You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Viện Khoa học tổ chức nhà nước

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”. Viện Khoa học tổ chức nhà nước (tiếng Anh: Institute on State Organizational Sciences, viết tắt là INSOS[1]) trực thuộc Bộ Nội vụ. Hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Viện Khoa học Tổ chức nhà nước đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau nhưng vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tri thức khoa học tổ chức, tổ chức nhà nước; góp phần đổi mới tư duy, nâng cao năng lực nghiên cứu, năng lực tham mưu xây dựng chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước của Bộ cũng như ngành Nội vụ.

Giới thiệu[sửa]

Viện Khoa học tổ chức nhà nước là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc Bộ Nội vụ; là Viện nghiên cứu đầu ngành về khoa học tổ chức nhà nước; là đầu mối quản lý hoạt động khoa học và công nghệ cao của Bộ Nội vụ. Hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Viện Khoa học Tổ chức nhà nước đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau nhưng vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tri thức khoa học tổ chức, tổ chức nhà nước; góp phần đổi mới tư duy, nâng cao năng lực nghiên cứu, năng lực tham mưu xây dựng chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước của Bộ cũng như ngành Nội vụ.

Trong suốt 30 năm qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ qua các thời kỳ, sự cố gắng, lao động miệt mài của các thế hệ công chức, viên chức, người lao động, Viện Khoa học Tổ chức nhà nước đã đạt được nhiều kết quả trong công tác nghiên cứu khoa học và quản lý khoa học của Bộ Nội vụ. Viện đã trực tiếp tổ chức hoặc chủ trì nghiên cứu nhiều đề tài độc lập cấp nhà nước; các chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Các đề tài đều có tính thiết thực, khả năng ứng dụng cao; cung cấp luận cứ khoa học phục vụ trực tiếp cho việc hoạch định chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động quản lý nhà nước của Bộ, ngành cụ thể như: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng Luật Tổ chức Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013; nghiên cứu lý luận về cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026; đổi mới tổ chức và hoạt động của các Bộ theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực; tổ chức hoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong điều kiện không tổ chức HĐND huyện, quận, phường; tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân; xây dựng mô hình tự quản của chính quyền xã, đề xuất phương pháp xác định vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước, xây dựng cơ cấu công chức hợp lý, khoa học; quản lý nhà nước đối với các hội, tổ chức phi chính phủ trong điều kiện hội nhập quốc tế, vấn đề chuyển giao một số nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước cho các Hội… Các đề tài, chương trình khoa học do Viện thực hiện đều được đánh giá xếp loại khá, tốt và xuất sắc, góp phần khẳng định trình độ, năng lực trong công tác nghiên cứu khoa học của đội ngũ công chức, viên chức của Viện.

Viện Khoa học tổ chức nhà nước đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ; thực hiện tốt nhiệm vụ là cơ quan thường trực Hội đồng khoa học của Bộ. Viện đã chủ động tham mưu đổi mới hoạt động quản lý khoa học, công nghệ theo hướng tổ chức tuyển chọn cạnh tranh thực hiện các đề tài khoa học cấp Bộ. Hoạt động tuyển chọn đã tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng, tạo động lực thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học của toàn thể công chức, viên chức; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và tiến độ thực hiện các đề tài.

Viện Khoa học tổ chức nhà nước là cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo biên soạn lịch sử Chính phủ, đồng thời trực tiếp tham gia thực hiện một số nội dung của công trình do Ban chỉ đạo giao. Bộ Lịch sử Chính phủ gồm 3 tập và Biên niên lịch sử Chính phủ đã được hoàn thành, xuất bản. Trên cơ sở những thành công trong nghiên cứu, biên soạn và xuất bản công trình Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945-2005), đã đề xuất Chính phủ đồng ý triển khai việc bổ sung, biên soạn và xuất bản công trình Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945-2015) nhằm bổ sung, cập nhật các sự kiện lịch sử, những biến động và thay đổi trong Chính phủ từ 2005 đến nay, qua đó làm nổi bật vai trò của Chính phủ trong quá trình đổi mới cơ bản về cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, góp phần đổi mới nền hành chính và hệ thống chính trị.

