Phạm Duy Nghĩa
Lỗi Lua trong package.lua tại dòng 80: module 'Mô đun:Message box/configuration' not found.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Unsubst”.
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Infobox”.
Phạm Duy Nghĩa (sinh năm 1973) là nhà văn người Việt Nam. Ông là tiến sĩ văn học, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và hiện là Phó Tổng biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Phạm Duy Nghĩa được biết đến là một cây bút truyện ngắn có thành tựu[1] và là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại viết về miền núi.[2]
Ngoài văn xuôi là lĩnh vực chính, ông còn làm thơ và viết nghiên cứu phê bình văn học.[3]
Tiểu sử[sửa]
Phạm Duy Nghĩa sinh ngày 11 tháng 1 năm 1973 tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Nguyên quán của ông thuộc huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình có bố mẹ và hầu hết các chị em gái đều là giáo viên.
Tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, ông lên tỉnh Lào Cai công tác. Từ 1996 đến 2007, ông là giảng viên ngữ văn của trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lào Cai. Trong thời gian này, ông được cơ quan cử đi học cao học tại Đại học Sư phạm Hà Nội và làm nghiên cứu sinh tại Viện Văn học.
Năm 2008, ông chuyển về Hà Nội, làm biên tập viên tại Tạp chí Văn nghệ quân đội. Từ 2010 ông làm Trưởng ban Lí luận phê bình và từ 2019 làm Phó Tổng biên tập phụ trách chuyên môn của Tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Chi hội Nhà văn quân đội nhiệm kì 2020-2025.
Phạm Duy Nghĩa được văn đàn biết tới từ giải Nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2003-2004 với truyện ngắn Cơn mưa hoa mận trắng (đã được dịch in tại Mĩ, Nga, Trung Quốc). Tác phẩm của ông sớm trở thành đối tượng nghiên cứu của các luận văn thạc sĩ văn học. Ông là cây bút có đóng góp ở cả hai lĩnh vực sáng tác và nghiên cứu phê bình cho mảng văn xuôi viết về miền núi.[2]
Ngoài công việc làm báo, viết văn, Phạm Duy Nghĩa còn tham gia giảng dạy tại một số trường đại học và viết cho sách giáo khoa, sách tham khảo cho học sinh phổ thông. Tác phẩm của ông được in trong sách Tiếng Việt 3 tập 2, bộ Chân trời sáng tạo (Nxb Giáo dục Việt Nam, 2022).
Tác phẩm[sửa]
Văn xuôi[sửa]
- Tiếng gọi lưng chừng dốc (tập truyện ngắn - Nxb Văn học, 2002)
- Cơn mưa hoa mận trắng (tập truyện ngắn - Nxb Thanh niên, 2006)
- Đường về xa lắm (tập truyện ngắn - Nxb Công an nhân dân, 2007)
- 12 truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa (tập truyện ngắn - Nxb Lao động, 2010)
- Truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa (tập truyện ngắn - Nxb Văn học, 2010)
- Vệt sáng trên ban công (tập truyện ngắn - Nxb Quân đội nhân dân, 2010)
Nghiên cứu[sửa]
- Nhà văn Nguyễn Minh Châu và cảm hứng nhân văn (chuyên luận - Nxb Hội Nhà văn, 2006)
- Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi (chuyên luận - Nxb Văn hóa dân tộc, 2012; tái bản 2020)
Thơ[sửa]
- Cho vĩnh cửu mùa thu (tập thơ - Nxb Văn học, 2021)
Giải thưởng[sửa]
- Giải Nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) 2003-2004
- Giải thưởng Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 2006
- Giải thưởng Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 2012
- Tặng thưởng Hội đồng Lí luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương 2010-2012
- Tặng thưởng Hội đồng Lí luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương 2015
Nhận xét[sửa]
- Nhà văn Ma Văn Kháng: "Nhà văn Phạm Duy Nghĩa là một tài năng văn xuôi thật sự. Nhưng anh đâu phải chỉ là một nhà văn. Xuất thân anh còn là một thầy giáo giảng dạy văn học. Nhiều năm trước đây anh đã dạy văn ở trường Cao đẳng Sư phạm Lao Cai. Và tôi từ rất lâu nay thực sự là vẫn bị ám ảnh bởi câu nói sau đây của Ben Jonson, một nhà thơ lớn ở thế kỉ XVI: “Thẩm định văn chương là việc khó. Không có kinh nghiệm nghệ thuật thì làm việc đó không khác gì gãi ngứa ngoài giầy. Chỉ có thi sĩ, không phải là tất cả mà là những thi sĩ vào hạng ưu tú mới đủ bản lĩnh phê bình thi sĩ thôi”. Ý tưởng này có phần cực đoan, chắc chắn rồi! Tuy vậy, tôi vẫn cần phải nói rằng, trong chuyên luận này của nhà văn Phạm Duy Nghĩa, cũng như trong cuốn sách nghiên cứu trước đây của anh về Nguyễn Minh Châu, có những dấu tích của một tài năng văn xuôi đích thực. Ở đó có năng lực khám phá của một nội lực văn hóa, lí luận. Ở đó có sự trải nghiệm tinh tế của một ngòi bút sáng tác có thành tựu đặc sắc"[2]
