Viện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
- đổi Bản mẫu:Thông tin tổ chức Liên Hợp QuốcViện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ (tiếng Anh: Advanced Institute for Science and Technology hay AIST) là một đơn vị đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trực thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST). Viện được thành lập theo quyết định số 2008/QĐ-BGDĐT ký ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chức năng và nhiệm vụ
Thành lập vào năm 2007, Viện tiên tiến Khoa học và công nghệ hướng tới:
• Triển khai và thực hiện các hướng nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trong lĩnh vực Vật lý, Vật liệu mới, Điện tử và Hệ thống năng lượng bền vững
• Đào tạo sau đại học (Cao học và Nghiên cứu sinh)
• Thiết lập các hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo trình độ cao
• Cung cấp dịch vụ khoa học và kỹ thuật
• Chuyển giao công nghệ
Các đơn vị nghiên cứu trực thuộc Viện
• Phòng Khoa học và công nghệ Nano
• Phòng nghiên cứu Hệ thống năng lượng bền vững
• Phòng thí nghiệm Nano Quang - Điện tử
• Phòng thí nghiệm Hiển vi điện tử và vi phân tích
• Phòng thí nghiệm Vật liệu và công nghệ thân thiện môi trường
Lĩnh vực đào tạo
• Bậc thạc sĩ ngành Khoa học và công nghệ nano
• Nghiên cứu sinh chuyên ngành Quang học, Quang điện tử và Quang tử
Chiến lược đào tạo
- Chương trình đào tạo được xây dựng theo chuẩn của các trường đại học tiên tiến trên thế giới.
- Chương trình đào tạo hiện đại, hấp dẫn nhằm có thể thu hút các sinh viên giỏi trong nước và các sinh viên trong khu vực cũng như trên thế giới.
- Quan tâm đặc biệt tới phương thức đào tạo, phương pháp dạy và học với mục đích trang bị cho sinh viên phương pháp học tập chủ động, sáng tạo và hiệu quả.
Hoạt động nghiên cứu khoa học
• Nghiên cứu chế tạo và nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực từ học, bán dẫn và tính chất điện tử của vật liệu nano (chấm lượng tử, dây lượng tử và giếng lượng tử) ứng dụng trong điện tử, spintronics, quang điện tử, v.v…
• Nghiên cứu chế tạo và khảo sát các đặc trưng của linh kiện điện tử kích thước cỡ nano/micro (cảm biến khí, cảm biến sinh học,,…)
• Tổng hợp và chế tạo vật liệu huỳnh quang chất lượng cao ứng dụng trong lĩnh vực chiếu sáng
• Phát triển công nghệ cao cho than sạch, năng lượng tái tạo (năng lượng sinh khối, xăng sinh học, năng lượng mặt trời, v.v…)
• Nghiên cứu lý thuyết và mô phỏng những tính chất cơ bản của vật liệu nano, đặc trưng của các cấu trúc linh kiện điện tử kích thước nano (bóng bán dẫn hiệu ứng trường trên cơ sở cấu trúc kim loại oxide bán dẫn, bóng bán dẫn hiệu ứng trường dùng graphen, diode xuyên ngầm cộng hưởng, v.v…) cho các ứng dụng số hóa và tần số radio.