Trên cơ sở kết quả các dự án điều tra và đề tài nghiên cứu khoa học, Viện đã xuất bản nhiều cuốn sách, trong đó có những công trình được đánh giá cao như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, cấp huyện (2017); Luật Cán bộ, công chức và hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện (2016); Tổ chức bộ quản lý đa ngành đa lĩnh vực (2013); Những vấn đề cơ bản về tổ chức quyền lực nhà nước, cải cách chế độ công vụ và đánh giá chính sách công (2010); Dịch vụ công – đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng ở Việt Nam hiện nay (2007); Tổ chức nhà nước Việt Nam (1945-2007); Đô thị Việt Nam hiện nay (2007); Thực trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và giữa Trung ương và địa phương – Các khuyến nghị và giải pháp (2002); Hệ thống công vụ một số nước ASEAN và Việt Nam (1997)… Ngoài ra, đội ngũ công chức, viên chức của Viện đã chủ động, tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học; nhiều bài viết nghiên cứu đăng trên các Tạp chí khoa học chuyên ngành như Tạp chí Tổ chức nhà nước, Tạp chí Quản lý nhà nước, Tạp chí Khoa học Nội vụ, Bản Thông tin Kết quả nghiên cứu khoa học của Viện và một số chuyên san nghiên cứu khoa học trong và ngoài Bộ…

Nghiên cứu ứng dụng là một trong những thế mạnh của Viện góp phần xây dựng hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Viện đã giúp Lãnh đạo Bộ Nội vụ xây dựng một số chủ trương, chính sách của Đảng như chuẩn bị nội dung các Nghị quyết của Đảng về cải cách nền hành chính, tổ chức bộ máy Nhà nước, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức; Biên soạn đề án về kiện toàn chính quyền cơ sở nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa IX); Đề án tổng kết 20 năm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; Báo cáo Ban Bí thư về "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xã hội dân sự ở Việt Nam”. Phục vụ cho công tác quản lý và điều hành của Chính phủ, Viện đã giúp Lãnh đạo Bộ Nội vụ xây dựng các đề án, dự án có giá trị và có hàm lượng khoa học cao, như:  Đề án và Nghị quyết số 08/2004/CP của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; Đề án xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong Chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ; Đề án thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; Dự án Luật Cán bộ, công chức; Dự án Luật Viên chức và các đề án triển khai Luật Cán bộ, công chức như: Đề án thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh, Đề án phương pháp xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức; Đề án chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ.

Thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của ngành Nội vụ đến năm 2025, với vai trò, vị trí là viện nghiên cứu khoa học đầu ngành, từ năm 2020, Viện Khoa học tổ chức nhà nước đã triển khai nghiên cứu cơ bản về tổ chức nhà nước với tư cách là một khoa học, từ đối tượng, phương pháp luận của khoa học tổ chức nhà nước; nhiệm vụ của khoa học tổ chức nhà nước; khoa học tổ chức nhà nước với việc thiết kế tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam vv… Các kết quả nghiên cứu sẽ là những định hướng lý luận góp phần cho việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Hện nay, Viện đang được lãnh đạo Bộ Nội vụ tin tưởng giao chủ trì, phối hợp xây dựng Chương trình điều tra việc sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính (sự nghiệp) theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017, chương trình được đề xuất thực hiện trong 02 năm 2022-2023, nằm trong Chương trình khoa học trọng điểm cấp Bộ; triển khai thực hiện Đề tài khoa học: Nghiên cứu áp dụng mô hình quản trị doanh nghiệp vào quản trị đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết 19-NQ/TW. Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu 04 vấn đề chính: Quản trị tốt (đối với doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập; nghiên cứu so sánh mô hình quản trị doanh nghiệp và mô hình quản trị đơn vị sự nghiệp công lập; kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp ở nước ngoài; áp dụng mô hình. Kinh phí nghiên cứu lấy từ nguồn xã hội hóa, nghiên cứu khoa học và các nguồn khác.

