You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Văn vật trong tiểu thuyết Đạo Mộ Bút Ký

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.


Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found. Đây là danh sách những văn vật[1] trong bộ tiểu thuyết Đạo Mộ Bút Ký của nhà văn Trung Quốc Nam Phái Tam Thúc. Đó là những văn vật hư cấu hoặc có thật nhưng được hư cấu thêm từng xuất hiện một hoặc nhiều lần trong những cuốn tiểu thuyết Đạo Mộ Bút Ký.

Chiến Quốc bạch thư (戰國帛書)[sửa]

Thời cổ đại Chiến Quốc, ngoài việc dùng thẻ tre, người ta còn dùng các loại vải dệt để ghi chép sử liệu, tương đối quý giá. Vật mà Ngô Lão Cẩu lấy từ ngôi mộ cổ Trường Sa là một loại Lỗ Hoàng bạch (魯黃帛) rất quý giá. Khái niệm "Chiến Quốc bạch thư" là có thật, sự kiện Cầu Đức Khảo lừa gạt lấy sách lụa cũng là Nam Phái Tam Thúc dựa vào sự kiện có thật khi một nhà truyền giáo Mỹ là Johu Hadley Cox khai quật được sách lụa ở Hồ Nam và đưa về Mỹ trưng bày.

Xà mi Đồng ngư (蛇眉銅魚)[sửa]

Tổng cộng có 3 con, tạo hình bằng đồng, trên mí mắt có hàng lông mi được làm thành hình rắn, do vậy được gọi theo tên này, đều được Uông Tàng Hải bí mật dùng chữ Nữ Chân ghi lại việc mình tham gia sửa sang Hoàng lăng của Vạn Nô vương của nước Đông Hạ tức Vân Đỉnh Thiên cung biết được bí mật Chung cực trong cửa Thanh Đồng.

Do Đông Hạ là một nước nhỏ, quốc khố trống rỗng, cho nên rất nhiều kỳ trân dị bảo trong Vân Đỉnh thiên cung đều đào trộm từ những huyệt mộ khác. Trong quá trình Uông Tàng Hải dẫn quân đội Đông Hạ đi đổ đấu, vì hy vọng hậu thế biết được bí mật này, Uông Tàng Hải để 3 con Xà mi Đồng ngư vào 3 nơi phong thủy mà lần lượt là Thất tinh Lỗ vương cung - Tây Sa Hải mộ - Quảng Tây Cổ tháp trong bản đồ long mạch được thiết kế dẫn đến Trường Bạch Sơn.

Quỷ nữu Long Ngư ngọc tỷ (鬼钮龙鱼玉玺)[sửa]

Tức là Ngọc tỷ Long Ngư có đầu núm khắc hình Quỷ. Trong “Minh Công Thương Vương Địa Thư” tại phần Thất tinh Lỗ vương cung cung ghi chép: Ngọc tỷ này có thể dùng để triệu hoán Âm binh. Năm hai mươi lăm tuổi, Lỗ Thương Vương kế thừa chức quan của phụ thân, làm trong đội quân đào mồ của Lỗ quốc, tìm báu vật để sung vào quân lương. Có lần, y thâm nhập một ngôi mộ chưa rõ niên đại, bên trong quan tài lại là một con cự xà nằm im không hề nhúc nhích. Lỗ Thương Vương liền một đao chặt đứt con rắn; sau đó còn kiên quyết hạ lệnh cho quân lính phải mổ bụng nó, kết quả lấy được từ trong bụng rắn một chiếc hộp tử kim. Lỗ Thương vương đối với chiếc hộp này cũng chẳng để tâm, chỉ cho là con rắn đó nuốt vào. Đến đêm khi đã ngủ say, y nằm mộng thấy con rắn đến báo thù định giết nó một lần nữa thì con rắn xin tha, nói thân xác đã chết rồi, nay nếu hồn phách cũng bị giết sẽ vĩnh viễn không thể siêu sinh. Nếu y thả nó đi, nó sẽ trả ơn y bằng hai bảo vật có khả năng giúp y đạt được quyền cao chức trọng. Con rắn lúc đó mới chỉ cho y cách mở chiếc hộp tử kim mổ được từ bụng nó, còn truyền thụ phương pháp sử dụng bảo vật bên trong. Lỗ Thương Vương sau khi nghe xong, hiểu được những lẽ huyền diệu trong đó, thầm nghĩ việc này ứng với thiên cơ, đương nhiên bất khả lộ cho cả thiên hạ, liền một đao chặt bay đầu con rắn. Lỗ Thương Vương sau khi tỉnh giấc liền thử phương pháp trong mộng một lần, quả nhiên đã mở được chiếc hộp tử kim, nhưng đến chỗ này trong “Minh Công Thương Vương Địa Thư” không hề viết đó là bảo vật gì, chỉ miêu tả rằng dùng “tương đối thuận tay”. Y cho rằng chuyện này không thể để người khác hay biết, bao nhiêu tùy tùng mang đi, kể cả người nhà bọn họ y đều nhất nhất tàn sát, ngay đến đứa trẻ vừa đầy tháng cũng không buông tha.

