Văn tế Ngạc Nhi
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Văn tế Ngạc Nhi là một bài văn tế của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến tới Đại úy Pháp Francis Garnier. Bài này đã đi vào văn học Việt Nam với lời văn mỉa mai tỏ ý đối kháng mặc dù tình thế lúc bấy giờ đã bắt người Việt phải nhượng bộ trước sức mạnh quân lực của người Pháp[1].
Xuất xứ[sửa]
Marie Joseph François (Francis) Garnier (25 tháng 7 năm 1839 – 21 tháng 12 năm 1873[2]) là một sĩ quan người Pháp. Cuối năm 1873, Garnier được thống đốc Nam Kỳ là đô đốc Dupré gọi sang Đông Dương giúp giải quyết tranh chấp giữa triều đình Huế và người Pháp tại Bắc Kỳ. Thực tâm của Pháp lúc bấy giờ là tìm cách đặt cuộc bảo hộ ở Đông Dương.
Garnier chỉ huy 200 lính rồi chuyển 4 khẩu pháo ra Bắc Kỳ. Thay vì mở cuộc điều đình thương thuyết với quan người Việt, ông quyết định ra quân và ngày 20 tháng 11 năm 1873 Hà Nội mất về tay người Pháp. Garnier liền ra lệnh mở rộng cuộc đánh chiếm tràn các tỉnh thành chung quanh. Chỉ trong vài ngày mà cả ba tỉnh trung châu đều bị Pháp chiếm đoạt mà không có sự kháng cự nào.
Vài tuần sau trong khi cầm cự với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc ở gần Cầu Giấy ngoại ô Hà Nội thì Garnier bị giết. (Địa điểm Garnier bị giết nằm gần đường La Thành bên bờ hồ Ngọc Khánh nay thuộc phường Ngọc Khánh quận Ba Đình Hà Nội)[3]. Sự việc vỡ lở, người Pháp buộc phải rút khỏi Hà Nội sau khi ký kết hiệp ước với triều đình Huế.
Tương truyền sau khi Garnier bị giết năm 1873, tổng đốc Hà Nội là Trần Đình Túc vâng lệnh triều đình tìm cách hoà hoãn với quân Pháp nên phải tổ chức lễ truy điệu. Nguyễn Khuyến bậc đại khoa được cử viết bài Văn tế Ngạc Nhi[1].
Bài này đã đi vào văn học Việt Nam với lời văn mỉa mai tỏ ý đối kháng mặc dù tình thế lúc bấy giờ đã bắt người Việt phải nhượng bộ trước sức mạnh quân lực của người Pháp[4]. Bài văn tế này các quan không cho đọc, chỉ được phổ biến bằng khẩu truyền.
Bài văn tế[sửa]
“ |
|
” |
— Nguyễn Khuyến |
Có bản chép khác như sau:
“ |
|
” |
Tham khảo[sửa]
Tham khảo[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 Văn tế Ngạc Nhi trên wikisource
- ↑ Hầu như tất cả các nguồn, chẳng hạn như Encyclopedia britannica, hoặc biển phố Francis Garnier tại thành phố quê hương ông Saint-Etienne đều ghi là 1839, riêng www.netmarine.net ghi là 1835
- ↑ Theo Lịch sử cận đại Việt Nam, Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự, trang 252, chú: "Garnier bị giết trên đường Đại La gần Thủ Lệ, Balny chết trước cửa đền Voi Phục."
- ↑ Lãng-nhân. Giai-thoại Làng Nho. Sài Gòn: Nam-chi Tùng-thư, trang 86-87.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
This article "Văn tế Ngạc Nhi" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Văn tế Ngạc Nhi. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.