- Nhà văn Sương Nguyệt Minh: "Đọc Phạm Duy Nghĩa tôi dễ liên tưởng đến cái lung linh, óng ánh, dịu dàng của Paustovsky, cái man mác, trong trẻo của Aitmatov, nhưng cũng cảm thấy cái nồng nàn, lọc lõi tinh đời của Ma Văn Kháng"[4]
- Nhà văn Hồ Anh Thái: "Truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa thường gợi nhớ vẻ đẹp trong văn học Đông Âu, nhưng bao trùm lên tất cả vẫn là phong vị miền núi phía Bắc"[5]
- PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp: "Phạm Duy Nghĩa im lặng viết về miền núi phía Bắc, Nguyễn Ngọc Tư lặng lẽ với những cánh đồng bất tận ở phương Nam, họ hiếm khi tuyên bố, trình diễn trên báo chí, nhưng khi xuất hiện, lập tức họ được thừa nhận là nhà văn. Mà là những nhà văn thực tài"[6]
- Nhà thơ Bình Nguyên Trang: "Với tôi, những câu chuyện của Phạm Duy Nghĩa đã làm được điều tuyệt vời này, là nó kéo mình đi, mình tự nguyện, thậm chí hạnh phúc với những vui buồn, bất an, dằn vặt bởi các nhân vật có mặt trong chuyến đi đã không ngừng "hành hạ" mình"[7]
- Nhà phê bình Bùi Việt Thắng: Truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa “thuộc loại văn đẹp, sâu lắng, trầm tĩnh, nhiều chất thơ. Ngòi bút của anh hướng nhiều về con người trong mối quan hệ với thiên nhiên”[8]
- Nhà văn Trương Anh Quốc: “Nhà văn Phạm Duy Nghĩa giành giải Nhất cuộc thi truyện ngắn tuần báo Văn nghệ năm 2003-2004 với Cơn mưa hoa mận trắng, báo hiệu một tài năng văn chương và nổi đình đám từ dạo đó. Không ít nhà văn tên tuổi từng viết nhiều về vùng cao Tây Bắc như Tô Hoài, Ma Văn Kháng… nhưng Tây Bắc của Phạm Duy Nghĩa vẫn mới lạ, cuốn hút và hừng hực sức sống”[9]
- Nhà văn, PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh: “Một số nhà nghiên cứu - phê bình văn học đã khẳng định truyện ngắn Sài thục là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Phạm Duy Nghĩa, còn vượt trội hơn so với tác phẩm Cơn mưa hoa mận trắng. Tôi lại nghĩ rằng đỉnh cao trong sáng tác của Phạm Duy Nghĩa vẫn còn ở phía trước. Trong dãy núi văn xuôi Việt Nam đương đại trùng điệp kia có một ngọn núi mờ sương của riêng anh, đã có hai đỉnh núi là Cơn mưa hoa mận trắng và Sài thục, nhưng đỉnh núi cao chất ngất nhất vẫn còn giấu mình trong mây trắng, âm thầm vẫy gọi cây bút tài hoa, tâm huyết của nhà văn trẻ giàu nội lực này”[10]
Tham khảo[sửa]
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ 2,0 2,1 2,2 Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
Liên kết ngoài[sửa]
- "Trò chuyện với nhà văn Phạm Duy Nghĩa". Kênh truyền hình Style TV. 2/6/2009. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2022.
- Mộc Anh (10/12/2010). "Những trang viết ám ảnh của Phạm Duy Nghĩa". Báo Sức khỏe & Đời sống. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2022.
- "Trò chuyện đầu xuân cùng nhà văn trẻ Phạm Duy Nghĩa". Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 5/2/2011. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2022.
- Dương Tử Thành (6/5/2011). "Phạm Duy Nghĩa: Cánh cửa đời tôi lúc nào cũng mở rộng". Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2022.
- Lương Nguyễn (21/6/2020). "TS. Phạm Duy Nghĩa: Báo chí và sứ mệnh phản ánh sự thật". Tạp chí Môi trường & Cuộc sống. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2022.
- Uông Triều (21/3/2021). "Phạm Duy Nghĩa, người độc thân Nhà số 4". Báo An ninh thế giới. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2022.
- "Tuổi thơ xưa trinh trắng mãi xa rồi". Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến Zing News. 11/5/2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2022.
- "Trang thơ Phạm Duy Nghĩa". Báo Quân đội nhân dân. 29/5/2021. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2022.
- Trang Thụy (4/6/2021). "Nhà văn Phạm Duy Nghĩa và lối tắt vào thơ". Báo Văn nghệ công an. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2022.
- Vũ Hà (16/8/2021). "Xao xác một vườn thơ". Báo Thời nay. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2022.
This article "Phạm Duy Nghĩa" is from Wikipedia. The list of its authors can be seen in its historical and/or the page Edithistory:Phạm Duy Nghĩa. Articles copied from Draft Namespace on Wikipedia could be seen on the Draft Namespace of Wikipedia and not main one.
This page exists already on Wikipedia. |