Lịch sử hình thành và phát triển
- 30/5/2007: Thành lập Viện tiên tiến Khoa học và Công nghệ
- 14/08/2008: Chính thức đi vào hoạt động
- 25/6/2008: Thành lập PTN Khoa học và Công nghệ Nano
- 25/6/2008: Thành lập Bộ môn Hệ thống năng lượng bền vững
- 1/10/2010: Thành lập phòng thí nghiệm Nano Quang Điện Tử
- 4/3/2011: Đổi tên tiếng Anh Viện tiên tiến Khoa học và Công nghệ từ Hanoi Advanced School of Science and Techbology (HAST) thành Advanced Institute for Science and Technology (AIST)
- 27/12/2012: Thành lập Phòng thí nghiệm Hiển vi điện tử và Vi phân tích
- 27/12/2012: Kiện toàn cơ cấu tổ chức Viện gồm các đơn vị: 1. Phòng Khoa học và Công nghệ Nano 2. Phòng Nghiên cứu Hệ thống Năng lượng bền vững 3. Phòng thí nghiệm Nano Quang-Điện tử 4. Phòng thí nghiệm Hiển vi điện tử và Vi phân tích
Cơ cấu tổ chức
Ban lãnh đạo Viện:
- Viện trưởng: PGS. TS. Phạm Thành Huy
- Phó Viện trưởng 1: TS. Phương Đình Tâm
- Phó Viện trưởng 2: TS. Nguyễn Đức Trung Kiên Bảng mã danh mục công việc 1.1. (Văn phòng thực hiện và báo cáo Phó Viện trưởng 1) Tên công việc: Báo cáo đào tạo, cơ sở vật chất, Văn thư lưu trữ, ISO 1.2. (Văn phòng thực hiện và báo cáo Phó Viện trưởng 2) Tên công việc: Trang thông tin, Báo cáo khoa học 2.1. (Các phòng nghiên cứu thực hiện và báo cáo Phó Viện trưởng 1) Tên công việc: Đào tạo, cơ sở vật chất 2.2. (Các phòng nghiên cứu thực hiện và báo cáo Phó Viện trưởng 2) Tên công việc: Khoa học và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế 3.1. (Các PTN thực hiện và báo cáo Phó Viện trưởng 1) Tên công việc: Đào tạo, cơ sở vật chất 3.2. (Các PTN thực hiện và báo cáo Phó Viện trưởng 2) Tên công việc: Khoa học và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế (*) Trong trường hợp Viện trưởng đi vắng, Phó Viện trưởng 1 có thể thay mặt Viện trưởng giải quyết các vấn đề Tài chính. Công đoàn
- Tổ trưởng: TS. Nguyễn Đức Dũng
- Phó Tổ trưởng: TS. Lê Thị Tâm Ban lãnh đạo nhiệm kỳ trước (2007 - 2010)
- Viện trưởng: PGS. TS. Phạm Hoàng Lương
- Phó Viện trưởng: PGS. TS. Phạm Thành Huy
Các đơn vị trực thuộc
Phòng Khoa học và Công nghệ Nano
1. Giới thiệu chung
Phòng Khoa học và Công nghệ Nano có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nano bao gồm các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ về vật liệu và linh kiện micro-nano. Để đạt được các mục tiêu trên, Phòng đã hợp tác chặt chẽ với nhiều đơn vị nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ micro-nano trong và ngoài nước. Ngoài ra phòng cũng tham gia công tác đào tạo đại học và sau đại học (cao học và tiến sĩ) về vật liệu mới và công nghệ micro-nano.
Đội ngũ cán bộ của phòng gồm nhiều các Tiến sĩ trẻ có năng lực, được đào tạo bài bản với các chuyên môn khác nhau gồm vật lý, hóa học, khoa học vật liệu, sinh học và điện tử nhằm phát huy sáng tạo và kết hợp liên ngành trong nghiên cứu và đào tạo.
Phòng Khoa học và Công nghệ Nano tập trung hỗ trợ và chủ trì triển khai các nghiên cứu về phát triển các cấu trúc vật liệu mới-thông minh, vật liệu có cấu trúc nano và linh kiện micro-nano trên cơ sở khai thác tối đa tính liên ngành của các ngành khoa học và công nghệ trong trường ĐHBKHN như: Khoa học và công nghệ vật liệu; Khoa học và công nghệ hóa học; Vật lý và khoa học máy tính; Điện, điện tử, công nghệ sinh học và môi trường.
2. Chức năng và nhiệm vụ
Nghiên cứu khoa học
- Thực hiện các dự án và đề án khoa học công nghệ các cấp (Nhà nước, Bộ, Thành phố, Trường, Viện).
- Tham gia các đề tài, dự án hợp tác và phối hợp nghiên cứu quốc tế.
- Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và phục vụ kinh tế xã hội.
- Các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, và chuyển giao công nghệ.
Đào tạo
- Chủ trì chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Khoa học và Công nghệ Nano.
- Chủ trì chương trình đào tạo tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ vật liệu quang học, quang điện tử và quang tử.
- Tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học và tốt nghiệp các ngành vật lý, khoa học và công nghệ vật liệu, điện tử.
Trưởng phòng: PGS. TS. Lê Anh Tuấn
3. Các hướng nghiên cứu chính:
- Nghiên cứu tổng hợp và xử lý các vật liệu kích thước nano, các cấu trúc, hệ thống vật liệu có cấu trúc nano.
- Tiến hành các hoạt động nghiên cứu mang tính dài hạn về khoa học và công nghệ nano, dẫn tới việc tăng cường hiểu biết về các tính chất cơ bản của vật liệu và công nghệ nano, đồng thời khám phá, phát hiện các hiện tượng mới, các quy trình chế tạo và các dụng cụ phương tiện phục vụ cho công nghệ nano.
