Thu Phương dưới góc nhìn của chuyên môn và báo chí là tập hợp gồm những nhận xét và đánh giá về giọng hát cũng như sự nghiệp của ca sĩ Thu Phương đến từ giới chuyên môn, đồng nghiệp và các nhà báo tại Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ kể từ năm 1986 cho đến nay. Ngoài ra cô còn xuất hiện trong hai tài liệu có giá trị học thuật cao của ngành phê bình âm nhạc Việt Nam là sách kỷ yếu “Các ngôi sao nhạc nhẹ Việt Nam – hội tụ và tỏa sáng”, trong đó tôn vinh 10 chân dung nghệ sĩ có đóng góp cho nhạc nhẹ Việt Nam trong 1 thập kỷ (1991-2001)[1]và tài liệu "Một cách nhìn biện chứng về nhạc nhẹ Việt Nam"[2]
"Trên thực tế, hoạt động sáng tạo và biểu diễn nhạc nhẹ Việt Nam trong suốt hơn hai thập kỷ qua, còn phong phú, sinh động hơn nhiều so với nhận thức của một đơn thể nghiên cứu - Đó là sự ra đời của các tác phẩm nhạc nhẹ quy mô như nhạc múa Dòng sông lửa của Cao Việt Bách - Trần Đình Quý; ca nhạc kịch Thạch Sanh của Đức Minh. Đó là sự hình thành các phong cách biểu diễn nhạc nhẹ ngày càng chuyên nghiệp hóa của Ái Vân, Lệ Quyên, Cẩm Vân, Ngọc Bích, Y’Moan… (thập kỷ 80), của Thanh Lam, Hồng Nhung, Thu Phương,…(thập kỷ 90). Đó là các giải thưởng dành cho ca sĩ Việt Nam trong các liên hoan nhạc nhẹ quốc tế.[3]"Thu Phương được đánh giá là một trong những giọng ca tiêu biểu có ảnh hưởng lớn của nhạc nhẹ Việt Nam thập niên 90 và hình thành một phong cách trình diễn chuyên nghiệp hóa. Đánh giá này trích từ tác phẩm lý luận âm nhạc Một cách nhìn biện chứng về nhạc nhẹ Việt Nam của tác giả Thân Văn Bình đoạt Giải thưởng Âm nhạc Việt Nam2003 do Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao tặng[4]
"Tiếng hát vỗ về những cơn khát còn sân khấu như con thuyền lớn làm người thưởng thức cũng chếnh choáng hệt đang đi trong giấc mơ đại dương...Người đàn bà đã hát như cuộc nhập hồn và lên đồng chứ không dừng lại mức độ thể hiện đưa âm thanh nấc nghẹn lên cuống họng. Nói như vậy để thấy mức độ khác nhau giữa người hát và ca sĩ. Ca sĩ càng chuyên nghiệp thì mỗi bài hát là một cuộc hóa thân chứ không phải trình diễn. Để khán giả tự đem về những mảnh vỡ của cảm xúc thủy tinh...Phải chăng vẫn cháy trong tâm hồn Phương một ngọn lửa lạnh?...Ngọn lửa lạnh âm thầm cháy đượm, bền bỉ và hạnh phúc.[5]"
"Thanh Lam, Thu Phương, Bằng Kiều, Tùng Dương, Tấn Minh họ là những nghệ sĩ có đẳng cấp nghệ thuật cao, họ luôn làm mới chính họ, mới và hay, giàu sức thuyết phục, chính những phẩm chất đầy sáng tạo ấy làm nên tên tuổi họ.[6]"
"Tôi còn nhớ kỉ niệm về Phương, khi Phương mới là ngôi sao mầm non của đoàn ca nhạc nhẹ Nhà hát Tuổi trẻ. Lúc đó tôi book tour cho Phương vào Sài Gòn hát nhưng hồi đó em còn rụt rè, khi tôi nói muốn trả tiền thu âm, em bảo chú trả bao nhiêu chú trả. Tôi nhìn và nhận ra được em sẽ thành ngôi sao trong tương lai. Và chỉ một năm sau, cái tên Thu Phương đốt cháy sân khấu Sài Gòn bằng hai bài nhạc quốc tế là Bang Bang và I want to spend my lifetime loving you, mang lại cho cô tên tuổi và danh tiếng. Một kỉ niệm vui nữa về Phương là trong show Nghe mưa (Bảo Chấn - Dương Thụ) năm 1997, tôi giao cho Phương là người đầu tiên hát bài Biển chờ. Khi nghe những câu đầu tiên “Tôi vẫn chờ…” nhưng chưa thấy ca sĩ xuất hiện, cả khán phóng ngạc nhiên. Sau đó tất cả mới ồ lên vì thực ra Phương được phân công đứng trên nóc nhà hát. Sau tiết mục đó cô đi xuống, khán giả vỗ tay không dứt. Đó là lần đầu tiên một danh ca được phân công đứng hát trên nóc Nhà hát Hòa Bình."
