Phúc lợi kỹ thuật số
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Phúc lợi kỹ thuật số (Digital Wellbeing) là một khái niệm được công bố lần đầu tiên bởi Google vào năm 2018[1]. Sau đó, khái niệm này được phát triển tổng quát hơn để mô tả sức khoẻ tâm thần, thể chất và cảm xúc của con người trong nhiều bối cảnh bị ảnh hưởng bởi kỷ nguyên số. Từ đó, con người có thể kiểm soát và tận dụng công nghệ một cách thông minh để mang đến nhiều lợi ích cho cá nhân (như đời sống, công việc và các mối quan hệ) đến cả tổ chức (như tối ưu, quản lý nhân viên), mà không bị phụ thuộc cũng như ảnh hưởng tiêu cực từ chúng. Đến nay, nhiều phần mềm và tính năng đã ra đời để hỗ trợ như RescueTime, Screentime,...
Định nghĩa[sửa]
Phúc lợi kỹ thuật số (Digital Wellbeing)[sửa]
Phúc lợi kỹ thuật số (Digital Wellbeing) là thuật ngữ mô tả tác động của công nghệ và dịch vụ số đối với sức khỏe tâm thần, thể chất và cảm xúc của con người[2] theo một cách có thể đo lường được.
Xem xét khái niệm này trong bối cảnh cá nhân là xác định những tác động tích cực và tiêu cực đến từng cá nhân khi tham gia vào môi trường số, từ đó nhận thức được cách quản lý và kiểm soát để tăng phúc lợi.[2] Như sử dụng các công cụ kỹ thuật số để theo đuổi các mục tiêu cá nhân, chăm sóc sức khỏe, các mối quan hệ, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, hành động có trách nhiệm trong môi trường số.
Từ góc độ rộng hơn như tổ chức hoặc toàn xã hội, các nhà cung cấp dịch vụ cần có trách nhiệm đảm bảo các hệ thống, dịch vụ hoặc nội dung số được quản lý và hỗ trợ tốt, có thể truy cập và công bằng. Họ cũng cần trao quyền và xây dựng đội ngũ, người dùng và đối tác của mình để tham gia vào theo cách hỗ trợ và cải thiện phúc lợi của họ.[2]
Phúc lợi (Wellbeing)[sửa]
Phúc lợi (Wellbeing) đề cập đến ý thức về bản thân và khả năng để có các mối quan hệ tích cực, thúc đẩy cuộc sống lành mạnh và cảm thấy hài lòng với cuộc sống.[3]
Tâm lý học tích cực là một ngành khoa học nghiên cứu về những gì làm cho cuộc sống đáng sống nhất, tập trung vào các chủ đề như sức mạnh tính cách, khả năng phục hồi và hạnh phúc.[3] Mô hình PERMA được phát triển bởi Martin Seligman giúp giải thích năm yếu tố có thể đo lường được của phúc lợi (Seligman, 2011), bao gồm: Cảm xúc tích cực, sự gắn kết, các mối quan hệ, cảm giác có ý nghĩa, thành tựu.[3]
Kỷ nguyên số[sửa]
Kỹ thuật số thường được dùng để mô tả bất kỳ hệ thống mà dữ liệu được truyền hoặc lưu trữ dưới dạng chuỗi 0 và 1 (hệ nhị phân). Mỗi chữ số trạng thái này được gọi là một bit. Máy tính là thiết bị kỹ thuật số vì ở cấp độ cơ bản nhất, chúng có thể phân biệt giữa hai giá trị 0 và 1 hoặc tắt và bật.[4]
Cuộc cách mạng kỹ thuật số bắt đầu từ giữa cuối những năm 1950 và 1970. Máy móc cơ học và tín hiệu analog phát triển thành kỹ thuật số. Sự ra đời của công nghệ kỹ thuật số như máy tính, điện thoại di động và internet đã thay đổi các con người giao tiếp. Đến năm 1989, 15% các hộ gia đình tại Mỹ sở hữu một máy tính. Đến cuối thập kỷ, internet phổ biến đến mức nhiều doanh nghiệp có một trang web và gần như mọi quốc gia trên trái đất đều có thể kết nối vào. Đến đầu thế kỷ 21, điện thoại di động trở nên phổ biến. Vào năm 2015, khoảng 50% trên thế giới có kết nối internet liên tục và tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh và máy tính bảng đã gần như vượt qua cả máy tính gia đình[5]. Zenith, một công ty đo lường cho biết, người trưởng thành Mỹ dành khoảng 3 giờ 30 phút mỗi ngày sử dụng dịch vụ dữ liệu mạng vào năm 2019, tăng 20 phút so với năm trước. Công ty dự đoán rằng thời gian sử dụng sẽ tăng lên hơn bốn giờ vào năm 2021. (Hiện tại những người điện thoại thông minh nhiều nhất dành 4 giờ và 30 phút mỗi ngày cho các thiết bị đó, theo công ty phần mềm RescueTime, ước tính thời gian sử dụng điện thoại trung bình là 3 giờ và 15 phút mỗi ngày).[6]
Bốn công nghệ nền tảng đã được xác định và áp dụng để phân tích các tác động của kỷ nguyên số đối với phúc lợi của con người:
- Công nghệ giám sát và thông tin (ví dụ: thu thập dữ liệu, internet vạn vật, an ninh mạng, cảm biến)
- Công nghệ tự động hóa (ví dụ: sử dụng robot)
- Trí tuệ nhân tạo và các công nghệ liên quan
- Công nghệ truyền thông (bao gồm cả phương tiện truyền thông mới và phương tiện truyền thông xã hội)[7]
Ảnh hưởng của kỷ nguyên số đến phúc lợi con người[sửa]
Công nghệ và các hoạt động kỹ thuật số ảnh hướng đến phúc lợi của con người ở các mặt vật chất, tinh thần, cảm xúc theo 2 khía cạnh tích cực và tiêu cực. Mức độ ảnh hưởng của môi trường số đến một cá nhân phụ thuộc vào bối cảnh, hoàn cảnh và khả năng tận dụng ảnh hưởng của kỹ thuật số.
