You can edit almost every page by Creating an account. Otherwise, see the FAQ.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

Từ EverybodyWiki Bios & Wiki

Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”. Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (tiếng Anh: School of Environmental science and technology, viết tắt là INEST[1]) là một trong những đơn vị đầu tiên đào tạo nguồn nhân lực ngành Môi trường và là viện nghiên cứu và đào tạo hàng đầu về ngành kỹ thuật bảo vệ môi trường tại Việt Nam, được thành lập tại Hà Nội ngày 4 tháng 9 năm 1998.

Website chính thức của Viện: https://inest.hust.edu.vn/

Biểu tượng:

Viện là một trong những đơn vị trực thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, là trường đại học trọng điểm quốc gia ở Việt Nam. Viện đã đào tạo trên 1400 kỹ sư Công nghệ Môi trường và Quản lý Môi trường, 400 thạc sĩ Công nghệ Môi trường và 10 tiến sĩ về Môi trường, biên soạn được hàng chục bộ giáo trình dùng cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc lĩnh vực Môi trường của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng như các trường Đại học khác.

Lịch sử[sửa]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) được xây dựng và phát triển từ một nhóm chuyên đề về Kỹ thuật Bảo vệ Môi trường, thuộc Khoa Công nghệ Hóa học (năm 1984), năm 1990 chuyển thành Bộ môn Môi trường, Khoa Vô cơ - Điện hóa - Môi trường, năm 1994 tách ra thành Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường và đến năm 1998 là Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường ngày nay.

Khi thành lập, Viện có 28 cán bộ, gồm 17 người thuộc biên chế giảng dạy và phục vụ giảng dạy, 11 cán bộ nghiên cứu làm việc theo hợp đồng lao động với Viện, trong đó có 2 PGS, 9 TS, 9 Ths. Đến nay, tổng số cán bộ của Viện là 70 người (35 cán bộ giảng dạy, 15 nghiên cứu viên và cán bộ phục vụ giảng dạy thuộc biên chế của trường và 20 nghiên cứu viên hợp đồng lao động với Viện), trong đó có 1GS, 10 PGS, 27 TS, 20 ThS.

Tổ chức[sửa]

Hiện nay, viện Khoa học và Công nghệ Môi trường gồm 5 đơn vị trực thuộc bao gồm:

  • Bộ môn Công nghệ Môi trường, trưởng bộ môn: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Xuân Hiển.
  • Bộ môn Quản lý Môi trường, trưởng bộ môn: Tiến sĩ Trần Thanh Chi.
  • Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Công nghệ và Quản lý Môi trường: Tiến sĩ Nguyễn Phạm Hồng Liên
  • Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, phụ trách trung tâm: Giáo sư, tiến sĩ Huỳnh Trung Hải.
  • Trung tâm quan trắc môi trường và kiểm soát ô nhiễm công nghiệp, Giám đốc: Thạc sĩ Đinh Bách Khoa

Đào tạo[sửa]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường là một trong các cơ sở có uy tín bậc nhất ở Việt Nam về đào tạo đại học và sau đại học với 2 hai chuyên ngành Công nghệ Môi trường và Quản lý Môi trường thuộc ngành Kỹ thuật môi trường. Đến nay, Viện đã đào tạo được trên 1200 KS, 400 thạc sĩ và 20 TS. Hàng năm Viện tiếp nhận 120-150 sinh viên đại học, 100 học viên cao học và 10 NCS.

Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ[sửa]

Từ năm 1998 đến nay, Viện đã hoàn thành 03 dự án đầu tư của Nhà nước (Trung tâm Quan trắc môi trường và Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp (2000), Phòng thí nghiệm nghiên cứu và triển khai Công nghệ môi trường (2000-2006), Dự án Nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ tái chế chất thải ở Việt Nam (2015-2017)), 05 đề tài cấp Nhà nước, trên 150 đề tài cấp bộ/tỉnh, nhiều đề tài cấp trường, 02 dự án cấp quốc gia do Thụy Sĩ tài trợ qua UNIDO, trên 50 dự án nhỏ do các tổ chức của LHQ, Canada, Hàn Quốc và Nhật Bản tài trợ. Là một trong những trạm quan trắc môi trường quốc gia, hàng năm Viện đã hoàn thành tốt hoạt động quan trắc môi trường công nghiệp theo nhiệm vụ do Bộ Tài nguyên và Môi trường giao.