"Nhớ hồi khoảng năm 1986, chiều chiều tôi đi bộ từ 25 Trần Bình Trọng về phố Lò Đúc ăn cơm, hay rẽ qua Nhà hát Tuổi trẻ để thăm 3 cô học sinh nội trú là Thu Phương, Khánh Huyền, Lan Hương và mang những bản romance mới viết cho các cô bé hát.Khi đó Thu Phương gầy và cao, có lẽ do đói ăn...Sau này, khoảng năm 2000, tôi có nhờ Thu Phương hát hai bài hát cho phim truyền hình là bài "Tôi vẫn hát" và "Ngọn gió mùa xuân", Phương có thẩm âm và tiết tấu cực kỳ nhạy cảm.Bài "Tôi vẫn hát" trong phim "Kẻ không cầu may" khi đó được rất nhiều người thích vì dấu ấn của giọng hát Thu Phương đầy xúc cảm. Tiếc là Thu Phương đã không hát lại bài đó. Bài đó như được viết ra để dành cho Phương, sau này cũng có vài người hát nhưng không ai hát hay được như Thu Phương cả. Còn một kỷ niệm làm tôi nhớ mãi, đó là, khi thu thanh bài hát xong (ở studio trường Quân đội). Tôi loay hoay để mix bài hát thì Thu Phương về lúc nào không biết. Tôi chưa trả tiền thù lao cho em. Hôm sau tôi mang bài đã mix cho Phương nghe và xin lỗi vì hôm qua chưa đưa tiền thì Thu Phương nói: Em biết các anh là nhạc sĩ làm gì có tiền nên em về luôn chứ không phải quên, và Phương ko nhận tiền...Vậy mà "Bèo trôi sóng vỗ chốc 15 năm" rồi…"
"Nhiều người hỏi tôi, Thu Phương nằm ở đâu giữa các divas, ở vị trí nào trên bản đồ nhạc đại chúng Việt. Tôi trả lời chung ở đây, rằng Phương không tự vẽ bản đồ cho mình, nên bạn đặt em ở đâu cũng được. Một chấm nhỏ xíu. Một hình bóng mơ hồ. Sao cũng được. Chỗ của Phương, vị thế của em nằm ở chỗ khác: ở trong tim những người nghe nhạc nhiều thế hệ. Có lẽ mãi mãi, chất alto vừa đằm sâu ẩn ức vừa thơm ngát như những luồng sáng tỏa ra từ một chiếc đỉnh đồng đốt trầm, của em, vẫn còn ở thật vững trong trí nhớ thính giả. Mãi mãi.[8]"
“Năm 1996 nghe Thu Phương hát trong 1 đêm nhạc & tôi bị thu hút bởi chất giọng trầm thật tình cảm của cô. Ngay sau đó, tôi mời Thu Phương thu âm bài hát "Un-Break My Heart" với lời Việt do cố nhạc sĩ Đỗ Quang viết. Khi thu xong càng nghe càng thấy hay nên tôi mạo hiểm đưa hình của cô lên bìa CD luôn. Album nhanh chóng được khán giả đón nhận, lan tỏa khắp Việt Nam & tên tuổi của Thu Phương cũng trở thành hiện tượng vì nổi tiếng quá nhanh. Tuy nhiên, để có được giọng hát "thổn thức" lòng người, ngoài chất giọng đặc biệt trời cho, cô đã có quãng thời gian 10 năm biểu diễn hằng đêm tại Hà Nội để có được sự điêu luyện trong nghề nghiệp.”