Bối cảnh xã hội[sửa]
- Tích cực:
- Ngăn ngừa việc cô lập với xã hội[8]: Cô lập xã hội được định nghĩa là sự thiếu liên lạc với mọi người. Dựa vào định nghĩa và số lượng, tỷ lệ người già từ 60 tuổi trở lên bị cô lập xã hội từ 7% đến 24%[9], độ tuổi khác là 7%[10]. Quan trọng hơn, bị cô lập xã hội ảnh hướng đến sức khỏe thể chất và tinh thần[11], nguy cơ dẫn đến trầm cảm[12], làm hại bản thân (nghiện thuốc, rượu, tự tử)[13]. Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) có thể giúp vượt qua rào cản xã hội bằng việc cung cấp nhiều công cụ giao tiếp dễ có được và phải chăng, kết nối gia đình, bạn bè mọi lúc, mọi nơi[14].
- Thông tin từ nghiên cứu của Jaspaljeet Singh Dhillon cho thấy công nghệ thông tin và truyền thông như Facebook, cộng đồng game, cộng đồng trực tuyến làm tăng tương tác xã hội, giảm bớt sự cô đơn của người dùng[15]. Công cụ kỹ thuật số giúp xây dựng và duy trì các mối quan hệ.Trong một cuộc khảo sát 100 gia đình, những người có số lượng lớn mối quan hệ xã hội bắc cầu cho thấy sự gắn kết xã hội mạnh mẽ hơn và sử dụng Internet thường xuyên hơn, điều này làm tăng chất lượng cuộc sống của họ (Kavanaugh, Reese, Caroll, & Rosson, 2005) Một mối quan hệ tích cực giữa xã hội và sức khỏe tinh thần đã được tìm thấy trong một nghiên cứu tổng hợp dành cho người lớn trên 50 tuổi, dựa trên 11 nghiên cứu với các mẫu lớn (Nyqvist, Forsman, Giuntoli, & Cattan, 2013). Kết quả của Nimrodoi từ một cuộc khảo sát vào năm 2013 về các cộng đồng trầm cảm trực tuyến cho thấy rằng sự tham gia mạnh mẽ vào các cộng đồng như vậy làm tăng lợi ích như hỗ trợ cảm xúc và dẫn đến cải thiện cuộc sống ngoài đời. Kết nối với những người cùng chí hướng và có cơ hội lựa chọn tương tác có khả năng cải thiện cách nhận thức của người khác. Tổng quát hơn, Internet cho phép giao tiếp chọn lọc cung cấp rất nhiều cơ hội để kết nối và tương tác xã hội với những người có cùng sở thích hoặc thái độ theo thời gian và không gian[16]
- Tiêu cực:
- Hiện tượng bắt nạt trên mạng (Cyberbullying) trở nên phổ biến. Bắt nạt mạng là dạng bắt nạt xảy ra trong lĩnh vực kỹ thuật số và ảnh hưởng đến sinh viên với tốc độ đáng kinh ngạc. Không như bắt nạt thông thường, chỉ thể hiện sự gây hấn rõ ràng khi nhìn vào, cách thức để bắt nạt mạng rất đa dạng (nhắn tin, chia sẻ video,..) Kết quả là tấn công người khác trên nền tảng kỹ thuật số có thể được ngụy trang bằng sự tiến bộ của công nghệ[17]
- Tệ nạn quấy rối trực tuyến (Cyberstalking) là việc sử dụng Internet hoặc các thiết bị điện tử để theo dõi và quấy rối người khác[18]. Theo Law Enforcement Technology, quấy rối trực tuyến có khả năng phát triển nhờ vào sự phát triển công nghệ mới và cách mới để theo dõi nạn nhân. Ngay cả cảnh sát và công tố viên đều cảm thấy nguy hiểm khi có thể một nhóm tội phạm đã tìm ra nơi họ đang sống.[19]
- Phân biệt đối xử kỹ thuật số là một hình thức phân biệt đối xử trong đó các quyết định tự động được thực hiện bởi các thuật toán, hiện trạng ngày càng tăng dựa trên các kỹ thuật Trí tuệ nhân tạo như Machine Learning, đối xử không công bằng với người dùng, không đạo đức hoặc khác nhau chỉ dựa trên dữ liệu cá nhân của họ như thu nhập, học vấn, giới tính, độ tuổi, tôn giáo[20]. Phân biệt đối xử kỹ thuật số đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng vì vai trò của máy tính, thiết bị di động và hệ thống tự trị ngày càng cao[21]. Amit Datta đã chứng minh rằng quảng cáo Google đề xuất cho nam giới sử dụng dịch vụ huấn luyện cho công việc lương cao thường xuyên hơn nữ giới, điều này có thể dẫn đến việc phân biệt phụ nữ và tăng khoảng cách về thu nhập dựa trên giới tính[22]. Latanya Sweeney đã chứng minh rằng các lệnh bắt giữ được tăng trên mạng với các tìm kiếm tên người da đen xuất hiện thường xuyên hơn hơn tên người da trắng[23]. Jennifer Valentino-DeVries cho rằng một thuật toán định giá trực tuyến xem xét sự gần gũi của người dùng với các cửa hàng phân biệt đối xử với người dùng có thu nhập thấp, những người có khả năng sống xa các cửa hàng[24].