- Nghiên cứu chế tạo các thiết bị, linh kiện có kích thước nano nhằm khai thác các tính năng ưu việt của vật liệu nano.
- Ứng dụng và chuyển giao công nghệ các vật liệu và các hệ thống có cấu trúc nano vào các ứng dụng cụ thể trong các ngành năng lượng, môi trường, y tế, điện tử - viễn thông…
Phòng nghiên cứu Hệ thống năng lượng bền vững
1. Giới thiệu chung
Phòng nghiên cứu Hệ thống năng lượng bền vững đặt mục tiêu xây dựng và thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác trong lĩnh vực công nghệ và hệ thống năng lượng hướng đến phát triển bền vững.
Nhân lực của phòng bao gồm các giảng viên và nghiên cứu viên có chuyên môn đào tạo và NCKH - hợp tác phát triển trong các lĩnh vực:
- Công nghệ sản xuất và sử dụng năng lượng theo quan điểm bền vững,
- Đánh giá tác động môi trường từ các hoạt động sản xuất và sử dụng năng lượng,
- Xây dựng và đánh giá các dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Nghiên cứu và xây dựng mô hình quản lý năng lượng cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.
2. Chức năng và nhiệm vụ
Đào tạo
Xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo nguồn lực có trình độ đại học và sau đại học về công nghệ và hệ thống năng lượng đáp ứng nhu cầu trong nước và có khả năng liên thông - hội nhập quốc tế.
Nghiên cứu khoa học và hợp tác phát triển
Xây dựng, chủ trì và kết hợp với các đơn vị trong và ngoài trường ĐHBKHN, các đối tác quốc tế để thực hiện các nhiệm vụ, dự án và đề tài KHCN trong lĩnh vực năng lượng, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Trưởng phòng: PGS. TS. Phạm Hoàng Lương
3. Các hướng nghiên cứu chính:
- Công nghệ than sạch (cháy, khí hóa).
- Công nghệ năng lượng tái tạo (sinh khối, nhiên liệu sinh học, năng lượng mặt trời).
- Quản lý và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Đánh giá chu trình vòng đời của các hệ thống sản xuất năng lượng.
Phòng thí nghiệm Nano Quang - Điện tử
Trưởng phòng: PGS. TS. Phạm Thành Huy
Phòng thí nghiệm Hiển vi điện tử và Vi phân tích
Phòng thí nghiệm Hiển vi điện tử và Vi phân tích (tên viết tắt BKEMMA) thuộc Viện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ (AIST) được thành lập theo Quyết định 3256/QĐ-ĐHBK-TCCB do Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) ký ngày 27 tháng 12 năm 2012. BKEMMA thực hiện các nghiên cứu về tính chất của các vật liệu tiên tiến ở kích thước micro và nano sử dụng các kĩ thuật hiển vi điện tử và vi phân tích.
Trưởng phòng: TS. Nguyễn Đức Dũng
Website của PTN BKEMMA: www.bkemma.edu.vn
Phòng thí nghiệm Vật liệu và công nghệ thân thiện môi trường
Trưởng PTN: PGS. TS. Lê Minh Thắng
Hợp tác
Viện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ hợp tác với các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài nước:
- Viện Khoa học Vật liệu - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
- Các đơn vị của Trường ĐHBK HN như Viện VLKT, ITIMS, ICCMS,...
- Các trung tâm nghiên cứu mạnh của Hà Lan, Ý, Hàn Quốc, Bỉ, Pháp, Nga...
Đồng thời, Viện cũng tiến hành hợp tác với doanh nghiệp/nhà sản xuất trong chuyển giao công nghệ, nổi bật là hợp tác giữa Viện và Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông.
Trong nước
Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đơn vị trong Trường ĐHBK Hà Nội:
- Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu
- Viện Kỹ thuật Hóa học
- …
và các đơn vị ngoài trường
- Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Đặc biệt, Bộ môn KH&CN Nano đã xây dựng hợp tác chặt chẽ với Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông trong việc triển khai sản xuất bột huỳnh quang.
Quốc tế
- Institute for Fundamental Electronics, University Paris-Sud, Pháp
- LumiLab, Department of Solid State Science, Ghent University, Bỉ
- Van der Waals-Zeeman Institute, University of Amsterdam, Hà Lan
- Institute for Photonics and Nanotechnology, Trento, Ý
- School of Nanotechnology, Chungnam National University, South Korea
- Department of Chemistry, Lomonosov Moscow State University
Tham khảo
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Navbar' not found.
This article "Viện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Viện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.