Thực tế đây là chìa khóa tiến vào cửa Thanh Đồng bên dưới sâu của Vân Đỉnh Thiên cung, có tổng 2 cái. Một cái từng được Khách sạn Tân Nguyệt bán đấu giá, bị Ngô Tà cướp đi. Một cái do Hoắc lão thái thái giữ, rồi trả lại Trương Khởi Linh. Khi Trương Khởi Linh tiến vào cửa Thanh Đồng chịu ải 10 năm, đem 1 cái giao cho Ngô Tà.

Kỳ Lân Kiệt (麒麟竭)[sửa]

Kỳ Lân Kiệt là một vị thuốc Đông y vô cùng quý giá kết từ nhựa của một loại thực vật có tên là Kỳ Lân Huyết Đằng, còn có cách gọi khác là Huyết Xà Đằng. Kỳ Lân Kiệt lưu giữ càng lâu càng có công hiệu. Ban đầu có công dụng bình thường là làm thuốc, nhưng trong Đông y dùng để xông thi thể (không phổ biến). Thời cổ đại, một số dân tộc thiểu số hoặc trong một vài sơn thôn có tập tục đặt một khối Kỳ Lân Kiệt trên rốn của thi thể rồi nhập liệm. Cách làm này có thể loại bỏ âm khí của thi thể, dù thối rữa nhưng cũng không sinh ra giòi. Kỳ Lân Kiệt lâu dần sẽ từ màu đỏ sậm biến thành màu đen. Tuổi càng lớn màu đen càng trầm. Đến một thời điểm nhất định, tính chất sẽ biến đổi, nuốt vào sẽ tan ra. Sau khi người sử dụng, côn trùng không thể lại gần, mùa hè ngay cả Muỗi cũng không dám đốt.

Ngọc dũng (玉俑)[sửa]

Một vật ở trong Thất tinh Lỗ vương cung. Chữ "Dũng" là danh từ chỉ đến hình nhân bằng gỗ để chôn theo người chết trong mộ cổ. Có thể hiểu thành "Áo ngọc", bởi vì theo mô tả thì nó được ghép từ những miếng ngọc thành hình như một cái áo giáp. Theo truyền thuyết, loại áo này không chỉ quý vì được làm từ ngọc, mà nó còn có tác dụng "Cải lão hoàn đồng", giúp người mặc nó vĩnh viễn có dung mạo tươi trẻ. Mặc áo ngọc này 500 năm sẽ thay da một lần, phải đợi đúng lúc thay da mới được tháo áo ngọc, bằng không sẽ biến thành huyết thi. Hình tượng loại áo này được Nam Phái Tam Thúc dựa trên Ngọc y (玉衣) - một hình thức khâm liệm cao cấp của hoàng gia và quý tộc đời Tây Hán.

Xẻng Lạc Dương[sửa]

Trước thời nhà Minh, mộ tặc chỉ nhắm tới những ngôi mộ có dấu hiệu nhận biết rõ ràng trên mặt đất như một tấm bia mộ hay màu sắc đất chôn. Chúng thường dùng một cái dùi sắt dài để thăm dò lớp đất. Khi rút dùi lên, nếu đất trên dùi có mùi kim loại thì có nghĩa là dưới đất có kho báu. Cuốn sách cổ "Quảng Chí Dịch" của Vương Sĩ Tính thời nhà Minh ghi chép: "Ở vùng Lạc Dương, người chết được chôn cách mặt đất 4-5 trượng, mộ tặc vẫn đánh hơi được mùi vàng, bạc, đồng, sắt để mà đào." Một thời gian sau, những tên trộm mộ đã phát minh ra một công cụ thăm dò có hiệu quả vượt bậc, đó chính là xẻng Lạc Dương. Công cụ này được một tên mộ tặc ở Lạc Dương, Hà Nam phát minh vào đầu thế kỷ 20 và dần được cải tiến. Xẻng có mặt hình chữ U (không phẳng như mặt xẻng hiện đại), chiều rộng hẹp để tập trung đào sâu vào một điểm nhất định. Mỗi lần xúc xuống đất, lưỡi xẻng có thể chạm độ sâu 30 - 40 cm. Xẻng Lạc Dương vừa có thể đào sâu, vừa có chức năng lấy mẫu đất để phân tích nên tới năm 1928, các nhà khảo cổ đã lần đầu tận dụng công cụ này cho công tác khai quật lăng mộ.[2][3].