Bối cảnh cá nhân[sửa]
- Tích cực:
- Hình thành nên các biểu hiện tích cực: Nghiên cứu về hiện tượng sức khoẻ cho thấy hành động tìm hiểu về trải nghiệm sức khỏe của người khác có thể rất có lợi cho những người gặp phải vấn đề sức khỏe. Đọc blog hoặc xem vlog về các vấn đề sức khỏe, các chiến dịch y tế được quảng bá, cá nhân của người khác có thể cải thiện nhận thức về sức khỏe con người, kịp thời tiếp cận dịch vụ y tế có liên quan và cho phép các cá nhân để giải thích tốt hơn hoàn cảnh sức khỏe của chính họ[25].
- Xây dựng giá trị cá nhân[8]: Môi trường kỹ thuật số là một nền tảng hiệu quả để thể hiện bản thân chính xác và tích cực, cho phép những mọi người thể hiện bản thân tốt nhất bằng cách cá nhân hóa hồ sơ và nguồn cấp dữ liệu bằng hình ảnh, video hay từ ngữ thể hiện họ là ai và thế giới xung quanh họ như thế nào[25]. Thông qua các nền tảng mạng xã hội, người dùng có thể chia sẻ nội dung sáng tạo và thể hiện sở thích và đam mê của họ với người khác.
- Mang lại đa dạng giải trí cho cuộc sống (trò chơi, sự kết nối tương tác, âm nhạc....): Nền tảng truyền thông xã hội có thể thúc đẩy ý thức cộng đồng và tạo điều kiện cung cấp thể hiện cảm xúc. Với khả năng kết nối mọi người từ mọi tầng lớp, phương tiện truyền thông xã hội có tiềm năng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ để hỗ trợ sự tương tác để tạo ra sức khỏe tinh thần tốt[25].
- Hỗ trợ hoạt động hằng ngày, giúp tiết kiệm thời gian như mua sắm, liên lạc... Những công cụ kỹ thuật số đang ngày càng đa dạng hơn trong mọi lĩnh vực cuộc sống do đó nhiều ứng dụng, thiết bị số ra đời nhằm hỗ trợ các hoạt động thường ngày làm cho cuộc sống trở nên tiện nghi, dễ dàng hơn[8].
- Tiếp cận được nguồn cảm hứng, ý tưởng mới từ nguồn thông tin rộng khắp trên mạng lưới trực tuyến[25].
- Công cụ chăm sóc sức khỏe: Công nghệ kỹ thuật số đã trở thành một phần không thể thiếu trong chăm sóc sức khỏe và tất cả được thiết lập để cách mạng hóa việc thực hành y học. Công nghệ kỹ thuật số đã cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động liên quan đến các tiêu chuẩn chăm sóc y tế. Việc chuyển đổi công nghệ số (Digital Transformation) đã tăng cường đáng kể trải nghiệm chung của cả chuyên gia chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân hay thậm chí là những cá nhân bình thường trong việc theo dõi, nâng cao sức khỏe bằng các thiết bị và ứng dụng số hoá[25].
- Tiêu cực:
- Sức khỏe tinh thần giảm sút, tình trạng rối loạn lo âu và trầm cảm càng tăng: Một phần sáu những người trẻ tuổi sẽ trải qua một rối loạn lo âu tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ và xác định tỷ lệ lo lắng và trầm cảm ở những người trẻ tuổi đã tăng 70% trong 25 năm qua. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bốn trong năm người trẻ tuổi nói rằng nền tảng truyền thông xã hội được sử dụng nhiều thực sự làm cho cảm giác lo lắng của họ tồi tệ hơn.
- Hình thành sự so sánh tiêu cực với người khác: Nghiên cứu cho thấy những người trẻ tuổi sử dụng nhiều phương tiện truyền thông xã hội - dành hơn hai giờ mỗi ngày cho các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter hoặc Instagram. Việc nhìn thấy bạn bè liên tục trong kỳ nghỉ hoặc tận hưởng những buổi đêm đi chơi có thể khiến những người trẻ cảm thấy như họ đang bỏ lỡ trong khi những người khác tận hưởng cuộc sống. Những cảm giác này có thể thúc đẩy thái độ 'so sánh và tuyệt vọng' ở những người trẻ tuổi. Các cá nhân có thể photoshop, thổi phồng, chỉnh sửa hoặc dàn dựng các bức ảnh, video và so sánh chúng với cuộc sống dường như trần tục của họ. Những phát hiện của một nghiên cứu nhỏ, được ủy quyền bởi Anxiety UK, đã ủng hộ ý tưởng này.