"Tôi bất ngờ khi ca khúc "Đêm nằm mơ phố" tạo được thành công lớn khi nó được nhiều người yêu thích và chia sẻ trên các diễn đàn âm nhạc. Ngay cả ca khúc "Chưa bao giờ" với câu hát nổi tiếng "... quên được không những điều ta chưa bao giờ..." tuy rất hiếm được biểu diễn live trên sân khấu cũng đã được các ca sĩ trẻ hát lại không biết bao lần. Tôi sáng tác những ca khúc của mình rất tự nhiên và phụ thuộc hoàn toàn vào cảm xúc. Nhưng khi đưa cho Thu Phương hát thì tôi lại thấy hình như chúng thuộc về cô ấy.[9]"
"Người ca sĩ này là người thể hiện, vừa sáng tạo được ca khúc của nhạc sĩ vừa thể hiện được chất riêng của mình. Những vết thương tôi gửi gắm thì cô đều nhận ra. Cụ thể là trong bài hát của tôi thường có những chìa khóa, password, những bí mật chỉ thú vị với mình thì Thu Phương đều là người phát hiện điều ấy."[10]
"Phương căn bản có một chất giọng trầm khàn đặc biệt và đó là tố chất quan trọng của một giọng ca nổi tiếng. Bên cạnh đó, Phương rất có năng khiếu, là người nắm bắt rất nhanh các kỹ thuật thanh nhạc. Chỉ cần nghe một nghệ sĩ nước ngoài xử lý ca khúc, Phương có thể học ngay được cách xử lý, luyến láy đó của họ. Phương có một đặc điểm là lúc nào cũng hát rất chân thật bằng cảm xúc của mình.[11]
"Thời điểm ấy, Thanh Lam, Mỹ Linh, vợ chồng Thu Phương & Huy MC rồi các nhạc sĩ như Đỗ Bảo, Quốc Trung là những cái tên rất được biết đến ở vũ trường. Họ kiếm tiền bằng việc đi hát, đánh nhạc tại vũ trường cũng đủ cảm thấy sung túc. Nếu những người chạy sô đều đặn thì cũng phải được 50 đô/ ngày. Nên nhớ, vào thời điểm ấy, 1 dollar chỉ bằng khoảng 14, đến 15 ngàn tiền Việt.[12]"
"Âm nhạc của Thu Phương thì Dương Cầm cũng nghe từ rất lâu và cũng đã ngưỡng mộ chị từ rất là lâu. Qua đó thì mình cũng đã có những cái sợi dây về âm nhạc và thấu hiểu nhau từ trong những cái vô thức nào đó. Khi hai chị em kết hợp với nhau thì nó cũng cho ra những cái mới mẻ và những sự phá phách mới cho chính ca sĩ Thu Phương.[13]"
"Thu Phương là một “người đàn bà hát” kỳ lạ nhất tôi đã từng nghe. Người đàn bà kể chuyện nỗi buồn khách quan nhất, thông cảm nhất bằng giọng hát vô cùng tinh tế, từng trải và đầy nỗi niềm. Tôi thích “chất” đàn bà mà chị Thu Phương truyền tải qua âm nhạc của chị, một màu không thể trộn lẫn.[14]"
"Thời đó thì làm gì có người để mà định hướng cho mình. Em cứ tìm đi, hầu hết thời đó để tôi kể em nghe Thanh Lam, Hồng Nhung, Thu Phương, Lam Trường, Phương Thanh, Siu Black. Đúng sáu người, không có ai có hết.[15]"
"Giọng hát ấy có một sức hút khác, đó là sự trải nghiệm… Đủ để mỗi lần Phương cất giọng, là những lời ca bỗng dưng tha thiết. Đối với một nghệ sĩ, sự trải nghiệm như chất keo dính với đời sống và tự nó thắp sáng cho con đường nghệ thuật.[17]"
"Tôi với Thu Phương nhiều kỉ niệm lắm, lần đầu tiên tôi về Việt Nam và hát trong đoàn của Thu Phương và đó cũng là lần đầu tiên tôi nhận ra rằng đây là một giọng hát thực sự liêu trai, một giọng hát rất là thu hút, một điều gì đó lạ lắm ở cô ấy mà khiến cả đêm diễn của tôi, tôi có thể nhường cho Thu Phương hết ."
