng chuyên phụ trách công việc xây dựng trong cung), nên sau đó mới có danh xưng “Dạng thức Lôi”.[3]

Địa chất[sửa]

Hang động xác chết (thi động)[sửa]

Xuất hiện lần đầu trong phần Thất tinh Lỗ vương cung (七星鲁王宫). Là hang động có nhiều xác chết. Muốn vào trong hang động và trở ra an toàn thì trong đoàn người đi phải vừa có người sống và người chết. Theo truyền thuyết thì tại vùng Sơn Đông, người dân cho những đứa trẻ ăn thịt người từ nhỏ để có thi khí trong người.

Thai Côn Luân[sửa]

Là một hiện tượng tự nhiên kỳ lạ, hay trong dân gian thường nói là nơi hội tụ linh khí của đất trời. Trong lòng nham thạch, sông băng hay cây cổ thụ thường tự sinh ra một vật kì quái mang hình dạng trẻ con, trong sách cổ gọi là “địa sinh thai”. Theo truyền thuyết, qua hàng vạn năm biến hóa, một số địa sinh thai sẽ thành tinh, như Tôn Ngộ Không là một ví dụ. Trong một quyển bút kí thời nhà Đường có ghi, vào những năm cuối thời Tây Hán có truyền thuyết rằng dưới đáy hồ băng lớn trên Côn Luân, Người Tạng trong vùng đã phát hiện ra một băng thai khổng lồ, vì thế “địa sinh thai” còn được gọi là “Thai Côn Luân”. Sau này người ta còn xây một ngôi miếu trên rốn đứa bé gái kia, tên là Côn Luân đồng tử miếu. Trong phong thủy, Thai Côn Luân là bảo huyệt trời định, không giống những huyệt vị phong thủy mà con người tìm ra. Không ai có thể chủ động tìm được long mạch có thể sinh ra Thai Côn Luân, mà chỉ có cách chờ cho Thai Côn Luân bắt đầu hình thành, được người nào đó tình cờ phát hiện, kế đến là đào thai ra rồi xây dựng lăng mộ trong đó. Trong lịch sử chỉ ghi lại duy nhất một người được táng tại Thai Côn Luân, đó chính là Hiên Viên.

Tham khảo[sửa]

  1. Phù tang nhược mộc thì là cái cây dâu lớn mọc ở đông hải, là nơi mặt trời mọc lên trong thần thoại
  2. Kính Nhi Cung là tiếng địa phương của người vùng Trường Sa, Hồ Nam gọi những kiến trúc nằm dưới lòng đất với quy mô và cấu trúc giống hệt như trên mặt đất. Kính Nhi Cung còn gọi là Thoi Âm Dương, ý chỉ tổng thể kiến trúc giống như một con thoi cắm trên mặt đất, một đầu là cõi âm, một đầu là dương gian.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Navbar' not found.



This article "Địa danh trong tiểu thuyết Đạo Mộ Bút Ký" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Địa danh trong tiểu thuyết Đạo Mộ Bút Ký. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]