- Hành vi nghiện trực tuyến: mạng xã hội kiểm tra thông báo, thiết bị liên tục; văn hóa phẩm đồi trụy. Khái niệm 'Sợ bỏ lỡ' (foMO) là một điều tương đối mới và đã phát triển nhanh chóng. FoMO được đặc trưng bởi sự cần thiết phải liên tục kết nối với những gì người khác đang làm, để không bỏ lỡ. FoMO đã được liên kết mạnh mẽ với cá nhân có mức độ tham gia truyền thông xã hội cao hơn, có nghĩa là một cá nhân càng sử dụng phương tiện xã hội, họ càng có nhiều khả năng trải nghiệm foMO. Ngày càng nhiều người trẻ tuổi đang báo cáo rằng FoMO đang khiến họ đau khổ dưới dạng lo lắng và cảm giác không thỏa đáng[25].
- Tiêu dùng thụ động, tiếp thu quá nhiều thông tin không cần thiết[8]: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc sử dụng thụ động các phương tiện truyền thông xã hội có những tác động tiêu cực tiềm ẩn. Những hậu quả tiêu cực này bao gồm làm gia tăng sự cô đơn, lo lắng xã hội và ghen tị và làm suy giảm ảnh hưởng phúc lợi đến cá nhân[26]. Một báo cáo kỹ thuật năm 2016 của Chassiakos, Radesky và Christakis đã xác định các lợi ích và mối quan tâm đối với sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên về việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số. Nó cho thấy cách thức sử dụng phương tiện truyền thông xã hội là yếu tố chính, thay vì thời gian tham gia. Một sự suy giảm về hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống đã được tìm thấy ở thanh thiếu niên lớn tuổi, những người thụ động sử dụng phương tiện truyền thông xã hội. Báo cáo cũng tìm thấy mối quan hệ độ cong hình chữ U trong khoảng thời gian dành cho phương tiện kỹ thuật số, với nguy cơ trầm cảm gia tăng ở cả mức độ thấp và cao của việc sử dụng internet[27].
- Rò rỉ thông tin cá nhân[8]: Công nghệ gây ra sự thiếu riêng tư, trong đó bất kỳ ai có thể với một vài cú chạm trên bàn phím đều tìm thấy địa chỉ và thông tin liên hệ của bất kỳ ai, vì vậy, mọi hành vi sử dụng lừa đảo, vi rút và hack đều có thể xảy ra với mục đích tìm bất kỳ thông tin nào mà họ muốn. Nhà nghiên cứu bảo mật Bob Diachenko đã tìm thấy một cơ sở dữ liệu về thông tin tài khoản người dùng bao gồm tên và số điện thoại của họ cho 267 triệu người dùng Facebook[28]. Nó có sẵn ở định dạng không được bảo vệ và được sao chép sang các diễn đàn hacker khác. Các báo cáo chỉ ra rằng điều này thể hiện một kho dữ liệu cho các nhà tiếp thị từ xa và các nhà cung cấp thư rác vì dữ liệu có vẻ hợp pháp và đến từ chính mạng xã hội chứ không phải từ một nguồn không đáng tin cậy.
- Thiếu ngủ: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số ngày càng tăng có liên quan đáng kể đến chất lượng giấc ngủ kém ở người trẻ. Việc sử dụng điện thoại, máy tính xách tay và máy tính bảng vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ kém. Người ta cho rằng việc sử dụng đèn LED trước khi ngủ có thể cản trở và ngăn chặn các quá trình tự nhiên trong não gây ra cảm giác buồn ngủ, cũng như giải phóng hormone ngủ, melatonin. Điều này có nghĩa là nó mất nhiều thời gian hơn để ngủ và dẫn đến tình trạng cá nhân ngủ ít hơn mỗi đêm.[25]
- Dễ bị phân tâm[8]: Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Canada về Học bổng Dạy và Học đã khảo sát 478 sinh viên và 36 giảng viên tại Đại học Waterloo cho thấy việc sử dụng công nghệ trong lớp học, chẳng hạn như máy tính xách tay hoặc điện thoại, cho các mục đích phi giáo dục đã làm mất gần một nửa số học sinh, trong khi những người khác được khảo sát tin rằng công nghệ trong lớp học là không thể tránh khỏi. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên hệ nhân quả giữa điểm kiểm tra thấp hơn và việc sử dụng điện thoại di động và máy tính xách tay. Nghiên cứu cho thấy sinh viên đã sai khi tin rằng họ có thể phân chia sự chú ý giữa công nghệ và bài giảng trên lớp, vì công nghệ làm suy yếu khả năng giữ thông tin của họ trong lớp[29].
- Tăng tình trạng các bệnh về mắt, vẹo cột sống, lười vận động: Khi căng mắt nhìn vào màn hình máy tính và thiết bị có thể làm giảm thị lực và tăng tình trạng cận thị nhiều hơn. Đồng thời, việc sử dụng tai nghe cũng có thể khiến mọi người giảm dần thính giác theo thời gian. Khi chúng ta sử dụng công nghệ như máy tính, trò chơi video hoặc TV, chúng ta thường không tập thể dục. Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều nghiên cứu liên kết việc lạm dụng các thiết bị kỹ thuật số để giảm mức độ tập thể dục và thể dục[8]. Ví dụ, trong một nghiên cứu gần đây bao gồm các sinh viên đại học ở Thái Lan, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những sinh viên bị nghiện điện thoại thông minh tham gia vào hoạt động thể chất ít hơn so với những người kiểm duyệt việc sử dụng của họ. Theo logic, dành nhiều thời gian hơn trên ghế dài và xem TV hoặc chơi trò chơi video sẽ giảm thời gian bạn hoạt động. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa béo phì và chơi game có liên quan mật thiết đến tăng cân ở người lớn, với việc tiếp xúc với ánh sáng xanh không tự nhiên từ TV và các thiết bị thông minh có liên quan nhiều hơn đến béo phì[30].