"' Chị Thu Phương là một đàn chị của em rồi. Hồi em vừa đi học và mới vào Sài Gòn, sau đó em nổi tiếng cũng giống như chị Thu Phương và em cũng nghe rất nhiều bài của chị ấy và chị ấy cũng có rất nhiều kinh nghiệm trong việc truyền đạt cho các thí sinh.Đó cũng là cơ hội rất tốt cho các bạn trẻ khi được gặp gỡ và làm việc với một bậc đàn chị có nhiều kinh nghiệm như vậy và một giọng hát hay nữa.[19].'"
"Với riêng Hà Anh Tuấn, Thu Phương là một đàn chị mà anh ngưỡng mộ. Thu Phương là một trong những giọng hát đẹp và cảm xúc hiếm có. Anh nể phục và kính trọng tình yêu đối với âm nhạc của giọng ca Hải Phòng. Anh tâm sự: "Sân khấu âm nhạc không dành cho những người giống nhau, nếu phải nói điểm chung thì chắc là cả Thu Phương và tôi đều tôn trọng đến cực đoan những không gian âm nhạc đậm chất tự sự.[20]"
"Chị Thu Phương là một người phụ nữ vô cùng tuyệt vời đối với em, là ông mặt trời của đời em. Thực sự là Tùng rất là hâm mộ giọng ca của chị Thu Phương và em cực kỳ thích "Không còn mùa thu".[22]"
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 : Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cho rằng Thu Phương là người thể hiện thành công nhất các sáng tác của ông và đánh giá “cô đã tạo ra một lối hát mới cho âm nhạc của ông”.[27]
Nhạc sĩ Nam Lộc : Nhạc sĩ Nam Lộc cũng dành những đánh giá tích cực cho Thu Phương và cho rằng cô “đã dung hòa được những giá trị của một ca sĩ sinh ra và lớn lên trong nước với cách thể hiện của ca sĩ hải ngoại”.[28]
Nhạc sĩ Lưu Thiên Hương : Ca sĩ Thu Phương là nghệ sỹ kỳ cựu, dày dạn kinh nghiệm trong nghề.[29]
Nhà báo Ngô Nguyệt Hữu : “Có thể nói không quá lời, Thu Phương chính là ngôi sao ca nhạc/giải trí đầu tiên của thập niên đổi mới (tại phía Bắc). Những gì cô thể hiện cách đây hơn 20 năm là cuộc canh tân thực sự về trình diễn sân khấu tại Việt Nam thời đó. Tức là máu lửa, là bốc, là sự giao thoa rất International của một ca sỹ Việt với những trào lưu đương đại của thế giới.”[31]
Đánh giá/nhận xét từ thầy cô, đồng nghiệp và giới báo chí[sửa]
Đánh giá/Nhận xét từ thầy cô, đồng nghiệp và giới báo chí
Phóng sự tài liệu về ảnh hưởng của tiếng hát Thu Phương đối với nền nhạc nhẹ đại chúng Việt Nam[sửa]
Phóng sự tài liệu về ảnh hưởng của tiếng hát Thu Phương đối với nền nhạc nhẹ đại chúng Việt Nam
Sách kỷ yếu “Các ngôi sao nhạc nhẹ Việt Nam – hội tụ và tỏa sáng”, trong đó tôn vinh 10 chân dung nghệ sĩ có đóng góp cho nhạc nhẹ Việt Nam trong 1 thập kỷ (1991-2001)[32]
Tài liệu "Một cách nhìn biện chứng về nhạc nhẹ Việt Nam"[33]