Viện là đơn vị khởi xướng và đi đầu trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu triển khai những vấn đề mới trong bảo vệ môi trường như xây dựng và triển khai chương trình áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở công nghiệp, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề môi trường tại các làng nghề Việt Nam, tái sử dụng và tái chế chất thải. Trong nhiều năm qua, Viện đã tiến hành nhiều nghiên cứu cơ bản về công nghệ xử lý môi trường, đồng thời rất chú trọng việc triển khai nghiên cứu ra thực tế và chuyển giao công nghệ đến người sử dụng. Hai bộ phận của Viện đã chuyển sang mô hình công ty là công ty CP công nghệ thân thiện môi trường Bách Khoa và Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, nhằm mục tiêu cung cấp các sản phẩm dịch vụ và công nghệ trình độ cao đến với thị trường.

Trong xu thế hội nhập và phát triển, hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện trong những năm tới sẽ tập trung vào các hướng sau: Phát triển và xúc tiến các công nghệ thân thiện môi trường; Phát triển các công nghệ tích hợp để xử lý chất thải; Tái sử dụng và tái chế chất thải; Chế tạo vật liệu để xử lý ô nhiễm; Khoa học môi trường.

Trong hơn 20 năm qua, Viện hợp tác chặt chẽ với các đơn vị đào tạo và nghiên cứu về môi trường trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm, phối hợp nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực như: i/ trong nước: Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia; Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học xây dựng Hà Nội; Khoa Môi trường, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội; Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng; Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh; Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Huế; Trường Đại học Quy Nhơn; Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên; Trường Đại học Hàng Hải; Trường Đại học Mỏ - Địa chất; Trường Đại học Giao thông Vận tải,... ii/ quốc tế: Viện đào tạo sau đại học nghiên cứu Môi trường toàn cầu, Viện đào tạo sau đại học về Kỹ thuật, Đại học Kyoto; Trường Đại học Meisei; Viện nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Công nghiệp cao Nhật Bản; Viện nghiên cứu Môi trường Nhật Bản, Viện nghiên cứu Chiến lược môi trường toàn cầu Nhật Bản; JICA; Viện nghiên cứu Khoa học Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Hàn Quốc; KOICA; Học viện Công nghệ châu Á Thái Bình Dương; Trường Đại học Khoa học và Dược Chianan Đài Loan; Trường Đại học Zittau Đức; Đại học Lund Thụy Điển; UNEP; UNIDO;...

Những dấu mốc hình thành và phát triển Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

Tên tiếng Việt: Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

Tên tiếng Anh: School of Environmental Science and Technology

Tên viết tắt: INEST

Địa chỉ: Nhà C10, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội.

Điện thoại: (84-024) 3681686/8681 687 * Fax: (84-024) 38 693551

E-mail: inest@hust.edu.vn http://inest.hust.edu.vn

1984 Nhóm chuyên đề Công nghệ Môi trường

1990 Bộ môn Môi trường, Khoa Vô cơ – Điện hóa – Môi trường

1994 Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường (CEST)

1998 Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)

(Quyết định số 2995/QĐ-BGD-ĐT-TCCB ngày 4/9/1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Lãnh đạo Viện qua các nhiệm kỳ

Nhiệm kỳ 2019 – 2024

Viện trưởng: PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Phó Viện trưởng: PGS.TS. Nguyễn Đức Quảng

Nhiệm kỳ 2013 – 2018

Viện trưởng: GS. TS. Huỳnh Trung Hải (2013 - 2015)

PGS.TS. Nghiêm Trung Dũng (2015 – 2018)

Phó Viện trưởng: TS. Trịnh Thành (2013 – 2017)

PGS.TS. Nghiêm Trung Dũng (2013 – 2015)

PGS. TS. Hoàng Thị Thu Hương (2017 – 2018)

PGS. TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2018)

Nhiệm kỳ 2008 - 2013

Viện trưởng: PGS. TS. Huỳnh Trung Hải

Phó Viện trưởng: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Lân (2008 – 2011)

TS. Trịnh Thành

PGS.TS. Nghiêm Trung Dũng

Nhiệm kỳ 2003 - 2008

Viện trưởng: PGS. TS. Trần Văn Nhân

Phó Viện trưởng: GS.TS. Đặng Kim Chi

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Lân

PGS.TS. Huỳnh Trung Hải

Nhiệm kỳ 2000 - 2003

Viện trưởng: PGS. TS. Trần Văn Nhân

Phó Viện trưởng: PGS.TS. Đặng Kim Chi

Nhiệm kỳ 1998 - 2000

Viện trưởng: PGS. TS. Đinh Văn Sâm

Phó Viện trưởng: PGS.TS. Trần Văn Nhân

PGS.TS. Đặng Kim Chi

Nhân vật nổi tiếng[sửa]

Tham khảo[sửa]


This article "Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.



Read or create/edit this page in another language[sửa]