Bối cảnh học tập[sửa]
- Tích cực[8]:
- Nhiều phương thức học tập thay thế: Giảng viên có thể sử dụng các phương pháp, phương tiện và kĩ thuật dạy học hiện đại áp dụng vào hoạt động giảng dạy của mình. Hiện nay, trên thế giới, các nhà khoa học giáo dục đã xây dựng trên 200 phần mềm dạy học hiện đại, đây là một kho phần mềm tiện ích giúp giảng viên tìm hiểu, vận dụng và linh hoạt sử dụng trong giảng dạy để tạo ra hiệu quả giáo dục tốt nhất.[30]
- Các hoạt động học tập có tính tương tác
- Cơ hội học tập cộng tác trực tuyến: Diễn đàn thảo luận trực tuyến đã xuất hiện từ những năm 1970, nhưng chỉ thật sự phát triển mạnh khi WorldWide Web được phát minh vào những năm 1990, kết hợp với tốc độ truy cập Internet cao và hệ thống quản lý học tập phát triển.[31]
- Rèn luyện kỹ năng số tại nơi làm việc
- Tăng khả năng tiếp cận việc học: Học sinh có thể sử dụng máy tính bảng hoặc máy tính xách tay để tìm hướng dẫn bài tập về nhà, đọc sách điện tử và chia sẻ thông tin quan trọng với gia đình, làm việc trên các dự án độc lập, nghiên cứu các chủ đề mà họ quan tâm và kết nối với các chuyên gia môn học.
- Học kỹ năng số cho các công việc mới/chuyển ngành
- Đánh giá và phản hồi có tính tương tác cao: Các công nghệ đa phương tiện giúp cho việc phản hồi đầy đủ và cá nhân hơn để phù hợp với sự đa dạng về kỹ năng và tính cách của người học được thể hiện qua các bài tập liên quan như hồ sơ điện tử, blog và wiki.
- Tiêu cực[8]:
- Quá tải công nghệ số: Các nghiên cứu do Madigan tiến hành đã phân tích số lượng và chất lượng giáo dục của thời gian sử dụng màn hình điện tử - bao gồm truyền hình, máy tính, máy tính bảng và phần mềm điện thoại - đã được tiêu thụ bởi gần 19.000 trẻ em dưới 12.[32]
- Thiếu hụt kỹ năng số
- Tác động tiêu cực từ các hoạt động cộng tác trực tuyến bắt buộc: Tại bang Ontario khi tất cả học sinh trung học được yêu cầu phải hoàn thành bốn khóa học trực tuyến để lấy bằng tốt nghiệp trung học. Một khảo sát được tiến hành cho thấy khoảng 25 phần trăm sinh viên nói họ gặp khó khăn khi liên hệ với giáo viên khi cần và 35 phần trăm nói rằng họ gặp khó khăn khi sử dụng phần mềm học tập điện tử. 30 phần trăm cho biết họ gặp khó khăn trong việc hiểu các bài học và 60 phần trăm cho biết nhu cầu học tập của họ không được đáp ứng.[33]
- Mất thời gian để thích nghi với công nghệ mới
- Sử dụng công nghệ không phù hợp: có thể cản trở việc học tập, ví dụ, nếu sinh viên dành phần lớn thời gian để chọn phông chữ và màu sắc cho các bài báo cáo đa phương tiện thay vì lập kế hoạch, và lên ý tưởng. Và sinh viên có thể lãng phí rất nhiều thời gian để lướt Internet.[34]
Bối cảnh công việc[sửa]
- Tích cực:
- Cải thiện giao tiếp và hợp tác toàn cầu: Các công cụ như email, Skype, Slack và nhiều công cụ khác giúp các nhóm và cá nhân thực dễ dàng liên lạc với nhau bất cứ lúc nào, thông qua văn bản, âm thanh hoặc thậm chí là video. Các phần mềm có thể sử dụng để thực hiện các cuộc thảo luận, kèm theo chia sẻ màn hình và trò chuyện video. Vì vậy, bất kể các thành viên ở đâu trên thế giới, quy trình làm việc vẫn được duy trì liên tục và trơn tru.[35]
- Công cụ khiến mọi việc dễ dàng hơn
- Làm việc linh hoạt: Theo một khảo sát với những nhân viên phải làm việc từ xa ở Mỹ, khoảng 91 phần trăm những người làm việc tại nhà cảm thấy rằng họ làm việc hiệu quả hơn so với khi họ làm trong văn phòng.[35]
- Liên kết vào các mạng lưới chuyên gia
- Công cụ giúp quản lý khối lượng công việc: có một loạt các công cụ có sẵn giúp quản lý khối lượng công việc như Wunderlist, Any.do, Asana, Trello, Evernote, Dropbox....[36]
- Tạo các hồ sơ chuyên nghiệp trực tuyến: Theo một khảo sát quốc gia về các nhà quản lý tuyển dụng và các chuyên gia nhân sự, 84% các tổ chức sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để tuyển dụng. Mọi thứ mà người dùng đăng trực tuyến đều có thể đóng vai trò trong việc xây dựng danh tiếng tổng thể của họ.[37]
- Tiêu cực:
- Quá tải công nghệ số