Hộp mê cung[sửa]

Không gian bên trong chủ yếu để đặt khóa, không chứa được bao nhiêu đồ. Khi xoay nhẹ đỉnh hộp, bốn góc hộp đồng loạt mở ra, để lộ một cái đĩa quay nhỏ. Trên mặt có tám lỗ, trên mỗi lỗ đều có một con số. Loại hộp này phải biết mật mã mới mở được. Hộp mê cung có thể mở ra bằng mật mã nhưng không thể dùng mật mã khóa lại. Chìa khóa đi kèm hộp không phải dùng để mở mà là để khóa hộp. Muốn khóa lại phải dùng đến cái chìa khóa đi kèm hộp để khóa lại. Trong phần Thất tinh Lỗ vương cung, hộp mê cung dùng để đựng Xà mi Đồng ngư (蛇眉銅魚)

Hà mộc tập[sửa]

Là một loại ghi chép về các ngôi mộ, có chỗ dùng chữ viết “ách văn”, tương truyền chỉ có người câm điếc của đạo quân Bất ngôn kỵ thời Bắc Ngụy mới hiểu được, có chỗ lại dùng Chữ Hán, một vài phần ngắn sử dụng thứ kí tự không ai hiểu nổi. Sau khi Bất ngôn kỵ tìm được cổ mộ thì thường không vội đào ngay, mà chỉ ghi lại vị trí rồi dùng ngựa san bằng mặt đất, sau đó đổ một lớp Sắt nóng chảy lên, sau này cần đến thì căn cứ vào những bản ghi chép này mà tìm lại.

Thi kiển[sửa]

Vào thời Tiên Tần, các phương sĩ (thời xưa dùng để gọi những người cầu tiên học đạo) đã dùng vật này làm nguyên liệu để luyện đan. Họ đem phụ nữ có thai thiếu tháng ngâm vào nước thuốc cho đến chết, cho vào một vạc rồi chôn xuống đất tròn 17 năm mới đào lên, khi đó Thai nhi trong bụng sẽ biến thành thi kiển. Lớp bên ngoài là nhau thai hóa thạch, có màu hổ phách, kỳ thật đó chính là nước ối bên trong đông lại mà thành. Cũng có người nói, đây là một loại kỹ thuật chống thi thể phân hủy, dùng hỗn hợp thuốc đông y và nhựa cây đặc biệt bao lấy thi thể, giữ cho thi thể không bị mất nước. Thi kiển có nhiều kích thước, thứ bên trong cũng khác nhau, có cái nhìn như xác côn trùng bọc trong hổ phách bình thường, nhưng lại có cái bên trong chứa xác người.

Vẫn ngọc (隕玉)[sửa]

Một loại ngọc có xuất xứ từ tảng thiên thạch rất đặc biệt tại Tây Vương Mẫu quốc. Theo như tiểu thuyết nói, thế giới khi ấy có khái niệm về Vẫn ngọc là một loại đá quý, một loại thiên thạch đặc thù, bởi vì tài chất xúc cảm đều tương tự ngọc, nên thường được sử dụng như ngọc, đối với đời Thượng cổ thì đây là một vật cực kỳ trân quý. Tây Vương Mẫu đã sử dụng sự phóng xạ từ loại ngọc này thực hiện việc trường sinh bất tử, khi ăn Đan dược có chứa Thi biệt vương, nếu không ở trong Vẫn ngọc thì sẽ xuất hiện sự thi biến theo thời gian, tức là xuất hiện quá trình khiến cơ thể biến đổi dị dạng thành các loại quái vật, cũng chính là các loại Huyết thi, Cấm bà hay Hải Hầu tử xuất hiện trong truyện. Ở trong Vẫn ngọc, người ăn Đan dược sẽ tiến vào trạng thái ngủ đông, trải qua khoảng thời gian rất dài từ từ lột da rồi mới dần có thể tái sinh.

Thanh Đồng môn (青銅門)[sửa]

Cánh cửa bằng chất liệu Đồng điếu cao cỡ mấy chục mét nằm sâu dưới Địa cung của Vân Đỉnh Thiên cung. Bên trong cánh cửa này có thứ được gọi là 『Chung Cực; 終極』, tức kết thúc của vạn vật. Gia tộc họ Trương ở Trường Bạch Sơn chính là có nhiệm vụ bảo vệ bí mật của cánh cửa. Ở phần "Tạng Hải Hoa" tiết lộ, người Trương gia còn sử dụng chất Đồng điếu đặc biệt để tạo ra rất nhiều cửa Thanh Đồng khác trên nhiều nơi khác nhau, mục đích nhằm đánh lạc hướng những ai tò mò về Chung Cực đằng sau cánh cửa lớn nhất tại Vân Đỉnh Thiên cung.

Tham khảo[sửa]

  1. Văn vật theo nghĩa rộng, là khái niệm dùng để chỉ truyền thống văn hóa tốt đẹp của một vùng đất hay dân tộc, được biểu hiện rõ nét nhất qua sự xuất hiện của nhiều nhân tài và di tích lịch sử. Còn theo nghĩa hẹp, đó là các công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/van-hoa-giai-tri/xu-thanh-dat-van-vat/106721.htm#:~:text=V%C4%83n%20v%E1%BA%ADt%20theo%20ngh%C4%A9a%20r%E1%BB%99ng,ngh%E1%BB%87%20thu%E1%BA%ADt%20v%C3%A0%20l%E1%BB%8Bch%20s%E1%BB%AD.
  2. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
  3. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Navbar' not found.



This article "Văn vật trong tiểu thuyết Đạo Mộ Bút Ký" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Văn vật trong tiểu thuyết Đạo Mộ Bút Ký. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]