Cùng với các đề tài, dự án, việc tổ chức hội thảo khoa học cũng được chú trọng nhằm cung cấp luận cứ khoa học phục vụ triển khai các nhiệm vụ của Bộ. Rất nhiều cuộc hội thảo đã quy tụ các nhà khoa học, các nhà quản lý uy tín, tranh thủ được nhiều ý kiến của các chuyên gia ở các Bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, các trường đại học và viện nghiên cứu trong cả nước như: Hội thảo ““Cơ sở khoa học đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ đáp ứng yêu cầu đổi mới quản trị Quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả” (2021); Hội thảo “Xác định nhu cầu biên soạn tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ nghiên cứu khoa học cho công chức, viên chức ngành Nội vụ” (2021); Hội thảo “Các quy định chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ công chức, viên chức và những vấn đề đặt ra” (2020); Hội thảo “Đổi mới quản lý đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng mô hình quản trị doanh nghiệp” (2019); Hội thảo “Chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài trong khu vực công” (2019); Hội thảo “Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức nữ trong các cơ quan hành chính nhà nước” (2019); phối hợp với Viện Konarad – Adenauer Stiftung (KAS) của Đức tổ chức hội thảo quốc tế “Phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay” (2019); phối hợp với Viện Nghiên cứu Hàn Quốc thuộc Đại học New South Wales – Australia (KRI) tổ chức hội thảo quốc tế “Năng lực nhà nước về Phát triển quốc gia thời kỳ hậu Covid 19: Cơ hội và thách thức cho hợp tác giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN” (2021) và “Năng lực nhà nước đối với cải cách khu vực công và phát triển quốc gia ở các nước Đông Nam Á và Hàn Quốc” (2018); phối hợp với Đại sứ quán Pháp tổ chức buổi tọa đàm về “Quy định và thực trạng phân cấp quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay” (2018); Hội thảo “Giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức và quản lý đơn vị sự nghiệp công lập của Cộng hòa Pháp” (2016);… Báo cáo kết quả các hội thảo đều đã được tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ và gửi các vụ chức năng, đăng trên Website của Viện và đều được ghi nhận, đánh giá cao.

Lịch sử[sửa]

Viện Khoa học tổ chức nhà nước (tiếng Anh: Institute on State Organizational Sciences, viết tắt là INSOS[1]) tiền thân là Trung tâm Thông tin – Tư liệu trực thuộc Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ được thành lập theo Quy định số 539/TCCP ngày 01/12/1990. Năm 1995, Trung tâm được chuyển thành Viện Nghiên cứu Khoa học tổ chức nhà nước theo Quyết định số 15/TCCP ngày 11/3/1995. Năm 2008, Viện được đổi tên thành Viện Khoa học tổ chức nhà nước theo Quyết định số 1501/2008/QĐ-BNV ngày 02/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ngày 05/12/2017, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 2856/QĐ-BNV quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học tổ chức nhà nước. Viện Khoa học tổ chức nhà nước có tên giao dịch quốc tế là Institute on State Organizational Sciences (viết tắt là INSOS).

Tổ chức[sửa]

Hiện nay, viện Khoa học tổ chức nhà nước gồm 6 đơn vị cấu thành bao gồm:

  • Phòng Nghiên cứu tổ chức.
  • Phòng Nghiên cứu quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
  • Phòng Nghiên cứu tổng hợp.
  • Phòng Quản lý khoa học.
  • Phòng Thông tin khoa học và Hợp tác quốc tế.
  • Văn phòng Viện.

Đào tạo[sửa]

Nghiên cứu khoa học[sửa]

Các đề tài đều có tính thiết thực, khả năng ứng dụng cao; cung cấp luận cứ khoa học phục vụ trực tiếp cho việc hoạch định chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động quản lý nhà nước của Bộ, ngành cụ thể như: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng Luật Tổ chức Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013; nghiên cứu lý luận về cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026; đổi mới tổ chức và hoạt động của các Bộ theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực; tổ chức hoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong điều kiện không tổ chức HĐND huyện, quận, phường; tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân; xây dựng mô hình tự quản của chính quyền xã, đề xuất phương pháp xác định vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước, xây dựng cơ cấu công chức hợp lý, khoa học; quản lý nhà nước đối với các hội, tổ chức phi chính phủ trong điều kiện hội nhập quốc tế, vấn đề chuyển giao một số nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước cho các Hội… Các đề tài, chương trình khoa học do Viện thực hiện đều được đánh giá xếp loại khá, tốt và xuất sắc, góp phần khẳng định trình độ, năng lực trong công tác nghiên cứu khoa học của đội ngũ công chức, viên chức của Viện.

Viện Khoa học tổ chức nhà nước đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ trưởng thống nhất quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Nội vụ; thực hiện tốt nhiệm vụ là cơ quan thường trực Hội đồng khoa học của Bộ. Viện đã chủ động tham mưu đổi mới hoạt động quản lý khoa học, công nghệ theo hướng tổ chức tuyển chọn cạnh tranh thực hiện các đề tài khoa học cấp Bộ. Hoạt động tuyển chọn đã tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng, tạo động lực thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học của toàn thể công chức, viên chức; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và tiến độ thực hiện các đề tài.