- Công thái học: Theo một nghiên cứu, gần một nửa (50%) số người được hỏi có màn hình đối diện với cửa sổ mà không có rèm phù hợp, 42% với góc nghiêng màn hình dưới 10 độ và đa số (76%) màn hình quan sát ở hoặc ngang tầm mắt. Hầu hết (70%) công nhân thừa nhận không có kiến thức về công thái học, 100% lưu ý rằng họ không có bất kỳ đánh giá công thái học nào về không gian làm việc của họ. Đau cổ, lưng và vai đã được báo cáo bởi 85% số người được hỏi trong khi 73% phàn nàn về mỏi mắt.[38]
- Luôn phải có mặt (truy cập 24h/ngày)
- Sự thay đổi trong vai trò, công việc: Một số công việc có nguy cơ bị thay thế bởi máy móc. Một số khác đang dần chuyển đổi và nhiều cơ hội việc làm mới đang xuất hiện. Việc sử dụng máy tính đã thay đổi nhiêu tính chất công việc.[39]
- Các tác vụ tự động hoá
Nguồn gốc[sửa]
Tháng 5/2018, Sameer Samat - Chủ tịch vụ trách quản lý sản phẩm cho Android và Google Play giới thiệu một sáng kiến mới tên Phúc lợi kỹ thuật số tại hội nghị phát triển hàng năm, Google I/O.[40] Theo Google, Phúc lợi kỹ thuật số là xây dựng và duy trì mối quan hệ lành mạnh với công nghệ. Nó là cách mà công nghệ phục vụ con người, giúp họ đạt được mục đích, hơn là làm họ phân tâm, gián đoạn công việc. Kiểm soát được công nghệ giúp con người có thể sử dụng toàn bộ tiềm năng và tận dụng lợi ích từ nó.[41]
Sameer Samat nhận ra vấn đề khi đang tận hưởng kỳ nghỉ cùng vợ. Trong suốt kỳ nghỉ, vợ của Samat đã khóa điện thoại của ông trong tủ. Bà yêu cầu ông không sử dụng điện thoại trong vòng 7 ngày tại kỳ nghỉ. Ban đầu, ông rất tức giận, nhưng dần cơn giận của ông đã nguôi đi sau vài tiếng. Ông cảm thấy nhẹ nhõm hẳn. Không còn bị chiếc điện thoại làm phân tâm, ông có thể thư giãn và tận hưởng kỳ nghỉ của mình. Điều này cho thấy kể cả người đứng đầu Android - hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất thế giới, còn nghĩ điện thoại thông minh đem lại nhiều ảnh hưởng xấu.
Xuất phát điểm của phúc lợi kỹ thuật số không phải từ Sameer Samat mà là từ Tristan Harris, một quản lý sản phẩm trẻ tuổi của Google. Năm 2012, khi anh đang phát triển ứng dụng Google’s Inbox, sau một thời gian anh ngày càng giảm nhu cầu đối với công nghệ. Mọi thông báo của Inbox từ điện thoại khiến anh xao nhãng, không tập trung làm việc, thậm chí lãng phí thời gian vào những việc không cần thiết như lướt mạng xã hội.
Sau khi trở về từ lễ hội Burning man, anh đã nhận ra: Các ứng dụng công nghệ này không được thiết kế dành cho điều con người quan tâm nhất trong tâm trí. Harris đã trình bày nghiên cứu của mình về vấn đề này, có tên "Call to Minimize Distraction & Respect Users’ Attention." Nghiên cứu của anh trở nên nổi tiếng tại Google và đến cả Larry Page - CEO của Google lúc bấy giờ cũng chú ý đến. Larry đã giao cho anh chức vụ hoàn toàn mới, chưa từng có ở Google là nhà đạo đức học thiết kế (Design Ethicist) - chuyên gia về cách thức công nghệ khống chế những điểm yếu trong tâm lý của con người. Công việc chính của anh là thiết kế những công cụ, nguyên lý, và quy luật giúp bảo vệ suy nghĩ của người dùng khỏi sự khống chế khó nhận biết này. Anh nhận ra anh có thể làm việc về vấn đề này hiệu quả hơn khi ở bên ngoài Google. Vào năm 2016, Harris rời Google để phát triển một tổ chức phi lợi nhuận để giải quyết vấn về lãng phí thời gian khi thiết bị công nghệ cao có tên "Time Well Spent".[42]
Tác dụng của phúc lợi kỹ thuật số[sửa]
- Phúc lợi kỹ thuật số giúp con người kiểm soát được công dụng của các thiết bị thông minh và đặt ra một ranh giới để thiết lập ra không gian và thời gian sống thật. Bản chất công nghệ không xấu, quan trọng là con người biết sử dụng đúng cách và không quá phụ thuộc vào nó. Có nhiều lợi ích khi có mối quan hệ cân bằng với công nghệ (GG).
- Phúc lợi kỹ thuật số giúp giảm thời gian sử dụng thiết bị công nghệ cao nhưng tận dụng nó một cách hiệu quả và có ý nghĩa. Rời xa công nghệ một chút giúp con người gần gũi với bản thân và cảm xúc của họ. Giấc ngủ sẽ được đảm bảo, ít gặp căng thẳng, lo âu, giảm khả năng mắc những bệnh về tâm lý.
- Phúc lợi kỹ thuật số giúp con người tập trung hơn. Điều này sẽ làm tăng xuất lao động và làm việc hiệu quả hơn. Nhận định về phương thức làm việc đa nhiệm giúp làm việc hiệu quả thì khá sai lầm. Con người sẽ không tập trung khi chuyển từ màn hình này sang màn hình khác. Nhận ra được lượng thông báo từ thiết bị thông minh dễ gây xao nhãng khi làm việc. Mỗi lần bị phân tâm từ các thông báo thì con người mất hơn 20 phút mới có thể tập trung trở lại. Việc để người dùng có cơ hội thư giãn, tránh xa công nghệ một thời gian là thật sự quan trọng, nó giúp họ làm việc hiệu quả hơn khi trở lại làm việc trong môi trường số.
- Phúc lợi kỹ thuật số giúp con người củng cố mối quan hệ, dù là quan hệ công việc hay quan hệ cá nhân. Việc không lạm dùng công nghệ sẽ giúp con người thể hiện sự quan tâm và kết nối với đối phương hơn. Điều này giúp người đối diện cảm thấy được chú ý và tôn trọng.[41]
Giải pháp cải thiện[sửa]
Cá nhân[sửa]
Các công dân kỹ thuật số (Digital Citizen) có thể áp dụng một số phương pháp để tối ưu hóa phúc lợi ký thuật số (digital wellbeing)[43]
- Giới hạn thời gian nhìn màn hình thiết bị trong một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày hay mỗi tuần. Áp dụng các phương pháp giúp giảm mỏi mắt khi nhìn thiết bị thường xuyên như chế độ tối (dark mode), điều chỉnh độ sáng (brightness) và độ tương phản (display contrast) để điều chỉnh màn hình phù hợp theo từng thời điểm khác nhau. Tăng kích cỡ chữ văn bản và điều chỉnh độ phân giải để có thể nhìn mọi thứ dễ dàng hơn mà không cần quá tập trung và căng thẳng. Phân chia thời gian để mắt được nghỉ ngơi hợp lý, không bị áp lực quá nhiều và giữ khoảng cách tối ưu giữa mắt và màn hình.
- Nhận thức về các tác động sức khỏe tâm lý không lường trước của các công cụ số hoá. Một ví dụ gây hại đến sức khoẻ tâm lý là hành vi lướt newfeed không kiểm soát trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook và Instagram. Điều này dẫn đến hiện tượng nghiện internet có thể dẫn đến các tác động như làm tăng mức độ rối loạn lo âu, rối loạn tăng động giảm chú ý, trầm cảm, quản lý thời gian kém và bốc đồng.
- Quản lý khối lượng công việc kỹ thuật số. Mặc dù công nghệ có thể giúp cải thiện hiệu quả nhưng nó có thể tạo ra những kỳ vọng không thực tế rằng hỗ trợ sẽ có sẵn 24/7 và dẫn đến tình trạng căng thẳng. Có thể tìm hiểu cách sử dụng các công cụ kỹ thuật số hiệu quả hơn và làm quen với phương pháp tiếp cận có thể giúp quản lý công việc tốt hơn và tránh phiền nhiễu.
- Sử dụng thiết bị kỹ thuật số, công cụ, dịch vụ và nội dung một cách an toàn. Điều này sẽ giúp duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần gồm việc đảm bảo rằng môi trường làm việc và học tập được thiết kế công thái học và tuân thủ các yêu cầu về sức khỏe, đảm bảo rằng các tương tác kỹ thuật số không có tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần.
- Tăng cường các hoạt động rèn luyện thể chất và chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Nhiều thiết bị công nghệ đã được phát triển để giúp quản lý hoạt động tập thể dục, báo cáo số bước đi hàng ngày, theo dõi nhịp tim và chế độ ăn uống...
- Xây dựng giấc ngủ lành mạnh, đặc biệt đối với người có thói quen sử dụng thiết bị trước khi đi ngủ bằng cách cài đặt thiết bị để tắt một số tính năng nhất định khi đến giờ đi ngủ hoặc thay đổi độ tương phản màn hình, chuyển sang chế độ ban đêm (night mode) để giảm mỏi mắt, tính năng nhắc nhở người dùng đi ngủ vào một thời điểm nhất định.[44]
Tổ chức[sửa]
- Ngắt kết nối với màn hình và thiết bị để thực sự thư giãn trong thời gian nghỉ
- Không khuyến khích nhân viên làm việc trong khi đi nghỉ. Trân trọng thời gian nghỉ ngơi của nhân viên bằng cách không liên lạc hay mong đợi nhân viên sẽ phản hồi tin nhắn về công việc trong kỳ nghỉ.
- Giúp nhân viên tạo ra các khoản dự phòng để công việc của họ có thể được đảm bảo khi họ không có mặt. Có nhiều hình thức để thực hiện việc này nhưng thường đòi hỏi một cách tiếp cận chủ động từ tổ chức. Khuyến khích nhân viên đảm bảo rằng sẽ có người luôn cập nhật công việc của họ để tham gia giải quyết khi cần thiết với sự gián đoạn tối thiểu. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy ít bắt buộc phải quay lại làm việc ngay khi họ cần phải làm việc khác, như đi nghỉ mát hoặc hồi phục sau khi bị bệnh hoặc bị thương mà thật sự tận hưởng để quay lại làm việc tốt hơn.