Viện Khoa học tổ chức nhà nước là cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo biên soạn lịch sử Chính phủ, đồng thời trực tiếp tham gia thực hiện một số nội dung của công trình do Ban chỉ đạo giao. Bộ Lịch sử Chính phủ gồm 3 tập và Biên niên lịch sử Chính phủ đã được hoàn thành, xuất bản. Trên cơ sở những thành công trong nghiên cứu, biên soạn và xuất bản công trình Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945-2005), đã đề xuất Chính phủ đồng ý triển khai việc bổ sung, biên soạn và xuất bản công trình Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945-2015) nhằm bổ sung, cập nhật các sự kiện lịch sử, những biến động và thay đổi trong Chính phủ từ 2005 đến nay, qua đó làm nổi bật vai trò của Chính phủ trong quá trình đổi mới cơ bản về cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, góp phần đổi mới nền hành chính và hệ thống chính trị.

Trên cơ sở kết quả các dự án điều tra và đề tài nghiên cứu khoa học, Viện đã xuất bản nhiều cuốn sách, trong đó có những công trình được đánh giá cao như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, cấp huyện (2017); Luật Cán bộ, công chức và hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện (2016); Tổ chức bộ quản lý đa ngành đa lĩnh vực (2013); Những vấn đề cơ bản về tổ chức quyền lực nhà nước, cải cách chế độ công vụ và đánh giá chính sách công (2010); Dịch vụ công – đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng ở Việt Nam hiện nay (2007); Tổ chức nhà nước Việt Nam (1945-2007); Đô thị Việt Nam hiện nay (2007); Thực trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và giữa Trung ương và địa phương – Các khuyến nghị và giải pháp (2002); Hệ thống công vụ một số nước ASEAN và Việt Nam (1997)… Ngoài ra, đội ngũ công chức, viên chức của Viện đã chủ động, tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học; nhiều bài viết nghiên cứu đăng trên các Tạp chí khoa học chuyên ngành như Tạp chí Tổ chức nhà nước, Tạp chí Quản lý nhà nước, Tạp chí Khoa học Nội vụ, Bản Thông tin Kết quả nghiên cứu khoa học của Viện và một số chuyên san nghiên cứu khoa học trong và ngoài Bộ…

Nghiên cứu ứng dụng là một trong những thế mạnh của Viện góp phần xây dựng hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Viện đã giúp Lãnh đạo Bộ Nội vụ xây dựng một số chủ trương, chính sách của Đảng như chuẩn bị nội dung các Nghị quyết của Đảng về cải cách nền hành chính, tổ chức bộ máy Nhà nước, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức; Biên soạn đề án về kiện toàn chính quyền cơ sở nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa IX); Đề án tổng kết 20 năm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; Báo cáo Ban Bí thư về "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xã hội dân sự ở Việt Nam”. Phục vụ cho công tác quản lý và điều hành của Chính phủ, Viện đã giúp Lãnh đạo Bộ Nội vụ xây dựng các đề án, dự án có giá trị và có hàm lượng khoa học cao, như:  Đề án và Nghị quyết số 08/2004/CP của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; Đề án xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong Chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ; Đề án thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; Dự án Luật Cán bộ, công chức; Dự án Luật Viên chức và các đề án triển khai Luật Cán bộ, công chức như: Đề án thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh, Đề án phương pháp xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức; Đề án chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ.

Thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của ngành Nội vụ đến năm 2025, với vai trò, vị trí là viện nghiên cứu khoa học đầu ngành, từ năm 2020, Viện Khoa học tổ chức nhà nước đã triển khai nghiên cứu cơ bản về tổ chức nhà nước với tư cách là một khoa học, từ đối tượng, phương pháp luận của khoa học tổ chức nhà nước; nhiệm vụ của khoa học tổ chức nhà nước; khoa học tổ chức nhà nước với việc thiết kế tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng chế độ công vụ, công chức ở Việt Nam vv… Các kết quả nghiên cứu sẽ là những định hướng lý luận góp phần cho việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Hện nay, Viện đang được lãnh đạo Bộ Nội vụ tin tưởng giao chủ trì, phối hợp xây dựng Chương trình điều tra việc sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính (sự nghiệp) theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017, chương trình được đề xuất thực hiện trong 02 năm 2022-2023, nằm trong Chương trình khoa học trọng điểm cấp Bộ; triển khai thực hiện Đề tài khoa học: Nghiên cứu áp dụng mô hình quản trị doanh nghiệp vào quản trị đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết 19-NQ/TW. Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu 04 vấn đề chính: Quản trị tốt (đối với doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập; nghiên cứu so sánh mô hình quản trị doanh nghiệp và mô hình quản trị đơn vị sự nghiệp công lập; kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp ở nước ngoài; áp dụng mô hình. Kinh phí nghiên cứu lấy từ nguồn xã hội hóa, nghiên cứu khoa học và các nguồn khác.