- Xem xét thực hiện các phương pháp để ngăn cản làm việc sau giờ làm khi có thể. Một số tổ chức thậm chí giảm hoặc loại bỏ thư điện tử (email) sau giờ làm việc bằng cách ngăn máy chủ gửi chúng để nhân viên giảm đi cảm giác cần phải làm việc 24/7 và sử dụng thời gian làm việc chính thức năng suất hơn.[45]
- Sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để tối ưu hóa các hệ thống làm việc và tăng khả năng tập trung
- Sử dụng các nền tảng email tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để sắp xếp các hộp thư theo thứ tự ưu tiên mà không cần sự trợ giúp của con người. Nó cũng có thể đồng bộ hóa với tất cả các thiết bị và lưu mọi thông tin tại không gian trung tâm có thể truy cập được ở mọi nơi. Phương pháp này giúp tối ưu hóa công việc và loại bỏ thông tin không cần thiết ra khỏi quy trình để dành thời gian cho những việc quan trọng hơn.
- Cân nhắc cho phép hoặc khuyến khích nhân viên cài đặt các ứng dụng đo lường thời gian sử dụng hoặc thời gian tiếp xúc trên màn hình thiết bị. Việc nhận thức được thời gian sử dụng sẽ giúp người dùng điều chỉnh hành vi và hướng tới những thói quen lành mạnh. Điều quan trọng là các tổ chức không nên sử dụng những công cụ này như một hình thức giám sát mà thay vào đó cung cấp hoặc cho phép nhân viên sử dụng để tự quản lý tốt thời gian.[46]
- Sử dụng công nghệ để cải thiện sức khỏe tổng thể nhân viên
- Kết hợp sử dụng các ứng dụng thể dục hoặc các ứng dụng theo dõi khác vào các chương trình chăm sóc sức khỏe của nhân viên cho phép họ dễ dàng theo dõi tiến trình trên bất kỳ chương trình nào họ đang thực hiện.
- Cân nhắc việc cung cấp cho nhân viên các ứng dụng, thiết bị đeo hoặc máy theo dõi vận động như một lợi ích sức khỏe để hoàn thành chương trình nâng cao thể chất. Ví dụ, chúng có thể gửi thông báo nhắc nhở để nhân viên đứng lên khỏi bàn làm việc rời khỏi màn hình để di chuyển và quay lại làm việc năng suất hơn.[45]
Công cụ[sửa]
- Bảng điều khiển được tích hợp vào hệ điều hành Android như Digital Wellbeing, hoặc IOS như Screentime giúp người dùng biết được thời gian sử dụng bao lâu. Ngoài ra, còn có phần mềm quản lý thời gian dành cho các thiết bị và website như Mind The Time, RescueTime, Moment…. giúp theo dõi số giờ người dùng dành cho các ứng dụng hoặc trang web.
- Trình chặn trang web cho phép người dùng chặn một số trang web, mọi lúc hoặc trong các khoảng thời gian nhất định để giảm sự phân tâm và tăng hiệu quả làm việc. Một số ví dụ có thể kể đến như Cold Turkey, Isolator là những công cụ chặn tất cả các cửa sổ ngoại trừ cửa sổ mà người dùng hiện đang làm việc.
- Phần mềm vô hiệu hóa các chức năng được cài đặt sẵn trong các thiết bị. Ví dụ, trình duyệt LeechBlock cho phép người dùng chặn quyền truy cập vào các trang web có thể gây xao nhãng hoặc làm giảm hiệu quả làm việc. Ứng dụng Freedom chặn truy cập internet hoàn toàn trong một khoảng thời gian nhất định. Pause đã xây dựng bộ sạc điện thoại không dây và chỉ hoạt động khi điện thoại được đặt xuống, điều này buộc người dùng phải nghỉ ngơi trong quá trình sạc điện thoại và giảm thời gian dùng. Google Shush là một tính năng chuyển thiết bị sang chế độ "không làm phiền" bất cứ khi nào được đặt xuống; Bedtime Mode là một tính năng chuyển màn hình sang màu xám vào giờ đi ngủ được chỉ định[43].
Xem thêm[sửa]
Ghi chú[sửa]
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ 2,0 2,1 2,2 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ 3,0 3,1 3,2 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ 8,0 8,1 8,2 8,3 8,4 8,5 8,6 8,7 8,8 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Miller, Christa (30 tháng 4 năm 2009). "High-Tech Stalking". Law Enforcement Technology. Officer.com. truy cập 21 tháng 5 năm 2020
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Cathy O’Neil, (6 tháng 9 năm 2016). Weapons of math destruction: How big data increases inequality and threatens democracy. Broadway Books
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ 25,0 25,1 25,2 25,3 25,4 25,5 25,6 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ 30,0 30,1 Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 94-97
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ 35,0 35,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ 41,0 41,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ 43,0 43,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ 45,0 45,1 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
Liên kết ngoài[sửa]
Cyberbullying (mối đe dọa trực tuyến) là gì?
Android’s Digital Wellbeing swaps ‘Wind Down’ for ‘Bedtime Mode,’ rolling out
Mô hình PERMA – Phát triển bản thân và tìm thấy hạnh phúc
Đọc thêm[sửa]
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT NAM: HÀM Ý ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
This article "Phúc lợi kỹ thuật số" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Phúc lợi kỹ thuật số. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.