Cùng với các đề tài, dự án, việc tổ chức hội thảo khoa học cũng được chú trọng nhằm cung cấp luận cứ khoa học phục vụ triển khai các nhiệm vụ của Bộ. Rất nhiều cuộc hội thảo đã quy tụ các nhà khoa học, các nhà quản lý uy tín, tranh thủ được nhiều ý kiến của các chuyên gia ở các Bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, các trường đại học và viện nghiên cứu trong cả nước như: Hội thảo ““Cơ sở khoa học đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ đáp ứng yêu cầu đổi mới quản trị Quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả” (2021); Hội thảo “Xác định nhu cầu biên soạn tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ nghiên cứu khoa học cho công chức, viên chức ngành Nội vụ” (2021); Hội thảo “Các quy định chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ công chức, viên chức và những vấn đề đặt ra” (2020); Hội thảo “Đổi mới quản lý đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng mô hình quản trị doanh nghiệp” (2019); Hội thảo “Chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài trong khu vực công” (2019); Hội thảo “Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức nữ trong các cơ quan hành chính nhà nước” (2019); phối hợp với Viện Konarad – Adenauer Stiftung (KAS) của Đức tổ chức hội thảo quốc tế “Phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay” (2019); phối hợp với Viện Nghiên cứu Hàn Quốc thuộc Đại học New South Wales – Australia (KRI) tổ chức hội thảo quốc tế “Năng lực nhà nước về Phát triển quốc gia thời kỳ hậu Covid 19: Cơ hội và thách thức cho hợp tác giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN” (2021) và “Năng lực nhà nước đối với cải cách khu vực công và phát triển quốc gia ở các nước Đông Nam Á và Hàn Quốc” (2018); phối hợp với Đại sứ quán Pháp tổ chức buổi tọa đàm về “Quy định và thực trạng phân cấp quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay” (2018); Hội thảo “Giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức và quản lý đơn vị sự nghiệp công lập của Cộng hòa Pháp” (2016);…

Lãnh đạo qua từng thời kỳ[sửa]

Nhân vật nổi tiếng[sửa]

Thành tích[sửa]

1. Danh hiệu thi đua, khen thưởng của Viện

- Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2016.

- Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2010.

- Huân chương Lao động hạng Ba năm 2005.

- Cờ Thi đua Bộ Nội vụ tặng đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các năm: 2009, 2011, 2012, 2014, 2019.

- Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Bộ Nội vụ năm 2020.

- Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng Bằng khen đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2014, 2016, 2017, 2019.

- Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng Bằng khen đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến các năm 2013, 2018.

- Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong việc tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Bộ Nội vụ và Đại hội Thi đua yêu nước Bộ Nội vụ lần thứ III năm 2015.

- Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ tặng Bằng khen do có thành tích trong hoạt động nghiên cứu khoa học ngành Tổ chức nhà nước giai đoạn 1996-2000, năm 2001.

- Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức -  Cán bộ Chính phủ tặng Bằng khen đạt danh hiệu Tập thể lao động giỏi năm 2001.

2. Danh hiệu thi đua, khen thưởng của tổ chức Đảng, đoàn thể

2.1. Tổ chức Đảng

- Đảng bộ Viện Khoa học đã có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng giai đoạn 2010-2015 (năm 2015).

- Đảng bộ trong sạch vững mạnh, tiêu biểu năm 2014.

- Chi bộ trong sạch vững mạnh các năm 2010, 2011, 2012, 2013.

2.2. Đoàn thể

- Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh năm 2011.

- Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng cơ quan và tổ chức Công đoàn vững mạnh các giai đoạn 1999-2005, 2002-2004.

- Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng cơ quan và tổ chức Công đoàn vững mạnh các năm 2000, 2002, 2003, 2005, 2009, 2010, 2017, 2018, 2019.

- Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Văn hóa – Thể dục, thể thao” năm 2012.

- Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện cuộc vận động cán bộ công chức, viên chức Trung thành – Sáng tạo – Tận tụy – Gương mẫu giai đoạn 1999-2002, 1999-2004.

- Ban Chấp hành Công đoàn Bộ Nội vụ tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua xây dựng cơ quan và tổ chức Công đoàn vững mạnh các năm 2013, 2014, 2015, 2016.

Tham khảo[sửa]

  1. 1,0 1,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.


This article "Viện Khoa học tổ chức nhà nước" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Viện Khoa học tổ chức nhà nước. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]